Câu hỏi:
Chị An Thanh (29 tuổi – Hồ Chí Minh) có hỏi: “Chào bác sĩ. Bố tôi vừa đi khám về được bác sĩ chẩn đoán là bị viêm gan B, tôi muốn hỏi Viêm gan B có lây không? Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào? Xin cảm ơn.”
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Sapiosexual là gì?
Trả lời:
Chào chị An Thanh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?
1. Viêm gan B có lây không?
Viêm gan B có lây không? Có, viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra và có thể lây từ người này sang người khác thông qua máu, chất nhầy đường hô hấp, nước tiểu và dịch cơ thể khác. Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như dao cạo, băng vải cũng có thể lây nhiễm. Việc tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh và giảm nguy cơ lây nhiễm.

- Đường từ mẹ sang con: Đây là một cách thức lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất. Mức độ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào nồng độ virus viêm gan B (HBV DNA) và tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ. Khả năng lây truyền cho con cao nếu mẹ có nồng độ HBV cao và HBeAg (+). Cụ thể nếu mẹ có HBeAg (+), trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Mẹ có HBeAg (-), tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32%. Tỷ lệ lây nhiễm cho con tăng lên từ 0% nếu HBVDNA của mẹ thấp hơn 10 5copies/ml đến 50% nếu HBVDNA của mẹ từ 10 9- 10 10copies/ml.
- Đường máu: Nếu da và niêm mạc của chúng ta bị xây xước mà tiếp tục với máu của người bị nhiễm bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao bởi trong máu có lượng HBV cao. HBV cũng có trong dịch âm đạo, sữa, tinh dịch, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, dịch mật, phân nhưng nồng độ rất thấp.
- Đường tình dục: Khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan siêu vi B, rất có khả năng bạn cũng bị nhiễm HBV vì virus có trong dịch tiết và xâm nhập vào cơ thể bạn.
- Sử dụng kim và ống tiêm nhiều lần: Việc truyền virus cũng có thể xảy ra qua việc sử dụng kim và ống tiêm lặp đi lặp lại trong môi trường chăm sóc sức khỏe hoặc giữa những người tiêm/chích ma túy.
- Nhiễm máu nhiễm bệnh: Khả năng nhiễm bệnh cũng là do phẫu thuật và nha khoa, qua hình xăm hoặc sử dụng dao cạo, các vật tương tự bị nhiễm máu nhiễm bệnh.
Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe
2. Phòng tránh bệnh viêm gan B bằng cách nào?
Phương pháp chủ động phòng ngừa khả năng mắc bệnh này là tiêm phòng vaccin viêm gan B. Một số đối tượng có cần phải ưu tiên tiêm phòng như: Có người thân dương tính với viêm gan B, nhân viên y tế, quan hệ tình dục đối với người dương tính viêm gan B, trước đây hoặc đang dùng ma túy, những người nhiễm virus viêm gan C, người mắc bệnh gan mạn tính, hoặc mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối…
Để tư vấn trực tiếp về Viêm gan B có lây không? Đặt câu hỏi với dược sĩ chúng tôi: nhathuocantam.org/oa – Hệ thống Nhà thuốc An Tâm – mang lại cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, niềm vui cho khách hàng và nhà thuốc.