Viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi và đối tượng. Bệnh gây ra tình trạng da phát ban, nổi sần, xung huyết, ngứa rát, nóng đỏ. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc (Tên tiếng anh: Contact dermatitis) là một dạng viêm da kích ứng thường gặp ở cả nam và nữ, trong mọi lứa tuổi. Tình trạng này bắt nguồn từ việc da tiếp xúc với chất gây kích ứng, dị ứng như hóa mỹ phẩm, thực phẩm gây dị ứng, nhiều khi do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 

Có 3 dạng viêm da tiếp xúc chính, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bệnh thường xảy ra khi da chạm vào các hóa chất hoặc phải qua một quá trình có ma sát dẫn tới kích ứng da. 
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Đây là phải ứng khi hệ thống miễn dịch cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Đây là tình trạng nặng, không được điều trị kịp thời gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, mưng mủ trong thời gian dài dẫn tới bội nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm da tiếp xúc ứng thường gặp ở những vị trí nào?

Tình trạng này thường xuất hiện ở những vị trí như:

  • Viêm da ở tay: Khi bị mắc bệnh, người bệnh thường thấy da vùng tay bị nổi nhiều sần đỏ, ngứa, đặt biệt ở vùng cánh tay, nóng tay và mu bàn tay.  
  • Dấu hiệu bệnh ở mặt: Vùng da mặt cũng là vị trí dễ mắc bệnh làm xuất hiện triệu chứng khô da, ửng đỏ, có mụn nước. Tuy nhiên nhiều người bệnh lại nhầm lẫn với triệu chứng bệnh về da khác nên điều trị không đúng cách. 
  • Viêm da cơ địa ở chân: Đây là vị trí dễ bị bệnh nhất, các triệu chứng thường là nổi mụn nước kèm theo cảm giác ngứa, bong tróc da ở vùng ngón chân, lòng bàn chân và cả quanh bắp chân.
  • Bộ phận sinh dục: Vùng kín là bộ phận ít chịu ảnh hưởng của các dị nguyên có trong môi trường. Tuy nhiên nó cũng có thể bị viêm da kích ứng tiếp xúc. Thói quen sai lầm trong sinh hoạt hằng ngày là nguyên nhân gây bệnh.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao?

Viêm da tiếp xúc có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và người lớn. Ở mỗi đối tượng, sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:

  • Ở trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu thường xuất hiện rất sớm, khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Một số triệu chứng biểu hiện như da khô và bong tróc vảy nhất ở vùng mặt, da đầu khiến trẻ cảm thấy khó chịu có phản ứng chà xát để giảm ngứa. Nếu mẹ không để ý và có hướng điều trị kịp thời sẽ rất dễ khiến bệnh tiến triển nặng gây ra nhiễm trùng da.
  • Trẻ em : Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ 2 tuổi với các dấu hiệu nổi bật như nổi phát ban trên những nếp gấp như khuỷu, khủy đầu gối. Vùng da bị bệnh trở nên dày hơn do cào gãi và có nhiều vết trầy xước trên da. 
  • Triệu chứng bệnh ở người lớn: Biểu hiện viêm da tiếp xúc ở người lớn thường xuất hiện ở khu vực tiếp xúc gây phản ứng với các dấu hiệu như phát ban trên da, da khô nứt nẻ, bong tróc vảy, nổi nhiều vết sưng mụn nước kèm theo cảm giác ngứa, sưng, nóng, khó chịu,…

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc

Da bị dị ứng với chất lạ như mỹ phẩm hoặc ánh nắng -Viêm da tiếp xúc là gì?
Da bị dị ứng với chất lạ như mỹ phẩm hoặc ánh nắng -Viêm da tiếp xúc là gì?

Bệnh thường xảy ra khi làn da tiếp xúc với các tác nhân kích ứng và dị ứng. Các tác nhân này thường đến từ môi trường sống và không gian làm việc của người bệnh.

  • Thể tiếp xúc dị ứng: Nước hoa, hóa chất mỹ phẩm, kim loại, đồ trang sức, găng tay cao su, dây đeo tay,…
  • Thể tiếp xúc kích ứng: Chất tẩy rửa, chất tẩy trắng, axit trong pin, bình xịt hơi cay, dầu lửa, xà phòng,…
  • Thể tiếp xúc ánh sáng: Nguyên nhân gây tình trạng này ngoài tác nhân ánh sáng ra thì cũng có thể do tiếp xúc trực tiếp với các tia có hại của ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, ở thể bội nhiễm, bệnh có thể phát triển khi vi khuẩn xâm nhập,…

Ngoài những yếu tố bên ngoài, bệnh còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:

  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị viêm da tiếp xúc thì tỷ lệ di truyền sang thế hệ con cháu lên đến 70%.
  • Yếu tố cơ địa: Với những người có cơ địa nhạy cảm, sẽ rất bị tổn thương khi bị các tác nhân như nấm, vi khuẩn tấn công.
  • Nguyên nhân viêm da tiếp xúc do hệ miễn dịch kém: Yếu tố này khiến sức đề kháng cơ thể kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, tỷ lệ mắc bệnh viêm da tăng cao.
  • Thực phẩm gây dị ứng: Hải sản, đậu phộng và các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá đều là nguyên nhân có thể gây bệnh bất cứ lúc nào.

Viêm da tiếp xúc có lây không, nguy hiểm không?

  • Các bác bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, đây là bệnh ngoài da không có khả năng lây nhiễm từ người ngày sang người khác. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc vào những chất gây dị ứng có liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch chứ không phải do vi khuẩn hay virus gây ra. 
  • Do vậy, các bạn không nên xa lánh người bệnh mà hãy chủ động chăm sóc sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường hệ miễn dịch tự phòng ngừa bệnh. 
  • Còn về vấn đề viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết tuy bệnh không nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng các triệu chứng bệnh thường khiến người bệnh khó chịu, nhất là phản ứng gãi khi ngứa có thể gây ra nhiễm trùng, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Do vậy, ngay khi phát hiện có dấu hiệu viêm da tiếp xúc, các bạn nên chủ động chữa trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da bằng cách khám da của bạn và hỏi xem bạn có tiếp xúc với vật chất nào có khả năng gây viêm không. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra độ dị ứng của da bằng cách để da bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ chất có thể gây kích ứng da và theo dõi vết phát ban trong vòng một tới hai ngày.

Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm da tiếp xúc?

Có thể sử dụng một số loại thuốc bôi và thuốc uống để làm giảm triệu chứng của bệnh
Có thể sử dụng một số loại thuốc bôi và thuốc uống để làm giảm triệu chứng của bệnh
  • Cách điều trị tốt nhất là tránh tiếp xúc. Ví dụ như tránh mua đồ hoặc chăn len nếu bạn nhạy cảm với các sản phẩm từ len và học cách nhận diện cây thường xuân độc. Bạn nhớ mang găng tay, mặc áo tay dài và quần dài để tránh tiếp xúc với cây và bất kỳ thứ gì đã chạm vào chúng.
  • Các biện pháp điều trị khác bao gồm thuốc kháng viêm (steroid) dạng đắp hoặc uống, thuốc kháng histamin (đối với bệnh ngứa) và phương pháp trị liệu miễn dịch để giảm thiểu phản ứng. Steroid (như prednisone) có thể được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc ở dạng kem và thuốc mỡ.
  • Lotion như calamine và tắm bằng bột yến mạch để giảm chảy mủ, mẩn ngứa có thể được dùng khi cần.
  • Phong cách sống và thói quen sinh hoạt khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da tiếp xúc?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Dùng thuốc steroid theo chỉ dẫn. Thuốc kháng histamin cũng có thể được dùng nếu cần và ngừng uống khi đã bớt ngứa.
  • Dùng lotion trị ngứa nếu cần nhưng tránh dùng trong vòng 1 tiếng đầu sau khi thoa steroid, kem hoặc thuốc mỡ để cho thuốc có thời gian thấm vào trước.
  • Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tập thể dục, nhưng phải hiểu da nóng và đổ mồ hôi sẽ gây ngứa nhiều hơn. Rửa và làm mát da nhanh chóng sau khi tập thể dục.
  • Dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da. Tránh kích thích da gây ra bởi chất khử mùi hoặc hương liệu trong xà phòng.
  • Rửa sạch da ngay lập tức với xà phòng và nước nếu bạn tiếp xúc với chất đã từng gây ra viêm da kích ứng.
  • Đến bệnh viện ngay nếu bạn bị sốt, ho, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy; nếu mẩn ngứa nặng hơn mặc dù đã điều trị hoặc nếu nổi thêm mẩn ngứa mới.
  • Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin tổng quan về viêm da tiếp xúc.

Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.

Nguồn uy tín: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAm_da_ti%E1%BA%BFp_x%C3%BAc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *