Viêm cột sống dính khớp là một loại bệnh viêm mạn tính kéo dài và thường gặp nhất ở nam giới trẻ. Nếu bạn đang thắc mắc về loại bệnh này, bệnh này có mang tính di truyền hay không? Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây, nhà thuốc An Tâm sẽ giải đáp các vấn đề về bệnh viêm cột sống dính khớp và cách điều trị bệnh này.

I. Viêm cột sống dính khớp là gì?
Viêm cột sống dính khớp thường có biểu hiện đặc trưng nhất là vôi hóa cột sống, lâu dần theo thời gian sẽ gây tình trạng dính khớp khiến cho cột sống mất đi khả năng di động. Đây là loại bệnh có tình trạng viêm mạn tính mà có thể khiến cho tư thế bệnh nhân bất thường (người gập về phía trước). Nếu bệnh này tác động tới các xương sườn khác trên cơ thể có thể làm bệnh nhân khó thở sâu.
Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm cột sống dính khớp nhưng loại bệnh này lại có yếu tố di truyền. Nếu bệnh nhân mang gen HLA-B27 có nguy cơ cao xuất hiện viêm cột sống dính khớp và tỉ lệ nam giới mắc bệnh này nhiều hơn nữ giới.

II. Phương pháp để chẩn đoán viêm cột sống dính khớp
Bệnh viêm cột sống dính khớp thường được chẩn đoán bằng ba phương pháp dưới đây:
- Chụp X Quang Cột sống thắt lưng và khớp cùng chậu.
- Xét nghiệm máu bao gồm: máu lắng, CRP, HLA-B27 và công thức máu hoặc tiêu chuẩn lâm sàng.
- Chụp MRI khung chậu (áp dụng ở một số bệnh nhân đặc biệt).
Đối với xét nghiệm Rheumatoid (RF) và kháng thể kháng nhân chỉ được làm nếu viêm khớp ngoại vi mà nghi ngờ chẩn đoán khác. Các allele HLA-B27 hiện diện trong 90% bệnh nhân viêm cột sống dính khớp da trắng nhưng cũng có trong 10% dân số nói chung tùy thuộc vào chủng tộc. Không có xét nghiệm nào là xét nghiệm chẩn đoán, kết quả xét nghiệm có thể nghi ngờ hoặc loại trừ những bệnh giống viêm cột sống dính khớp.
Nếu sau những xét nghiệm này, bệnh nhân vẫn còn nghi ngờ về bệnh viêm cột sống dính khớp thì nên chụp X Quang hoặc MRI cột sống thắt lưng và khớp vùng chậu. Bởi vì, biểu hiện viêm khớp vùng chậu có giá trị lớn hướng tới chẩn đoán.
Một số bệnh nhân cần chụp MRI khung chậu để tìm viêm khớp cùng chậu không thấy trên phim X Quang. Ở những bệnh nhân này, MRI cho thấy viêm xương hoặc xương bị bào mòn sớm.
Mặc dù, hiện đã có một số tiêu chuẩn chẩn đoán đối với bệnh nhân nghi ngờ viêm cột sống dính khớp. Trong đó, đánh giá bằng các tiêu chí của Hội viêm cột sống quốc tế (ASAS) 1, 2 thường được áp dụng. Chúng rất hữu ích khi dùng để chẩn đoán trong giai đoạn sớm của bệnh đặc biệt là những bệnh nhân không có viêm cột sống trên chẩn đoán hình ảnh. Tiêu chuẩn ASAS cho bệnh viêm cột sống dính khớp được áp dụng cho những bệnh nhân bị đau lưng từ 3 tháng trở lên và tuổi khởi phát nhỏ hơn 45.
Có thể chẩn đoán triệu chứng bằng hình ảnh theo ASAS hoặc các tiêu chuẩn lâm sàng. Để đáp ứng tiêu chí hình ảnh, bệnh nhân cần phải chụp X Quang hoặc MRI viêm khớp cùng chậu và có ít nhất 1 đặc điểm của viêm cột sống. Để đáp ứng tiêu chuẩn lâm sàng, bệnh nhân phải có HLA-B27 cộng với ít nhất 2 đặc điểm riêng của bệnh viêm cột sống.
Những thay đổi điển hình của viêm cột sống dính khớp có thể không nhìn thấy được bằng chụp X Quang. Tuy nhiên, MRI cho thấy những thay đổi sớm hơn nhưng không có đồng thuận về vai trò trong chẩn đoán thường quy do thiếu dữ liệu tiến cứu được kiểm chứng về ứng dụng chẩn đoán. Bệnh nhân nên chụp MRI khung chậu nếu nghi ngờ bị viêm cột sống.
Các đặc điểm cơ bản để phân biệt đau lưng kiểu viêm hoặc không do viêm bao gồm khởi phát dưới 40 năm hoặc khởi phát dần dần, cứng khớp buổi sáng, cải thiện khi vận động kéo dài từ 3 tháng trở lên trước khi bệnh nhân đi khám.
III. Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền hay không?

Với trường hợp bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp dương tính với HLA-B27 sẽ có tính di truyền. Một số nghiên cứu đã cho thấy trẻ nhỏ có bố hoặc mẹ mắc bệnh, đồng thời thừa hưởng yếu tố kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27 từ họ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao lên đến 20%.
IV. Bệnh viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm hay không?
Nếu không sớm được chẩn đoán và điều trị cũng như kiểm soát tốt những thương tổn do viêm bệnh nhân không chỉ ảnh hưởng đến các đốt sống mà bệnh này còn liên lụy đến nhiều khớp ngoại vi, thậm chí có cả cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hàng loạt hệ lụy nguy hiểm khác như:
1. Dính khớp và đốt sống
Cơ thể bệnh nhân sẽ thúc đẩy quá trình hình thành xương mới khi tình trạng viêm trở nặng. Sự hiện diện của những đoạn xương này sẽ làm thu hẹp khoảng cách giữa các khớp hoặc đốt sống và cuối cùng làm cho chúng dính lại với nhau. Khi đó, cột sống sẽ cứng lại và mất đi độ linh hoạt vốn có; đồng thời, có thể khiến người bệnh luôn trong tư thế gập người hoặc dẫn đến tình trạng “cột sống cây tre”.
Ngoài ra, nếu tình trạng dính cứng xảy ra ở khớp xương sườn và đốt sống, dung tích và chức năng của phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
2. Viêm màng bồ đào
Đây là dạng tổn thương phối hợp thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp với một số biểu hiện dễ nhận thấy như:
- Đau mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Mờ mắt
3. Nứt, gãy xương
Căn bệnh viêm mạn tính này có thể khiến xương mỏng dần ngay từ giai đoạn đầu. Điều này có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của tư thế khom lưng. Bởi vì, khi đó các đốt sống suy yếu rất dễ bị nứt, gãy.
Gãy xương sống có nguy cơ cao gây áp lực và tổn thương đến tủy sống cũng như các rễ thần kinh xung quanh. Từ đó, dẫn đến cơ thể bệnh nhân bị tàn phế hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina syndrome).
Tình trạng này không chỉ gây ngứa và tê ở chân hoặc bàn chân mà còn có thể gây rối loạn chức năng ruột và bàn chân nếu không được điều trị kịp thời.
4. Hệ lụy tim mạch
Trong một số trường hợp, tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến động mạch chủ và từ đó gây biến dạng van động mạch chủ ở tim. Đồng thời, còn làm suy giảm chức năng của cơ quan này.
V. Các phương pháp thông dụng để điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn cho bệnh viêm cột sống dính khớp. Mục tiêu điều trị chủ yếu hướng đến giảm đau, giảm cứng khớp, làm chậm lại và kiểm soát tối đa biến chứng xuất hiện, nhất là đối với biến chứng biến dạng ở cột sống. Đa phần các bệnh nhân vẫn đạt được mục tiêu điều trị này nếu được phát hiện và điều trị sớm trước khi xuất hiện những tổn thương không thể hồi phục.
Cụ thể, các phương pháp hiện nay được dùng trong điều trị bệnh này bao gồm:
1. Điều trị nội khoa
Điều trị bằng thuốc vẫn là phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp được sử dụng chủ yếu. Thuốc có tác dụng làm giảm đau, giảm viêm và giảm cứng khớp. Thuốc điều trị thường dùng để điều trị viêm cột sống dính khớp là thuốc chống viêm không Steroid. Mặc dù có tác dụng nhanh song thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ không tốt cho đường tiêu hóa của bệnh nhân.
2. Điều trị bằng vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng kết hợp với mục đích điều trị kéo dài bệnh viêm cột sống dính khớp. Phương pháp này mang lại nhiều tác dụng tốt như giảm đau, cải thiện vận động, tăng cường dẻo dai cho xương khớp,…

3. Điều trị bằng phẫu thuật
Hầu hết, bệnh nhân viêm cột sống dính khớp không cần phải phẫu thuật điều trị và việc phẫu thuật không thực sự đem lại nhiều kết quả tốt. Trường hợp, nếu phải phẫu thuật khi người bệnh bị đau hoặc tổn thương khớp nghiêm trọng và bắt buộc phải can thiệp phục hồi chấn thương hoặc thay khớp háng nhân tạo.
Tùy vào tình trạng bệnh được xác định dựa trên kết quả chẩn đoán và các triệu chứng để đáp ứng kết quả điều trị mà bác sĩ sẽ cân nhắc chọn phương pháp phù hợp. Bệnh nhân cần tin tưởng, tuân thủ điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất, kiểm soát được triệu chứng và tiến triển của bệnh.
VI. Các biến chứng do bệnh viêm cột sống dính khớp để lại
Viêm cột sống dính khớp nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đầy đủ. Tình trạng viêm kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau như:
- Nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
- Rối loạn hệ tiêu hóa
- Mệt mỏi kéo dài
- Loãng xương
- Khuyết tật thể chất hoặc tàn phế

Như vậy, viêm cột sống dính khớp có thể được coi là một loại bệnh khá nguy hiểm đối với những bệnh nhân mắc phải. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh viêm cột sống dính khớp. Theo dõi Nhà thuốc An Tâm để biết thêm những kiến thức và thông tin hữu ích để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.