Câu hỏi:
Chị Diệp Ngọc (27 tuổi – Hồ Chí Minh) có hỏi: “Chào bác sĩ. Tôi có thai được 6 tuần rồi khi đi khám bác sĩ bảo có túi ối sớm. Vậy, tử cung to hơn bình thường khi mang thai có sao không bác sĩ? Sự thay đổi có tử cung trong giai đoạn mang thai như thế nào?”
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Uống thuốc tránh thai hàng ngày có hại không?
Trả lời:
Chào chị Hồng Nhung, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến anh câu trả lời sau.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Hiv có chữa được không?
1. Tử cung to hơn bình thường khi mang thai có sao không?

Nguyên nhân khiến tử cung to lên có thể do những nguyên nhân:
- Sinh lý: khi mang thai bắt buộc kích thước tử cung phải tăng lên đặt em bé có một nơi an toàn cũng như thoải mái nhất nên việc to lên là bình thường.
- Bệnh lý: những bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hay nhân xơ tử cung thường có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng tử cung lớn hơn bình thường.
Nếu đi khám cũng chưa phát hiện gì bất thường và kích thước tử cung chỉ lớn hơn bình thường một chút nên cũng không cần quá lo lắng. Nên đi siêu âm lại sau 2-3 tuần nữa để đánh giá sự phát triển của thai, bên cạnh đó, cũng cần ăn chín uống sôi và có chế độ sinh hoạt hợp lý nhé.
Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe
2. Sự thay đổi của tử cung trong giai đoạn mang thai như thế nào?
Khi mang thai, chiều dài tử cung khi mang thai thay đổi rất nhiều. Khi thai nhi phát triển lớn, tử cung càng giãn rộng khiến vùng thắt lưng của mẹ bầu bị trũng xuống, làm hai phụ có cảm giác đau lưng. Vì vậy, các phụ nữ có thai hãy tập luyện thể dục thường xuyên nhẹ nhàng để cơ bụng chắc hơn, vùng thắt lưng thoải mái, tránh đau lưng. Mẹ bầu có thể kiểm tra lại vị trí tử cung vì tử cung sẽ trở về vị trí ban đầu sau khi sinh. 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Các bậc cha mẹ cần lưu ý để mẹ và bé khỏe mạnh:
- Hãy để ý dấu hiệu khi mang thai, ngộ độc thai nghén, hoặc ra máu trong thai kỳ.
- Khám thai lần đầu đúng và đủ, kịp thời, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
- Khám sàng lọc tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
- Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
- Trong 3 tháng đầu sàng lọc bệnh lý tuyến giáp tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.
Để được tư vấn trực tiếp về Tử cung to hơn bình thường khi mang thai có sao không? Bạn vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ. Quý đọc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.