Triệu chứng bệnh á sừng có biểu hiện như thế nào?

Câu hỏi:

Anh Quang Hiếu (31 tuổi – Hồ Chí Minh) có hỏi: “Chào bác sĩ. Gần đây tôi có xuất hiện tình trạng da dày và chai sần, có dấu hiệu nổi mụn nước và ngứa. Cho tôi hỏi: Có phải tôi bị bệnh á sừng, và nếu bị thì triệu chứng bệnh á sừng có biểu hiện như thế nào? Cách điều trị bệnh á sừng như thế nào? Xin cảm ơn.”

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Trả lời:

Chào anh Hiếu, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến anh câu trả lời sau.

1. Triệu chứng bệnh á sừng có biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng bệnh á sừng có biểu hiện như thế nào?
Triệu chứng bệnh á sừng có biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng bệnh á sừng, nếu ai đang mắc bệnh á sừng thường gặp các biểu hiện sau:

  • Vùng da chai sần và bệnh dày, có xuất hiện hiện tượng lan rộng ra những vùng da khác
  • Khi đến mùa hè, vùng da bệnh xuất hiện tình trạng nổi mụn nước, ngứa ngáy.
  • Với những người mắc bệnh á sừng, các móng tay chân có thể xuất hiện những lỗ nhỏ li ti, móng chuyển vàng và có thể tách ra khỏi nền móng.
  • Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện ở đầu ngón tay, kẽ tay, lòng bàn tay, và tương tự với bàn chân.
  • Triệu chứng bệnh á sừng có biểu hiện như thế nào? Vùng da tổn thương có thể bị nhiễm nấm, vi khuẩn.

Bên cạnh đó, bệnh á sừng không điều trị kịp thời sẽ càng chuyển biến nặng hơn nếu tiếp xúc với các hóa chất, tẩy rửa, bột giặt, các loại xăng dầu…vùng da đang nhiễm bệnh sẽ càng tổn thương hơn. Bệnh này có thể xảy ra ở bàn tay hoặc chân, hoặc có thể biểu hiện cùng lúc ở 2 nơi.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Trẻ sơ sinh 2 ngày không đi ngoài?

2. Cách điều trị bệnh á sừng như thế nào?

Triệu chứng bệnh á sừng có biểu hiện như thế nào? Người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu thăm khám, chăm sóc da để được điều trị tốt nhất. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là dùng thuốc để bôi vào vùng da bị tổn thương:

  • Thuốc làm mất lớp sừng, chống viêm: mỡ nizoral, griseofulvin, dẫn xuất imidazol. Nếu trường hợp nặng, có thể phải dùng corticoid, kháng histamin. 
  • Sử dụng các loại kem làm mềm lớp sừng, dưỡng ẩm.

Đồng thời, để kiểm soát tình trạng sức khỏe. người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Không chà xát mạnh, không bóc vảy da vùng da bị tổn thương nếu càng chà xát mạnh sẽ làm cho tình trạng tổn thương lớp á sừng bong tróc da càng trở nên nhiều hơn.
  • Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xăng dầu, hóa chất…. Hạn chế việc giặt giũ, lau rửa. Khi chế biến thức ăn, hạn chế tiếp xúc với gia vị như ớt, muối. Nếu bắt buộc phải làm những công việc này bạn nên mang găng tay. 
  • Vào mùa đông làn da tổn thương cũng trở nên nứt nẻ, thô ráp hơn. Vì vậy, luôn sử dụng kem dưỡng ẩm cho da. 
  • Cắt móng tay chân, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. 
  • Không ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ…
  • Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất thì nên thay đổi môi trường. 
  • Ăn rau quả tươi, rau xanh, rau ngót, các loại đậu, cam, bưởi, cà rốt nhằm tăng cường bổ sung vitamin C, E, D.
  • Không gãi vào dùng da bệnh vì có thể làm tổn thương tế bào da, đồng thời khiến vi khuẩn trong tay dễ dàng xâm nhập vào da.

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 0937542233. Quý độc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *