Vì sao trẻ nói nhiều nhưng không rõ?

Câu hỏi:

Chị Mai Anh (27 tuổi – Hà Nội) có hỏi: “Chào bác sĩ. Con trai tôi 4 tuổi, biết nói và nói cũng khá nhiều. Nhưng mỗi lần bé nói tôi không nghe rõ hoặc không nghe được. Tôi muốn hỏi: Nguyên nhân trẻ nói nhiều nhưng không  rõ? Biện pháp khắc phục bệnh này là gì? Xin cảm ơn!”

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Quả đậu biếc có ăn được không?

Trả lời:

Chào chị Mai Anh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.

1. Nguyên nhân trẻ nói nhiều nhưng không rõ?

trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ

Nguyên nhân bẩm sinh

Cấu tạo của đường phát âm bị, miệng tổn thương, đầy lưỡi hoặc lưỡi ngắn, hay các bệnh lý bẩm sinh: bệnh mắc tật chẻ vòm, môi hở hàm ếch, dẫn đến tình trạng trẻ nói nhiều không nghe rõ (nói ngọng). Bên cạnh đó, cấu tạo của thính giác có thể khiến trẻ nghe kém, không nghe rõ, hoặc không đủ vốn từ để sử dụng hay sử dụng nhưng sai lệch (do nghe sai) dẫn đến ngọng.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?

Nguyên nhân khác

Các bộ phận như lưỡi, lưỡi gà, hàm, răng, môi,… chưa được phát triển hoàn thiện khi còn bé. Vì vậy khi trẻ bắt đầu tập nói, đa số bị nói ngọng, phát âm không rõ ràng, sai. Khi trẻ lớn lên những biểu hiện này sẽ dần mất đi bởi các cơ quan này đã được hoàn thiện.

Nhiều bác sĩ có chuyên môn đánh giá, nếu trẻ ngậm núm vú giả nhiều, sẽ dẫn đến lưỡi bị thè ra ngoài nên theo thói quen, lưỡi trẻ thường đưa ra ngoài khi phát âm khiến âm phát ra bị lệch đi.

Trẻ học ngôn ngữ nhìn nói mà không theo các thông thường là nghe – nói, điển hình là khi xem tivi, cầm điện thoại, chơi game quá nhiều lúc này thính giác không được kích thích dẫn đến rối loạn phát âm và hay cáu bẳn.

Một trong những nguyên nhân nữa là thói quen sử dụng ngôn ngữ của người lớn có ảnh hưởng tới sự hình thành ngôn từ của trẻ nhỏ. Các người thân trong nhà như: ông, bà, bố mẹ, anh, chị, hàng xóm… bất cứ ai mà trẻ được tiếp xúc cùng đều được trẻ học theo. Nếu những người này nói ngọng, phát âm không chuẩn, thì khi nói theo trẻ cũng bị sai theo. 

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

2. Cách chữa trị tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ? 

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ: Bạn Có thể chữa nói ngọng cho trẻ ở nhà, điều quan trọng là cha mẹ cần kiên nhẫn. Và những chú ý khi chữa nói ngọng cho trẻ:

  • Không gây áp lực, căng thẳng cho trẻ, nên giữ cho bé một tinh thần thoải mái. 
  • Hướng dẫn bé cách đặt lưỡi, lấy hơi, và làm mẫu để con có thể học theo.
  • Các thành viên trong gia đình nên chú ý cách phát âm của, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người nói ngọng.
  • Cho bé vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp, như ở công viên nơi có đông người.
  • Dùng từ chuẩn khi trò chuyện hay hát cho bé nghe, bé sẽ bắt chước theo những gì bạn nói, hát.
  • Bạn nên nhắc lại những từ bé hay nói ngọng nhiều lần sao cho chuẩn, cho bé lặp lại.
  • Bạn không nên nói lại câu nói ngọng của bé đó, khiến bé không ý thức được rằng mình đã phát âm sai, bên cạnh đó khiến cho việc nói ngọng của bé nặng hơn.

Nếu chữa ở nhà tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ vẫn không giảm, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 0937542233. Quý độc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *