Câu hỏi:
Chị Lê Thanh (28 tuổi – Hồ Chí Minh) có hỏi: “Chào bác sĩ. Gần đây con gái tôi hay quấy khóc về đêm, cứ 2–3 tiếng là tỉnh dậy. Cho tôi hỏi: Biện pháp chữa cho trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc là gì? Các nguyên nhân nào làm trẻ ngủ không sâu giấc? Cảm ơn.”
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Mang thai 1 tháng có phá được không?
Trả lời:
Chào chị Thanh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.
1. Biện pháp chữa cho trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc là gì?

- Rèn cho trẻ phân biệt được ngày và đêm, đồng thời tạo thói quen ngủ tốt. Ban ngày cho ánh sáng vào phòng, không cần hạn chế tiếng ồn như máy giặt, tivi, người lớn nên dành thời gian chơi với bé nhiều hơn. Ban ngày, mẹ nên mở đèn ngủ hoặc ánh sáng dịu nhẹ, không gian yên tĩnh, đặc biệt không nên trò chuyện với bé để trẻ có tập trung ngủ.
- Không nên ẵm, bé trẻ, hoặc đu đưa trên võng và cho con ngủ vào một giờ cố định. Cần sắp xếp lịch ăn và bú cho trẻ để tránh quá đói hoặc quá no khi ngủ.
- Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bé phát triển. Nếu không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp làm cho trẻ thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa cân. Đây là việc ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.
- Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý đến các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Nên bổ sung các thực phẩm có chứa vi khoáng chất, lysine hoặc các vitamin như crom, kẽm, selen, vitamin nhóm B… mục đích hỗ trợ miễn dịch, tăng cường đề kháng và hạn chế gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Cây nhọ nồi chữa suy thận
2. Nguyên nhân làm trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc là gì?
Do bệnh lý
- Thiếu canxi dẫn đến còi xương là một trong những nguyên nhân làm giấc ngủ của trẻ bị rối loạn. Nếu thiếu các chất như Magie, kẽm cũng làm cho trẻ khó ngủ.
- Trẻ bị viêm họng, viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi…làm cho trẻ khó thở, khi ngủ con phải thở miệng, ngủ ngáy, khó thở…
- Mắc chứng trào ngược thực quản, các bệnh tâm thần, viêm tai giữa…làm giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng.
- Trường hợp sau khi ngủ được một lúc trẻ bật dậy và đi lại (chứng mộng du), nói chuyện hoặc khi ngủ gặp ác mộng…Với các trẻ hay mắc chứng này đều ngủ không sâu giấc hay vặn mình và quấy khóc về đêm..
- Đối với trẻ bị béo phì, làm cho trẻ khó nuốt và khó thở vì các nhóm cơ đường thở phì đại. Trẻ thường khó ngủ, đổ mồ hôi về đêm, thở bằng miệng và hay tiểu dầm.
Do sinh hoạt
- Nếu khi ngủ trẻ được cha mẹ bế bồng hoặc đưa vào võng đu đưa thì lâu dần trẻ sẽ bị phụ thuộc vào những điều này. Nếu không được bế hoặc dụng cụ hỗ trợ bé sẽ không ngủ được.
- Trẻ ngủ ban ngày quá dài, không phù hợp, hơn 5 giờ chiều làm trẻ khó ngủ về đêm.
- Không gian ngủ của bé quá nhiều ánh sáng hoặc mẹ cho trẻ tiếp xúc với các dụng cụ như điện thoại, ipad, tivi, máy tính…Ánh sáng làm giảm việc sản sinh ra melatonin – một hormon cơ thể có vai trò quan trọng giúp cân bằng nhịp sinh học ngủ – thức, có tác dụng giúp ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau.
- Nơi ngủ của bé không an toàn do môi trường xung quanh ồn ào, nơi ngủ của bé thay đổi thường xuyên.
- Điều kiện vệ sinh ngủ kém, tả ướt, giường chiếc, quần áo không làm làm cho bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 0937542233. Quý độc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.