Trẻ em co giật nhưng không sốt?

Câu hỏi:

Chị Khanh An (35 tuổi – Hồ Chí Minh) có hỏi: “Chào bác sĩ. Con tôi được 2 tuổi, nhưng mấy tuần gần đây cháu bị co giật không sốt đến 3 lần, lúc co giật cháu có biểu hiện sùi bọt mép, co giật toàn thân. Cho tôi hỏi: Nguyên nhân trẻ em co giật nhưng không sốt là bệnh gì và điều trị như thế nào mới hiệu quả? Xin cảm ơn.”

Trả lời:

Chào chị Khanh An, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Máu không đông

1. Nguyên nhân trẻ em co giật nhưng không sốt là gì?

tre-em-co-giat-nhung-khong-sot
Trẻ em co giật nhưng không sốt

Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ em co giật nhưng không sốt, bao gồm:

  • Rối loạn chuyển hóa: Canxi máu trong cơ thể của trẻ bị giảm, giảm hoặc tăng lượng đường huyết quá mức, vitamin B6 bị thiếu…đây là một trong những nguyên nhân gây cơn co giật ở trẻ em, nếu cha mẹ phát hiện và điều trị kịp thời, não bộ và sự phát triển của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng bởi cơn co giật này. 
  • Cấu trúc não không bình thường: Những dị tật não bẩm sinh như bệnh não phẳng, dị dạng hồi não nhỏ, bệnh bại não… thường gặp khi lớn lên có hoặc trong giai đoạn sơ sinh cũng có thể xuất hiện tình trạng này. 
  • Viêm màng não: Nguyên nhân do vi khuẩn gặp di chứng co giật khoảng 20 – 25%, nhiều năm bị động kinh, còn một số trường hợp khác xảy ra ít hơn là viêm màng não do virus nhưng nguy cơ bị co giật thấp hơn và cũng ít nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh động kinh: là bệnh mà trẻ em thường gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 60%. Trừ trường hợp động kinh không có ý thức, thì đa số các dạng động kinh có biểu hiện điển hình là các cơn co giật, trợn mắt, sùi bọt mép…được lặp đi lặp lại nhiều lần, có tính chất định hình.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Carbohydrate là gì

2. Cách điều trị trẻ em co giật nhưng không sốt là gì?

Khi trẻ xuất hiện tình trạng co giật nhưng không sốt, cha mẹ có thể áp dụng một số trường hợp dưới đây:

  • Để các vật sắc nhọn xung quanh để tránh trẻ bị tổn thương.
  • Để trẻ nằm nghiêng sang một bên, quần áo nới lỏng để tránh đờm dãi chảy ngược vào đường thở có tác dụng giúp trẻ dễ thở hơn.  
  • Khi trẻ lên cơn co giật, không nên giữ chặt tay chân hoặc dùng sức kìm kẹp của con bởi có thể điều này gây trật khớp hoặc gãy xương rất nguy hiểm. 
  • Lúc trẻ lên cơn co giật, phụ huynh nên ghi lại thời gian và các biểu hiện và đặc điểm để làm thông tin cho bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh của con dễ dàng hơn.
  • Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, con bị ngất sau khi hết cơn và dấu hiệu không thể hồi phục, hoặc bị chấn thương ngoài ý muốn, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
  • Còn nếu đây là cơn co giật chưa rõ nguyên nhân, khi trẻ hồi phục sức khỏe, phụ huynh cũng nên đưa con đến khám để được điều trị phù hợp. 

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

 Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 0937542233. Quý độc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *