Câu hỏi:
Chị Hoàng Thư (28 tuổi – Hồ Chí Minh) có hỏi: “Chào bác sĩ. Bé nhà tôi hôm qua có xuất hiện tình trạng bị lạnh run người nhưng không có sốt. Tôi muốn hỏi: Trẻ bị lạnh run người nhưng không sốt là gì? Biện pháp để khắc phục tình trạng này như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ”.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Mề đay có lây không?
Trả lời:
Chào chị Hoàng Thư, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.
1. Tình trạng trẻ bị lạnh run người nhưng không sốt là gì?
Đây còn gọi là hiện tượng ớn lạnh. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể đột nhiên cảm thấy bị lạnh, đặc biệt là vào ban đêm, với các biểu hiện kèm theo như răng bị run, nổi da gà, phải đắp nhiều chăn mới có thể làm ấm cơ thể.
Lạnh run người nhưng không phải là hiếm. Nhưng bạn cũng cần phải quan sát và theo dõi trẻ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Mọc răng khôn có đau không?
2. Biện pháp khắc phục trẻ bị lạnh run người nhưng không sốt là gì?
Biện pháp chăm sóc trẻ run lạnh:
- Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, không khí lưu thông, tránh nhiều người vây quanh trẻ.
- Cho trẻ mặc quần áo mỏng, không đắp chăn và thoáng.
- Mỗi khi trẻ lạnh run người điều cần làm là chườm khăn ấm cho trẻ hoặc lau nước ấm khắp người bằng khăn để trẻ giảm thân nhiệt, đặc biệt là vị trí nách và bẹn.
- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ thì nên tăng lượng bú và các cữ bú.
- Cần cho trẻ uống oresol nếu trẻ nôn hay có tình trạng mất nước quá nhiều.
Tình trạng lạnh run người mà không sốt thường không đáng lo ngại, có thể khắc phục tại nhà nếu không phải do bệnh lý gây ra. Việc cần làm là chăm sóc cho trẻ đủ nước, dưỡng chất, cho trẻ vui chơi, vận động hợp lý để giữ tinh thần thoải mái… Đặc biệt, các cha mẹ phải liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ. Những phụ huynh có thể dùng kẹp nhiệt độ đo nách hoặc hậu môn của trẻ. Nếu đo nhiệt độ thấy trẻ có 38,5 độ thì cho uống thuốc hạ sốt. Khoảng 30 đến 45 phút sau khi uống thuốc thì kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Ngay sau khi uống thuốc không nên đo nhiệt độ vì lúc này có thể thuốc chưa có tác dụng. Một điều quan trọng, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều và đúng loại theo cân nặng của trẻ.
Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe
Nếu trong trường hợp trẻ có nhiệt độ cao, dùng thuốc hạ sốt không giảm thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 0937542233. Quý độc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.