Phải làm sao khi trẻ 2 tuổi nôn nhiều không sốt?

Câu hỏi:

Chị Minh Thu(29 tuổi – Hồ Chí Minh) có hỏi: “Bác sĩ cho tôi hỏi: Phải làm sao khi trẻ 2 tuổi nôn nhiều không sốt, bé nhà tôi dạo gần đây mắc phải tình trạng này. Nguyên nhân nào khiến con mắc phải. Xin cảm ơn bác sĩ”.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Polyp mũi có nên mổ không?

Trả lời:

Chào chị Minh Thu, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.

1. Phải làm sao khi trẻ 2 tuổi nôn nhiều không sốt?

tre-2-tuoi-non-nhieu-khong-sot

Theo dõi dấu hiệu mất nước

Các biểu hiện của mất nước nhẹ bao gồm: Khát nước, môi khô nhẹ. Khi trẻ mất nước không cần đến bệnh viện khám ngay nhưng phải quan sát, theo dõi. Các biểu hiện mất nước nặng bao gồm: khóc không có nước mắt, môi bị khô, không đi tiểu trong vòng 6 giờ hoặc mắt trũng, lúc này cần đến bác sĩ khám ngay. 

Chế độ ăn

Cho con ăn những thức ăn dễ tiêu, nếu trẻ còn bú thì cho bú mẹ, tránh ép con ăn quá nhiều, hoặc có thể chia các cữ ăn trong ngày và ăn chậm. Sau mỗi bữa ăn, nên cho con vận động nhẹ nhàng, tránh chọc trẻ khóc hay cười quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn

Bù nước

Sử dụng dung dịch Oresol pha theo trên hướng dẫn. Dung dịch này không gây ói, có tác dụng phòng ngừa và điều trị mất nước do các bệnh lý. Nếu con không chịu uống hay nôn ngay sau khi uống dung dịch Oresol, các phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng mất nước nặng hơn và sau 10 phút nên cho trẻ uống lại. 

Nằm đầu cao

Tác dụng nằm đầu cao là giảm trào ngược. Hạn chế các áp lực mặc đồ quá chật hay ở bụng.

Phòng ngừa lây lan

Trường hợp trẻ nhỏ nôn do siêu vi, vi trùng dễ lây lan, các phụ huynh cần cẩn thận khi chăm sóc cho trẻ, tránh lây lan cho người thân, người trong gia đình và bạn bè. Giữ trẻ ở nhà cho trẻ hết nôn 24 giờ và thường xuyên rửa tay.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Mẹo để bé ngủ không giật mình

2. Nguyên nhân nào khiến cho trẻ nôn nhiều không sốt

Một số nguyên nhân làm cho trẻ nôn nhiều không sốt điển hình như: ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng hay do thuốc, do chuyển động…. Thông thường, nôn là rất tốt vì nó giúp cơ thể loại bỏ những tạp chất, chất độc gây hại ra bên ngoài cơ thể.

3. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

Nếu gặp một trong những dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ nhỏ đến khám ngay: 

  • Nôn ra dịch mật màu xanh hoặc nôn ra máu đỏ (nâu).
  • Nôn kéo dài 24 giờ.
  • Trong vài giờ không ăn, uống được.
  • Dấu hiệu mất nước: Môi khô, khóc không có nước mắt, trong 6 giờ không đi tiểu. 
  • Đau bụng nhiều. 
  • Trẻ lờ đờ, ngủ gật

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

Cha mẹ xử lý kịp thời tùy vào tùy vào từng triệu chứng đi kèm với nôn nhiều ở trẻ. Trẻ vẫn ăn uống, vui chơi bình thường khi nôn thì cha mẹ có thể để bé theo dõi ở nhà và bù nước, điện giải. Còn nếu phát hiện có những dấu hiệu khác thường khác như đau bụng, không ăn, lờ đờ… thì cần đưa đến bệnh viện ngay.

Để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng được cân đối. Sẽ xảy ra bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ về thể chất, tinh thần và vận động.

Nếu cảm thấy con mình có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ những sản phẩm có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như crom, kẽm, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin này còn hỗ trợ tiêu hóa, khả năng hấp thu dưỡng chất cao, cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon hơn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 0937542233. Quý độc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *