Bệnh trầm cảm nặng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh trầm cảm nặng là căn bệnh nguy hiểm liên quan đến rối loạn tâm trạng do áp lực từ các phía gia đình, công việc hoặc các tác động từ xã hội. Vậy bệnh trầm cảm nặng là gì? Dấu hiệu nào để biết bản thân đang mắc bệnh trầm cảm? Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm giải đáp trong bài viết dưới đây.

trầm cảm nặng
Bệnh trầm cảm nặng là căn bệnh rất nguy hiểm

I. Bệnh trầm cảm nặng là gì?

Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Người bệnh thường trong tâm trạng buồn bã, mất động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. Việc ủ rũ, chán chường kéo dài khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và người bệnh có thể sẽ nghĩ đến cái chết thường xuyên.

Bệnh trầm cảm khá phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người trẻ đến người già. Trong đó, bệnh trầm cảm xuất hiện nữ giới nhiều hơn so với nam giới, tỷ lệ người già mắc bệnh cũng cao hơn thanh thiếu niên. 

Bệnh trầm cảm được chia thành 3 mức độ:

– Trầm cảm nhẹ

– Trầm cảm vừa

– Trầm cảm nặng

Trong đó, trầm cảm nặng là giai đoạn nguy hiểm và khó chữa nhất, nguy cơ có những hành động làm hại bản thân hoặc tự sát là rất cao. Đối với mức độ này cần phải kiên trì điều trị.

>> Đau cơ xơ hóa tác động ảnh hưởng đến hệ thần kinh?

II. Nguyên nhân gây ra trầm cảm nặng

1. Do sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý là một nguyên nhân lớn gây bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động từ bên ngoài như gặp cú sốc tâm lý liên quan đến các vấn đề trong gia đình, hôn nhân, bạn bè, căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống.

2. Do sử dụng các chất kích thích

trầm cảm nặng
Sử dụng quá nhiều chất kích thích cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm

Các chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy… đều mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho hệ thần kinh, khiến người bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất tập trung, trí lực giảm sút.

3. Do mắc một số bệnh liên quan đến não

Bệnh nhân từng bị ảnh hưởng bởi những chấn thương, viêm não hay u não… có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não bộ bị tổn thương. 

III. Dấu hiệu của trầm cảm nặng

1. Đau nhức không rõ nguyên nhân

Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định, bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn về chứng trầm cảm có thể có những cơn đau nhức về mặt thể chất. Bên cạnh đó, rối loạn tâm trạng có thể xuất hiện kèm với các triệu chứng khác như: đau lưng, đau khớp, nhức đầu, đầy hơi.

2. Mất tập trung

Chứng trầm cảm dẫn đến việc thường xuyên mất khả năng tập trung và làm giảm hiệu quả công việc. Bệnh nhân có thể mắc nhiều sai lầm hơn hoặc gặp khó khăn khi đưa ra quyết định.

3. Thay đổi về giấc ngủ

trầm cảm nặng
Thiếu ngủ là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng

Khi mắc chứng trầm cảm nặng, bệnh nhân thường gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Một số người sẽ gặp tình trạng ngủ quá nhiều và một số ngủ quá ít.

4. Thay đổi cảm giác ăn uống

Bệnh trầm cảm cũng dẫn tới những thay đổi về cảm giác ăn uống. Một số bệnh nhân sẽ luôn có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn. Một số người sẽ mất cảm giác với đồ ăn hoặc hoàn toàn không thèm ăn hay hứng thú gì. 

5. Thường xuyên cáu kỉnh, kích động hoặc ủ rũ

Một dấu hiệu khác của bệnh trầm cảm đó là bệnh nhân rất kích động, thường xuyên cáu kỉnh và luôn trong trạng thái ủ rũ. Đôi khi người bệnh sẽ có suy nghĩ tự làm hại bản thân hoặc mong muốn làm hại người khác. 

IV. Dấu hiệu và nguy cơ tự sát

Hầu hết bệnh nhân trầm cảm nặng đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn là có ý định hoặc hành vi tự sát. Đối với tình trạng trầm cảm nhẹ, ý định tự sát chỉ xuất hiện trong chốc lát và trước đó bệnh nhân chưa hề nghĩ đến cái chết. Còn với trường hợp nặng hơn, ý nghĩ tự sát tái diễn 1-2 lần/tuần hoặc nhiều hơn, họ có thể cân nhắc kỹ càng trước khi hành động.

trầm cảm nặng
Bệnh nhân mắc trầm cảm nặng sẽ thường xuyên có ý nghĩ về cái chết

Động cơ tự sát của bệnh nhân là mong muốn cao độ chấm dứt trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể. Do đó, nếu bệnh nhân có biểu hiện của bệnh trầm cảm, người nhà cần đưa bệnh nhân đi khám ngay để xác định được mức độ bệnh cũng như có phương án điều trị kịp thời.

V. Cách điều trị trầm cảm

1. Phương pháp tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu hay còn được gọi là liệu pháp tâm lý, được áp dụng cho cả trầm cảm nhẹ và trầm cảm nặng. Mục đích của phương pháp này là để bác sĩ tìm ra các nguyên nhân gây bệnh cũng tác động lên tâm lí người bệnh một cách có tổ chức. Nếu bạn có những dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm thì nên tìm gặp những bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có uy tín để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.

trầm cảm nặng
Bệnh nhân nên tìm gặp các chuyên gia tâm lý nếu nghi ngờ bình mắc bệnh trầm cảm

 

2. Cách cải thiện bệnh trầm cảm nặng tại nhà

Bệnh trầm cảm không phải là một chứng rối loạn thông thường mà có thể tự điều trị tại nhà. Bên cạnh việc chữa bệnh trầm cảm theo chỉ định bác sĩ, người bệnh cũng nên kết hợp các phương pháp cải thiện bệnh tại nhà để đạt hiệu quả cao hơn:

  • Bám sát liệu trình điều trị của bác sĩ: Bệnh nhân không nên bỏ qua các buổi trị liệu tâm lý với bác sĩ. Ngay cả khi đã cảm thấy tình trạng bệnh tiến triển tốt cũng đừng tự ý ngưng. Nếu bệnh nhân tự ý dừng lại khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại.
  • Tránh các chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích là một trong những nguyên nhân của bệnh trầm cảm. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn cần giúp đỡ trong quá trình cai nghiện rượu bia, thuốc lá, ma túy…
  • Chăm sóc bản thân: Bạn nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh và chăm chỉ hoạt động thể chất. Để duy trì sức khỏe thể chất và cải thiện tinh thần, bạn có thể học cách tập yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội, làm vườn hoặc một hoạt động khác giúp giải tỏa tâm trạng. Đồng thời, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc và đúng giờ.

3. Điều trị bằng thuốc

trầm cảm nặng
Sử dụng thuốc chuyên dụng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trầm cảm nặng

Việc sử dụng thuốc các loại thuốc chuyên dụng có thể hỗ trợ quá trinh điều trị chứng trầm cảm nặng. Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm ra nhiều loại thuốc chữa bệnh trầm cảm. Nếu sử dụng thuốc đúng liều lượng kết hợp với các biện pháp trên, tỷ lệ chữa khỏi bệnh trầm cảm là rất cao. Bạn nên tự tìm hiểu và mua thuốc về uống mà phải hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc và liều lượng thích hợp.

>> Cymbalta – Thuốc điều trị trầm cảm nặng tốt nhất hiện nay.

Bệnh trầm cảm nặng là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và tâm lý người bệnh. Nếu bạn nhận thấy tâm trạng bất ổn hoặc nghi ngờ bản thân đang bị trầm cảm, hãy tìm gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời. 

Chắc hẳn với những thông tin Nhà thuốc An Tâm cung cấp, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh trầm cảm nặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *