Có rất nhiều các bậc phụ huynh thấy con mình ho đều nghĩ đến việc mua siro ho. Và đây là top 11 loại siro ho tiêu đờm cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Để tìm hiểu kĩ hơn về thuốc siro ho, Quý độc giả hãy cùng với chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Biểu hiện ho ở trẻ nhỏ
Ho không hề đáng sợ như mọi người vẫn thường nghĩ. Thực tế, ho là phản xạ cực kỳ tốt, giúp cơ thể loại bỏ đờm hay virus và cả những tác nhân khác khiến trẻ khó chịu ra bên ngoài.
Do đó, quý phụ huynh không nên thấy con vừa ho vài tiếng là các mẹ đã sử dụng siro ho cho bé.
Vì sử dụng siro ho ở bé không đơn giản. Nếu sử dụng quá liều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nguy hiểm cho bé, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi.
Trước khi sử dụng siro ho ở bé, các mẹ hãy nhớ rằng:
Khi bé mới ho vài tiếng, các mẹ cứ bình tĩnh chờ đợi, con sẽ tự khỏi. Đồng thời, nên cho con uống nhiều nước để dịu cổ họng khi bị rát hoặc khô do ho.
Con bị ho nhiều, tiếng ho không quá nặng nhọc dưới 3 ngày, các mẹ nên sử dụng các bài thuốc dân gian như mật ong với quất.
Sau 3 ngày, con vẫn ho nhiều thì hãy quyết định sử dụng siro ho ở với liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ bệnh viện hoặc dược sĩ nhà thuốc.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin về thực phẩm chức năng: Nấm linh chi là gì?
Cách trị ho bằng siro mang lại những lợi ích gì?
Siro ho được điều chế từ thảo dược tự nhiên. Chúng có tác dụng làm ức chế, giảm cơn ho. Một số siro chuyên trị ho thì còn thêm tác dụng làm loãng đờm.
Sử dụng siro ho ở bé không điều trị dứt điểm ho mà nó giúp:
- Giảm bớt cơn ho, giúp con tránh mất ngủ, nôn ói khi ăn;
- Giảm đau rát cổ họng, khó chịu;
- Giải quyết nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh.
Có nên làm dụng uống siro không?
Theo Tạp chí BMJ Case Report, một cô bé 14 tuổi đã uống quá nhiều siro ho và bé gái rơi vào tình trạng lú lẫn.
Trước đó, cô bé đã uống 2 – 3 thìa siro ho chứa codein trong 15 ngày. Trẻ nhỏ không nên uống siro ho quá liều hàng ngày.
Ngoài ra, một số loại siro còn chứa kháng histamin. Chất này có tác dụng an thần nhẹ, ức chế thần kinh trung ương để giảm ho.
Việc sử dụng siro ho ở trẻ nhỏ quá liều sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé. Trẻ dưới 2 tuổi có thể bị kích động, co giật vì sử dụng siro ho không đúng cách và liều lượng.
Khi sử dụng siro ho ở bé, các mẹ nên tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc chỉ định về liều dùng, thời gian dùng có ghi rõ trên nhãn sản phẩm và để xa tầm tay của bé.
Top 11 loại siro ho tiêu đờm cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Siro ho Prospan
Prospan là thuốc trị ho thảo dược do công ty Engelhard Arzneimittel – Đức sản xuất và được SOHACO nhập khẩu nguyên chai chính hãng về Việt Nam.
Công dụng: Thuốc được dùng trong các trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho và điều trị triệu chứng trong các bệnh viêm phế quản mạn tính.
Dịch chiết lá thường xuân trong Prospan giúp long đờm. Dịch chiết độc quyền là thành phần chính trong Prospan.
Dịch chiết này chứa hederacoside C khi vào cơ thể chuyển thành alpha hederin giúp tiêu nhầy, làm loãng và khiến đờm nhầy dễ bị long ra khi bệnh nhân ho. Nhờ vậy, đường hô hấp của người bệnh sẽ được làm sạch và chứng ho giảm dần.
Hiệu quả của Prospan đã được chứng minh lâm sàng: Prospan đã trải qua hơn 20 nghiên cứu lâm sàng trên 65.000 bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Đặc biệt, trong nghiên cứu tiến hành năm 2004 tại Đức, có đến 310 cơ sở y tế dùng siro ho Prospan để điều trị cho 52.478 trẻ em, có tới 66% là trẻ dưới 5 tuổi và trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15%. Nghiên cứu này ghi nhận:
- 65% bệnh nhân cải thiện rõ rệt triệu chứng trong vòng 7 ngày;
- 95% bệnh nhân cải thiện triệu chứng viêm phế quản;
- 99,78% trẻ em không gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào;
- 100% cơn ho biến mất sau 14 ngày.
Lazolvan của hãng Sanofi
Lazolvan là thực phẩm chức năng dạng siro ho, hỗ trợ tiêu đờm có nguồn gốc từ Nga, do hãng Sanofi sản xuất.
Công dụng: Siro ho Lazolvan dành cho bé 0 – 12 tuổi bị các trường hợp ho, viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài ra, Lazolvan có tác dụng làm long đờm, tiêu các chất nhầy và dịch trong mũi, họng, giúp bé hết sổ mũi, nhanh khỏi ốm.
Thành phần: Ambroxol hydrochloride có trong siro ho Lazolvan có tác dụng làm tiêu chất nhầy, được chỉ định cho bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản, viêm phế quản kèm theo hen suyễn co thắt phế quản.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin về thực phẩm chức năng: Dùng nhiều dầu cá có tốt không?
Siro ho Atussin
Atussin cũng là một trong những loại siro ho tiêu đờm phổ biến, được sản xuất bởi công ty United Pharma Việt Nam.
Công dụng: Atussin đặc trị ho do cảm lạnh, cúm, lao, viêm phế quản, ho gà, sởi, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm khí phế quản, màng phổi bị kích ứng, hít phải khói thuốc lá. Ngoài ra, thuốc còn giúp long đờm giãn phế quản.
Thành phần: Atussin dạng siro có chứa Glyceryl guaiacolate hiệu quả trong việc loại bỏ dịch tiết hô hấp, long đờm và làm trơn các cơ quan hô hấp bị kích ứng.
Siro ho PH
Siro ho PH là sản phẩm của Công ty Đông dược Phúc Hưng. Một trong những tác dụng của PH là giảm ho tiêu đờm.
Công dụng: Bổ phổi, tiêu đờm, đặc trị ho gió, ho lâu ngày ho khan, ho có đờm và viêm họng.
Thành phần: Xuyên bối mẫu, mạch môn, trần bì, cao đặc cát cánh, bạch quả có tác dụng long đờm, nhuận phế, giảm các triệu chứng ho do nhiều.
Siro ho Bảo Thanh
Siro ho Bảo Thanh thuộc Công ty Dược phẩm Hoa Linh. Chiết xuất từ thảo dược, Bảo Thanh cũng là một loại siro ho tiêu đờm hiệu quả.
Công dụng: Bổ phế và trị ho và hóa lỏng đờm nhầy.
Thành phần: Sản phẩm được tạo ra từ sự kế thừa bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà bao gồm nhiều dược liệu như ô mai, mật ong, xuyên bối mẫu, vỏ quýt, trần bì, sa sâm.
Bổ phế Nam Hà
Bổ phế Nam Hà là siro ho do công ty dược phẩm Nam Hà sản xuất. Loại siro ho tiêu đờm có thể dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
Công dụng: Bổ phế Nam Hà chuyên trị các chứng ho cảm, ho gió, ho khan, viêm họng, viêm phế quản.
Thành phần: Bổ phế Nam Hà chứa các nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng tiêu đờm như bạch linh, tỳ bà diệp, tang bạch bì, bách bộ, mơ muối, bạc hà diệp, thiên môn, cát cánh, cam thảo. Điển hình như bạc hà có chứa menthol, giúp giảm ho và long đờm.
Bisolvon
Bisolvon do công ty Boehringer Ingelheim, Đức sản xuất. Siro ho tiêu đờm Bisolvon hướng đến trẻ em là chính.
Công dụng: Bisolvon được sử dụng để làm loãng đờm cho các trường hợp viêm phế quản, viêm đường hô hấp, giãn phế quản, tắc nghẽn.
Thành phần chính Bromhexin: loại thuốc làm loãng dịch tiết và vận chuyển chất tiết ở đường phế quản, làm điều biến hoạt tính của tế bào tiết chất nhầy khiến cho cấu trúc chất nhầy thay đổi, hỗ trợ cho người bệnh khạc đờm và ho một cách dễ dàng.
Mucosolvan
Mucosolvan là thuốc ho có nguồn gốc từ Đức, do công ty Boehringer Ingelheim sản xuất.
Công dụng: Mucosolvan được sử dụng cho tất cả các dạng viêm phế quản như khí phế thũng, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính và co thắt phế quản.
Thành phần: muối Ambroxol hydroclorid là một hoạt chất giúp tiêu đờm, dịch nhầy. Từ đó, đờm trở nên loãng hơn để người bệnh loại bỏ chúng ra ngoài bằng cách ho, khạc.
Xem thêm thông tinthực phẩm chức năng khác: Thực phẩm chức năng
Acc Kindersaft
Acc Kindersaft là siro ho có nguồn gốc từ Đức, do công ty Acc Kindersaft sản xuất.
Công dụng: ACC Kindersaft được sử dụng để tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ điều trị các vấn đề về họng như đau họng, ho có đờm, viêm họng, cảm cúm.
Loại thuốc này còn làm tiêu chất nhầy, làm lỏng các dịch tiết tiết ra từ niêm mạc khí quản phế quản, quánh đặc của đờm nhầy trong phế quản.
Thành phần: Thành phần chính là Acetylcystein, chất này được sử dụng khá phổ biến để điều trị ho có đờm.
Acetylcystein còn hỗ trợ cắt các liên kết disulfide có trong thành phần cấu tạo nên nhầy, làm giảm độ đặc quánh, giúp tống các chất nhầy ra khỏi đường hô hấp bằng cách ho.
Astex
Astex là thuốc ho có mặt trên thị trường từ năm 1983, hiện được sản xuất và phân phối bởi công ty dược phẩm OPC.
Công dụng: Siro ho Astex được dùng để điều trị ho, giảm ho trong viêm họng, viêm phế quản.
Thành phần: Siro này có chứa lá húng chanh, loại thực vật chứa hợp chất phenolic có thành phần chính là caravon rất hiệu quả trong việc long đờm, trị ho có đờm.
Siro ho Methorphan
Siro ho Methorphan được Công ty Traphaco nghiên cứu và sản xuất.
Công dụng: Trị ho, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, áp xe phổi, tiêu đờm.
Thành phần: Methorphan có chứa chất Guaifenesin, chất này có tác dụng làm loãng, làm lỏng chất nhầy bám trong đường hô hấp, hỗ trợ làm thông đường thở, tạo điều kiện để người bệnh đẩy đờm ra ngoài.
Lưu ý khi chọn siro ho tiêu đờm
Mức độ siro ho phù hợp với độ tuổi, thành phần, dạng bào chế là những khía cạnh quan trọng bạn cần quan tâm khi lựa chọn siro ho tiêu đờm cho bản thân và gia đình:
Chọn đúng sản phẩm phù hợp với độ tuổi:
Chú ý độ tuổi siro ho dành cho trẻ em vì không phải sản phẩm nào cũng dùng được cho trẻ dưới 1 tuổi. Một số loại siro ho có chứa một vài thành phần gây mẫn cảm hoặc không khuyên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Nên chọn siro có thành phần thảo dược hơn là siro chứa kháng sinh, hóa dược bởi siro chiết xuất từ thiên nhiên thường có độ lành tính cao.
Thành phần thảo dược tự nhiên hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe. Đồng thời, hạn chế tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc như thuốc Tây.
Người bệnh nên tránh các loại siro có chứa thành phần mà bạn dị ứng.
Lưu ý về cách chọn siro ho tiêu đờm cho bé: Bạn nên chọn dạng bào chế siro lỏng, mùi thơm nhẹ, ngọt dịu để cho bé cảm giác dễ ngửi trong quá trình bố mẹ bón siro cho con.
Lưu ý khi dùng siro ho tiêu đờm
Sự an toàn của người sử dụng là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm, hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe nói chung và siro nói riêng. Bạn có thể phần nào đảm bảo sự an toàn cho gia đình bằng cách tuân thủ một số lưu ý sau:
Dùng đúng liều và đúng thời gian điều trị để đảm bảo tác dụng của siro, tránh gây ra tác dụng phụ và phản ứng quá liều đối với từng sản phẩm. Thông thường, siro ho được khuyên dùng trong ít nhất 1 tuần.
Nên uống sau khi ăn để hạn chế các tác động tiêu cực của siro ho tới dạ dày. Bên cạnh đó, tăng hiệu quả hấp thụ mà không gây chướng bụng.
Thận trọng khi dùng siro ho dạng thuốc hóa dược cho bệnh nhân viêm loét dạ dày bởi thuốc có thể làm lỏng chất nhầy bảo vệ và dễ làm loét dạ dày, phá hủy lớp niêm mạc dạ dày.
Tuyệt đối không nên dùng cho người bị bệnh hen vì siro ho tiêu đờm có thể gây co thắt phế quản ở những người có cơ địa mẫn cảm.
Không dùng cho trẻ bị suy nhược, quá yếu hoặc không biết khạc đờm vì sẽ càng tăng ứ đờm trong đường hô hấp khiến bệnh nặng thêm.
Không dùng đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản.
Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ làm giảm khả năng ho khi có nhiều đờm loãng, kết hợp dùng siro ho tiêu đờm cho bé, hút đờm.
Để được tư vấn trực tiếp về Top 11 loại siro ho tiêu đờm cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ. Hệ thống Nhà thuốc An Tâm – mang lại cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, niềm vui cho khách hàng và nhà thuốc.