Tổng quan về bệnh viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng được biết đến là bệnh gây loét ở niêm mạc đường tiêu hóa, xảy ra trong quá trình phân giải thức ăn ở ruột già và ruột non. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng hiểu rõ về bệnh này. Vậy bệnh viêm loét đại tràng có biểu hiện gì và điều trị như thế nào? Phòng ngừa ra sao? Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng (UC) là một bệnh mãn tính, có thể phát triển ở mọi lứa tuổi nhưng ở độ tuổi khoảng ngoài 30 tuổi thì có nguy cơ mắc cao nhất. Ngoài ra, bệnh này lâu dài có thể gây viêm ruột, có nhiều biến chứng.

Khi bị mắc viêm loét đại tràng, niêm mạc đại tràng của bạn bị tấn công, gây ra các vết loét trong cơ thể và mang đến cảm giác đau đớn, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bệnh nhân. Thêm vào đó, bệnh này cũng làm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, do đó bạn cần đi soi ruột kết thường xuyên.

Tổng quan về bệnh viêm loét đại tràng
Tổng quan về bệnh viêm loét đại tràng

Bệnh viêm loét đại tràng có thể phát triển ở nhiều bộ phận khác nhau của ruột kết, và có nhiều triệu chứng trầm trọng khi đại tràng bị ảnh hưởng lớn. Bên cạnh đó, nếu bạn có triệu chứng viêm gần hậu môn thì đây được gọi là viêm loét hậu môn.

Đặc biệt, nếu tình trạng của bạn nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng, gây đau dữ dội và tiêu chảy không thể kiểm soát. Trong một số trường hợp không thể kiểm soát có thể dẫn đến nhiễm trùng dòng máu và thậm chí tử vong.

II. Một số triệu chứng phổ biến của viêm loét đại tràng

Những người bị bệnh viêm loét đại tràng thường có các triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:

1. Bị đau bụng và co thắt bụng

Khi bạn bị viêm loét đại tràng thì có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng, phát triển từ nhẹ đến nặng.

Để giảm tình trạng đau nhức, bạn cần sử dụng thuốc chống co thắt, đệm sưởi. Đặc biệt, nếu triệu chứng chuột rút nghiêm trọng thì cần sử dụng thuốc được kê đơn theo toa để kiểm soát bệnh.

2. Bệnh tiêu chảy 

Một triệu chứng phổ biến của viêm loét dạ dày là tiêu chảy, có thể kèm theo máu, mủ hoắc các chất nhầy. Ngoài ra, bạn cũng thường xuyên cảm thấy đi đại tiện khó kiểm soát, xảy ra vào ban ngày hoặc ban đêm.

Khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ, tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

3. Táo bón và mót rặn

Một triệu chứng ít gặp hơn của viêm loét đại tràng là táo bón, đi ngoài không hoàn toàn hoặc có nhu cầu đi tiêu ngay cả khi bạn vừa mới đi tiêu. ạn có thể sử dụng các loại thuốc làm phồng phân, chẳng hạn như psyllium husk (Metamucil, Fiberall) để kiểm soát các triệu chứng này.

4. Trực tràng tiết dịch và chảy máu

Bệnh nhân viêm loét đại tràng thường bị chảy máu hoặc tiết dịch nhầy từ trực tràng. Bạn có thể phát hiện chúng là  những đốm máu hoặc chất nhầy trong bồn cầu hoặc trên quần áo của mình.Bên cạnh đó, phân của bạn có thể trở nên rất mềm và có máu hoặc có các vệt đỏ hay chất nhầy và luôn có cảm giác cần đi tiêu.

5. Thiếu máu và mệt mỏi

Những người bị viêm loét đại tràng thường thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Bạn có thể gặp phải các tình trạng như hơi thở khó khăn, hoạt động vất vả hơn và không cảm thấy thoải mái sau khi nghỉ ngơi. Còn có một số triệu chứng tiềm ẩn khác như: 

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Da nhợt nhạt

Với những bệnh nhân mắc phải tình trạng này thì bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm, khuyến khích bạn bổ sung sắt không kê đơn hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác.

6. Đau khớp và ngón tay khoèo

Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét đại tràng là đau nhức các khớp, đau lưng hông và đầu gối. Bệnh này còn có ảnh hưởng đến da, mắt, gan và phổi của bạn. Một số triệu chứng tiềm ẩn cần biết như sau:

  • Móng tay cong xuống;
  • Móng tay có độ tròn và mở rộng lớn
  • Góc giữa móng tay và lớp biểu bì tăng
  • Các đầu ngón tay phồng lên;
  • Ấm hoặc đỏ các đầu ngón tay.

III. Một số nguyên nhân gây ra viêm loét đại tràng?

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét đại tràng. Các yếu tố như  chế độ ăn uống không hợp lý hay căng thẳng chỉ làm nặng thêm bệnh chứ không phải nguyên nhân.

Một nguyên nhân có thể dẫn đến viêm loét đại tràng là rối loạn chức năng hệ miễn dịch, lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập và cơ thể có một phản ứng miễn dịch bất thường sẽ khiến hệ miễn dịch tấn công luôn cả những tế bào của hệ tiêu hóa.

Thêm vào đó, những người có thành viên trong gia đình mắc viêm loét đại tràng thì có nguy cơ bị cao hơn.

IV. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét đại tràng bùng phát

Tổng quan về bệnh viêm loét đại tràng
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét đại tràng bùng phát

Khi các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng xuất hiện, sau đó biến mất thì đó được gọi là bệnh tái phát. Nếu thấy các biểu hiện bắt đầu thì nó đang bước vào giai đoạn bùng phát, có thể tồn tại từ vài ngày đến vài tháng. Khi các triệu chứng mất dần đi thì bệnh đang dần thuyên giảm.

Bạn cần xác định được các tác nhân làm bệnh bùng phát và tuân thủ theo kế hoạch điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát được bệnh hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, bạn cần chú ý các biểu hiện thường gặp như: biểu hiện ở mắt, đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa.

V. Cần làm gì để điều trị bệnh viêm loét đại tràng 

Nếu bạn có các biểu hiện nghi ngờ bệnh viêm loét đại tràng thì cần đặt lịch ngay với bác sĩ, đồng thời nói về các triệu chứng và tiền sử bệnh của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia các  xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và chụp CT, cùng với nội soi.

Trong trường hợp mắc bệnh viêm loét đại tràng thì cần tuân thủ các kế hoạch điều trị được bác sĩ đưa ra, kết hợp với lối sống lành mạnh, sử dụng các loại thuốc kiểm soát tốt bệnh. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cũng yêu cầu phẫu thuật để kiểm soát nó. 

Thêm vào đó, bạn hãy trao đổi với bác sĩ tình hình cụ thể của bệnh, lựa chọn phương thức điều trị phù hợp và có triển vọng lâu dài.

VI. Điều chỉnh phong cách sống và thói quen sinh hoạt phù hợp

Tổng quan về bệnh viêm loét đại tràng
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét đại tràng bùng phát

Bạn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại tràng của mình bằng một số cách sau:

  • Tuân thủ sử dụng thuốc đúng như chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin, chất khoáng hay viên sắt khi cần thiết
  • Thường xuyên vận động, hoạt động thể chất
  • Đi khám sức khỏe định kỳ và nội soi đại tràng thường xuyên để ngăn chặn bệnh tiến triển thành ung thư.

Trên đây, Nhà thuốc An Tâm  đã cung cấp các thông tin chi tiết về bệnh viêm loét đại tràng. Hy vọng bạn hiểu hơn về triệu chứng và cách điều trị của căn bệnh này và  bảo vệ được sức khỏe cho bản thân, gia đình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *