Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh thì làm sao?

Câu hỏi:

Chị Lan Anh (23 tuổi – Hồ Chí Minh) có hỏi: “Mấy ngày vừa qua tôi bị chậm kinh nhưng vẫn đau bụng. Tôi vẫn chưa có thời gian đến bệnh viện nên muốn hỏi: Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có bị gì không? Nguyên nhân chậm kinh là gì?”

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Plank là gì?

Trả lời:

Chào chị Lan Anh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.

1. Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh 

Đây là hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ. Đã đến kỳ nhưng vẫn chưa thấy sự xuất hiện của kinh nguyệt(thời gian khoảng 35 ngày kể từ lần xuất hiện của chu kỳ trước). Hoặc nếu trong 3 kỳ liên tiếp mà không có kinh nguyệt được gọi là vô kinh.

Vậy tới tháng nhưng không có kinh là phụ thuộc nhiều yếu tố chứ không riêng là đến kỳ kinh nguyệt. Bất kỳ cơ quan nào thuộc bụng dưới đều thể hiện bằng triệu chứng đau bụng dưới. Điển hình như khu vực bụng dưới chứa nhiều cơ quan quan trọng như: ruột thừa, đại tràng, niệu quản dưới, tiểu khung, tử cung. 

Trong các bệnh gây đau bụng dưới cần hết sức chú ý các bệnh như ruột thừa, u nang buồng trứng xoắn, chửa ngoài dạ con… Những bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt có thể gây tử vong.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Mọc mụn ở mông là bệnh gì?

2. Nguyên nhân tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

toi-thang-dau-bung-nhung-khong-co-kinh

Nhiều người cho rằng chậm kinh là dấu hiệu của mang thai. Nhưng, chậm kinh có nhiều nguyên nhân gây ra:

Do mang thai:

Trường hợp chậm kinh kèm theo đau bụng dưới thì có khả năng bạn mang thai nhưng thai ngoài tử cung, đây là những hiện tượng cần được khám kịp thời.

Do những nguyên nhân khác nhau:

  • Các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng. Nếu kinh nguyệt có máu vón cục, mùi khó chịu hoặc màu bất thường kèm theo đau bụng dưới âm ỉ, hoặc đau dữ dội thì có thể bạn đã mắc một trong các loại bệnh trên.
  • Rối loạn nội tiết tố: chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn nếu nội tiết cân bằng. Các vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng có thể hoạt động sai lệch khi có dấu hiệu bất thường xảy ra. Từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt vì hệ nội tiết tố sẽ mất cân bằng.
  • Việc giảm và tăng cân sẽ ảnh hưởng đến lượng estrogen cần thiết mà cơ thể sản xuất ra để tạo lên lớp niêm mạc tử cung. Thiếu estrogen hoặc sản xuất quá nhiều sẽ làm cho niêm mạc tử cung không ổn định gây ra hiện tượng chậm kinh.
  • Làm việc quá nhiều, thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, ăn uống không điều độ sẽ gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Tác dụng phụ của thuốc: uống một thuốc mới hoặc thay đổi loại thuốc vẫn đang dùng thì kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Một số thuốc có thể gây chậm kinh như: thuốc nội tiết, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc dùng khi hóa trị, thuốc tránh thai…
  • Ngoài ra sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có thể gây ra chậm kinh, ngoài ra phụ nữ mãn kinh sớm cũng là một trong những nguyên nhân gây trễ kinh…

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 0937542233. Quý độc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *