Một trong những bệnh lý nguy hiểm của thế kỷ 21 là béo phì. Tỷ lệ mắc bệnh này hiện đang gia tăng nhanh chóng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Thế nhưng không nhiều người hiểu rõ béo phì là gì cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Béo phì là gì?
Béo phì là tình trạng chất béo lưu trữ trong cơ thể vượt quá mức cho phép. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng của người bệnh mà còn làm gia tăng nguy cơ bệnh tật.
Nhiều người thường cho rằng béo phì và thừa cân là giống nhau, tuy nhiên béo phì và thừa cân là 2 khái niệm khác nhau. Thừa cân là tình trạng cân nặng tăng quá nhiều so với chiều cao, không chỉ do dư thừa chất béo mà còn có thể do nhiều cơ bắp hoặc nước trong cơ thể. Cả 2 tình trạng này đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 25 là thừa cân, nếu ở mức 30 hoặc cao hơn được gọi là béo phì và ở mức 40 hoặc cao hơn là béo phì nghiêm trọng.
Công thức tính BMI là: BMI = Cân nặng (kg)/ {chiều cao x 2} (m)
Nguyên nhân gây bệnh béo phì
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì thừa cân, tuy nhiên sau đây là các tác nhân phổ biến nhất.
Khẩu phần và thói quen ăn uống
Lười vận động, không tập thể dục thường xuyên
Do căng thẳng, lo âu, stress kéo dài
Nguyên nhân gây béo phì do nội tiết
Những ai có nguy cơ bị béo phì?
Bất cứ ai cũng có thể bị béo phì nếu không có một chế độ ăn và tập thể dục phù hợp. Béo phì thường được chẩn đoán ở những người làm việc hành chính, văn phòng và có mức thu nhập trung bình nhưng không quá cao. Ngoài ra, các yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì:
Hiện tình trạng béo phì đang gia tăng chóng mặt không chỉ ở những nước phát triển. Tại nước ta, tỉ lệ thừa cân quá mức tại vùng thành phố chiếm khoảng 7%.
Tác động tâm lý vì vóc dáng quá khổ
Tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp
Mắc các bệnh lý về tim mạch
Gây ra bệnh tiểu đường
Gây bệnh lý về tiêu hóa
Suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng tới đường hô hấp
Tăng nguy cơ ung thư
Tăng khả năng gây vô sinh
Gây biến chứng khi mang thai
Các triệu chứng của bệnh béo phì
Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của tình trạng béo phì chính là việc gia tăng trọng lượng quá mức. Đặc biệt, cơ thể tích tụ mỡ trên mọi phân vùng, nhất là eo, bụng, bắp chân.
Ngoài những triệu chứng trên, những biểu hiện khác có thể gặp phải không thể bỏ qua như:
Khó ngủ khiến cơ thể thèm ăn và ăn nhiều
Cơ thể nhức mỏi, thường bị đau lưng, khớp
Huyết áp cao, cơ thể nóng hơn bình thường
Kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết (ở nữ giới)
Ngủ ngáy, khó thở, giấc ngủ không đều
Da bị rạn, chảy xệ, sạm
Hay ợ nóng,…
Khi có những biểu hiện nêu trên, các bạn nên tới các phòng khám, cơ sở uy tín để xác định rõ tình trạng của bản thân. Từ đó có được cách khắc phục hiệu quả và an toàn nhất.
Phương pháp chẩn đoán bệnh béo phì
Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng béo phì của người bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và điều tra về tiền sử bệnh nếu có. Bên cạnh đó, khi khám, người bệnh sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin về thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng như mức độ vận động và chế độ tập luyện thể dục hàng ngày.
Sau đó, bạn sẽ được được kiểm tra và đánh giá trọng lượng qua cân nặng và chỉ số BMI. Đây là chỉ số sẽ giúp đánh giá cụ thể lượng mỡ thừa trong cơ thể và nó có mối liên hệ chặt chẽ với trọng lượng và chiều cao.
Cụ thể cách tính BMI như sau: BMI = Cân nặng/(Chiều cao)²
Trong đó, chỉ số cân nặng tính theo đơn vị kg và chỉ số chiều cao tính theo đơn vị m.
Giới hạn đánh giá béo phì độ 1 sẽ có BMI trong khoảng từ 30-34. Nếu vượt ngưỡng 35 cho tới 39.9 thì người đó đang ở giai đoạn béo phì độ 2. Béo phì độ 3 sẽ là các trường hợp có chỉ số BMI > 40.
Ngoài ra, số đo vòng eo, vòng bụng cũng là một trong những cách để đánh giá tình trạng cân nặng và lượng chất béo có trong cơ thể của bạn.