Nội dung bài viết
Thời điểm đang dần chuyển mùa Đông – Xuân là thời điểm mà vi khuẩn và virut dễ dàng hoạt động khiến những người có khả năng miễn dịch kém rất dễ mắc bệnh. Trẻ em, người già miễn dịch yếu, khả năng chống chọi kém nên dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Trẻ đi học trong môi trường chật hẹp nên dễ nhiễm khuẩn, lây bệnh. Các bệnh thường mắc trong mùa đông xuân là bệnh đường hô hấp; bệnh dị ứng… trong đó có chân tay miệng.
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra Giống vi rút gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxsackie A và virusEnterovirus 71 (EV-71). Các tuýp vi rút chủ yếu là EV71 chiếm 21%, các EV khác là 20%, Coxsackie A10 là 6%, Coxsackie A6 là 3%, virus đường ruột khác là 4%. EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Mề đay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh tay chân miệng có thể biểu hiện một số hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (thời gian từ khi nhiễm bệnh và bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày.
Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng chán ăn và khó chịu nói chung cũng có thể xảy ra. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông (nhưng nói chung, phát ban trên mông do bệnh tiêu chảy gây ra.)
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Viêm tụy cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm virus coxsackie A16. Virus coxsackie thuộc nhóm nonpolio enterovirus. Đôi khi các enterovirus khác cũng gây ra bệnh tay chân miệng.
Ăn uống là đường lây truyền chính của bệnh. Bệnh lây từ người qua người do tiếp xúc với người bệnh:
Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Các vết loét miệng làm trẻ đau và khó nuốt. Thường xuyên đút nước hay sữa cho trẻ bằng từng muỗng nhỏ . Nếu mất nước nặng, trẻ cần được truyền dịch.
Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể có biến chứng thần kinh:
Bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh nhiễm siêu vi khác bằng cách đánh giá:
Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh
Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng, bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày.
Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách:
KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh tay chân miệng.
Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.
Cập nhật: 01 ngày trước
© 2018. Hệ thống chuỗi Nhà Thuốc An Tâm.
Địa chỉ 1: 05 Quang Trung, Phường Hiệp Phú, Tp Thủ Đức (Quận 9), TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ 2: 42 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0937542233.
Email: lienhe@nhathuocantam.org
Lưu ý: Nội dung trên Nhà Thuốc An Tâm chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ.