Tiêu chảy là một trong những triệu chứng bệnh lý về đường ruột cực kỳ phổ biến hiện nay mà ai cũng có thể mắc phải. Vậy bệnh tiêu chảy là gì, nguyên nhân, triệu chứng bệnh và cách chữa như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân ở dạng lỏng với tần suất nhiều trong ngày. Đây là tình trạng rối loạn hệ thống tiêu hóa có thể bắt gặp ở bất kỳ ai kể cả người lớn và trẻ em. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: cơ thể mất nước, thiếu dinh dưỡng.
Phân loại các cấp độ bệnh
Hiện nay bệnh được chia làm 4 loại và dựa vào các đặc điểm về cơ chế bệnh, mức độ nghiêm trọng và các đặc điểm của phân bao gồm: tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết. Trong đó tiêu chảy cấp tính và mãn tính thường gặp nhiều nhất.
- Tiêu chảy cấp tính: thường gặp ở trẻ em ở lứa tuổi mầm non, bệnh xuất hiện một cách đột ngột khiến cho trẻ đi phân lỏng nhiều nước và tần suất đi nhiều trong ngày. Bệnh ở giai đoạn cấp tính thường có nguyên nhân do thức ăn bị nhiễm khuẩn.
- Tiêu chảy mãn tính: Sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần, tình trạng này có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch và có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Nguyên nhân tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy.
- Bị tiêu chảy do virus Rotavirus
- Nhiễm khuẩn đường ruột
- Vệ sinh kém
- Đường ruột bị rối loạn vi sinh
- Bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm
- Bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích
- Bị tiêu chảy do viêm đại tràng
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, bạn nên nhận biết và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để ngăn bệnh diễn tiến nặng hơn.
Một số biểu hiện điển hình của bệnh bạn có thể dễ dàng nhận biết như:
- Đi ngoài nhiều lần, thường xuyên, liên tục. Phân nát, lỏng không thành hình. Trường hợp mắc bệnh tả do vi khuẩn, người bệnh sẽ đi ngoài ra phân toàn nước. Phân có màu đục giống nước vo gạo.
- Đau bụng âm ỉ, cảm thấy bị chướng bụng, đầy hơi.
- Buồn nôn và nôn mửa. Lúc đầu chỉ nôn ra thức ăn sau đó thì nôn ra toàn nước trong hoặc có màu vàng nhạt.
- Đi tiểu ra nước có màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu.
- Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và sốt.
- Dấu hiệu mất nước từ nhẹ đến nặng: Khát nước, miệng và da khô, tụt huyết áp, tiểu tiện ít, chân tay lạnh… thậm chí dẫn đến tử vong.
Những ai có nguy cơ bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Trung bình một người trưởng thành bị tiêu chảy 4 – 5 lần trong năm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy:
- Không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Bảo quản thực phẩm không an toàn.
- Không làm sạch các dụng cụ nhà bếp.
- Dùng nguồn nước bẩn để sinh hoạt và chế biến thức ăn.
- Ăn đồ ăn thừa chưa hâm nóng hoặc dùng thực phẩm bẩn.
- Người từng trải qua phẫu thuật ổ bụng hoặc phẫu thuật loại bỏ túi mật.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tiêu chảy
- Bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng của bạn, hỏi bạn về tiền sử tiếp xúc, bệnh sử để chẩn đoán tiêu chảy. Bạn cần thu thập đủ thông tin liên quan như các triệu chứng bạn gặp phải, số lần đi tiêu, các loại thuốc hoặc thực phẩm bạn đã dùng,… để hỗ trợ bác sĩ.
- Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, trực tràng, phân, nước tiểu để loại trừ nguy cơ bị mắc một số bệnh đường ruột khác.
Phương pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy tự khỏi trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Việc bạn cần là phải uống nhiều nước, hoặc uống các thức uống có chứa chất điện giải để bù lại lượng nước bị mất do tiêu chảy.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác chẳng hạn như:
- Uống thuốc kháng sinh: Kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
- Uống dung dịch bù nước: Đây là loại nước uống được pha chế đặc biệt để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước, đặc biệt là do tiêu chảy. Dung dịch này có thể cung cấp đường, muối và các khoáng chất quan trọng khác đã bị mất trong quá trình tiêu chảy. Bạn cũng có thể tự bù nước tại nhà bằng cách mua dung dịch này tại các hiệu thuốc.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và lây lan thành dịch, người bệnh nên lưu ý sử dụng các biện pháp sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh nên ăn các thức ăn lỏng nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp… Thức ăn dạng này vừa bù nước cho cơ thể vừa hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa. Bổ sung các loại thực phẩm như chuối, táo, sữa chua, bánh mì nướng…
- Hạn chế sử dụng các đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê,…
- Tránh dùng các thực phẩm có đường vì chúng sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh nên hạn chế dùng sữa và chế phẩm từ sữa, các thực phẩm giàu magie.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn vi khuẩn.
- Vệ sinh cá nhân và nhà cửa sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, không sử dụng các thực phẩm sống để tránh bị nhiễm khuẩn đường ruột.
- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng. Bởi chúng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới đi ngoài liên tục.
- Trường hợp cần phải điều trị bằng thuốc, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ thì mới có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh tiêu chảy.
Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.