Khoáng chất

Hiển thị 1–12 của 37 kết quả

Đối với chúng ta khoáng chất ( hay còn gọi là chất khoáng ) rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, nó cũng quan trọng trong việc duy trì hoạt động cũng như bảo vệ sức khỏe. Nếu cơ thể chúng ta thiếu khoáng chất sẽ gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy khoáng chất là gì? Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé…!

Khoáng chất là gì?     

  • Khoáng chất là một nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai rò duy trì các hoạt động hàng ngày và bảo vệ sức khỏa của con người. Nhất là việc duy trì sự phát triển của răng, xương, cơ và các chức năng của hệ thần kinh.
  • Để cung cấp các khoáng chất cho cơ thể là thông qua chế độ ăn hàng ngày. Trong đó các chất Clorua, Natri, Kali, Canxi, Photpho, Magie là các khoáng chính cần cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra còn có các khoáng chất vi lượng khác như: Sắt, kẽm, selen, mangan, đồng, i ốt, coban và florua chiếm tỉ lệ ít hơn so với khoáng chất chính.

Có mấy loại khoáng chất?

Có gần 60 nguyên tố hóa học cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể mỗi ngày. Về phương diện dinh dưỡng, khoáng chất được chia ra làm hai nhóm dựa theo nhu cầu của cơ thể:

  • Vĩ khoáng (macromineral) hay còn gọi khoáng chất đa lượng, là những khoáng chất được cơ thể cần đến với hàm lượng khá lớn, mỗi ngày có thể trên 250mg, như: calci, phospho, magnesium và ba chất điện phân natri, clor, kali.
  • Vi khoáng (micromineral) hay khoáng chất vi lượng, tuy rất cần thiết nhưng nhu cầu không nhiều, mỗi ngày chỉ cần dưới 20mg, như sắt, đồng, bạc, kẽm, crôm, mangan, selen, cobalt, fluor, silic, molybden, bor…

Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể?

Để có một cơ thể khỏe mạnh, sắc vóc đẹp chúng ta cần phải cung cấp 5 yếu tố quan trọng để bổ sung dưỡng chất như cơ thể đó là:

  • Cơm.
  • Thịt.
  • Cá.
  • Dầu – mỡ.
  • Vitamin
  • Khoáng chất.

Vai trò khoáng chất đối với người lớn

  • Khoáng chất giúp quá trình tăng trưởng và vững chắc của xương như Canxi, photpho,magie…
  • Khoáng chất là chất xúc tác cho các hoạt động của enzyme, tăng cường hệ miễn dịch choc ơ thể như selen, magie.
  • Khoáng chất giúp điều hóa hệ tim mạch, tuần hoán máu, tiêu hóa như Kali, clorua,..
  • Hỗ trợ trong các phản ứng hóa học quan trọng của cơ thể như sắt, magie, clorua…:
  • Sắt giúp tổng hợp hemoglobin và tham gia vào thành phần của nhiều men oxy hóa trong hô hấp tế bào, thiếu sắt sẽ gây ra bệnh thiếu máu.
  • I ốt tham gia tạo thirocin là hormone chính của tuyến giáp, thiếu I ốt là nguyên nhân của bệnh bướu cổ.
  • Đồng (Cu), Coban là các chất tham gia vào quá trình tạo máu…
  • Khoáng chất  là thành phần cấu tạo nên chất đạm, chất béo trong cơ thể:
  • Photpho là thành phần chính tham gia chuyển hóa protid,lipid,glucid, hô hấp tế bào mô, cơ và hệ thần kinh. Cùng với sự hỗ trợ của các vitamin B tổng hợp, photpho sẽ chuyển đổi các loại thực phẩm mà chúng ta ăn thành năng lượng để duy trì hoạt động cho cơ thể hàng ngày.
  • Đốt cháy các chất hữu cơ.
  • Sự tham gia của hkoáng chất giúp thăng bằng các thể dịch lỏng, cân bằng áp lực thẩm thấu giữa khu vực trong và ngoài tế bào trong cơ thể (Kali, Natri…):
  • Natri tham gia vào điều hòa chuyển hóa nước.

Vai trò khoáng chất đối với phụ nữ có thai

  • Ngoài ra đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ khoáng chất là thành phần đặc biệt quan trọng. Với phụ nữ mang thai cần phải cung cấp đầy đủ khoáng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé như: Canxi, Crom, đồng, I ốt, florua, sắt, magie, kali, photpho, selen, natri, kẽm…

Vai trò khoáng chất đối với trẻ em

Khoáng chất là nguồn dinh dưỡng thiết yế cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

  • I ốt đóng góp vào sự phát triển của hệ thần kinh.
  • Canxi, photpho là thành phần quang trọng cấu tạo xương và răng.
  • Selen giúp tăng cường hệ miễn dịch…

Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất

  • Chúng ta có thể bổ sung chất khoáng bằng các thực phẩm chức năng, nhưng thực phẩm tự nhiên là nguồn bổ sung khoáng chất đầy đủ, đa dạng, cân bằng và an toàn nhất cho cơ thể. Vì vậy, cân bằng chế độ dinh dưỡng là cách tốt nhất để đảm bảo chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu các khoáng chất đa lượng phần lớn có trong rau lá, rau củ, quả tươi, sữa và chế phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như thịt, cá, trứng, đậu, ngũ cốc.

Thiếu khoáng chất có sao không?

Thiếu khoáng chất, cơ thể sẽ đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe và bệnh tật như:

  • Gia tăng khả năng mắc bệnh cảm cúm, nhiễm trùng.
  • Cao huyết áp, trầm cảm, lo âu.
  • Không tăng trưởng hoặc xương yếu.
  • Đau nhức bắp thịt, khớp xương.
  • Rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung thừa khoáng chất có sao không?

Khoáng chất được ruột non hấp thụ từ thực phẩm rồi dự trữ và lưu chuyển trong máu, trong các tế bào.

Tuy một phần chất khoáng không dùng đến có thể được thải ra theo nước tiểu, nhưng nếu lượng chất khoáng đưa vào cơ thể quá cao so với mức yêu cầu, việc giữ lại chúng quá lâu trong cơ thể sẽ gây ra một số tác hại:

  • Rụng tóc, chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer, không dung nạp glucose hay tiền đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa và suy dinh dưỡng, bệnh Parkinson, giảm testosterone máu, giảm thị lực…Cần làm các xét nghiệm để xác định tình trạng ngộ độc chất khoáng trong cơ thể và hướng điều trị.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn phần nào thấy được tầm quan trọng của khoáng chất đối với cơ thể. Hãy hành động để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình bạn…!