Thuốc không kê đơn

Hiển thị 1–12 của 411 kết quả

Các loại thuốc không kê đơn có thể giúp bạn giảm các triệu chứng của rất nhiều căn bệnh thông thường, ví dụ như các cơn đau nhẹ, các triệu chứng cảm lạnh mà không cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng không phải tất cả các loại thuốc không kê đơn đều phù hợp với mọi người. Chúng có thể điều trị cùng một triệu chứng nhưng chúng sẽ phát huy hiệu quả khác nhau với mỗi người.

Thuốc không kê đơn (thuốc OTC) là gì?

Thuốc không kê đơn hay còn gọi là thuốc OTC là thị trường thuốc phân phối qua các hiệu thuốc. Thường được dùng trong điều trị các bệnh thông thường và người bệnh có thể tự điều trị, không nhất thiết có sự thăm khám, chỉ định thuốc hoặc theo dõi của bác sĩ.

Thuốc không kê đơn thường có đặc tính sau:

  • Thuốc có độc tính thấp, không tạo ra những sản phẩm phân huỷ có độc tính, không có những tác dụng có hại nghiêm trọng.
  • Thuốc có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng.
  • Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh thông thường và bệnh nhân có thể tự điều trị, không nhất thiết phải có sự thăm khám, tư vấn và theo dõi của thầy thuốc.
  • Thuốc ít có tương tác với thuốc khác và những loại thức ăn, đồ uống thông dụng.
  • Thuốc không gây tình trạng lệ thuộc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc không kê đơn

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, nắm rõ chỉ định của thuốc (dùng trong trường hợp nào), chống chỉ định (không dùng trong trường hợp nào), các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra (nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt…), liều dùng (liều lượng và thời gian uống thuốc).
  • Thuốc có thể uống trực tiếp vào miệng hoặc hòa tan vào nước rồi uống hay ngậm dưới lưỡi… nước dùng để uống tốt nhất là nước đun sôi để nguội, cần tránh dùng nước trà hay nước có chứa cồn để uống thuốc!
  • Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc không kê đơn với người mắc bệnh cao huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, hen suyễn… vì có thể gây ra tác hại nguy hiểm: các thuốc chống sung huyết gây co mạch trong điều trị nghẹt mũi (phenylephedrin, pseudoephedrin…) làm gia tăng huyết áp ở người cao huyết áp; thuốc kháng histamin thế hệ cũ (chlorpheniramin, dexchlorpheniramin…) gây bí tiểu ở người phì đại tuyến tiền liệt; thuốc aspirin và các thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofen, diclophenac…) gây khởi phát đợt hen suyễn hay gây ra viêm loét dạ dày-tá tràng…
  • Một số thuốc không kê đơn có thể gây tương tác với các thuốc kê đơn khi sử dụng đồng thời như: nhóm thuốc chống sung huyết ((phenylephedrin, pseudoephedrin…) làm giảm tác dụng của thuốc cao huyết áp, thuốc aspirin làm gia tăng nguy cơ chảy máu ở người đang sử dụng thuốc chống đông heparin…
  • Không sử dụng chung đồng thời các vitamin và khoáng chất với các thuốc khác, vì nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra: levodopa hay phenytoin sẽ bị giảm tác dụng khi dùng chung với vitamin B6; vitamin E sẽ làm gia tăng nguy cơ chảy máu khi kết hợp với warfarin (thuốc chống đông máu) hoặc aspirin (thuốc chống kết tập tiểu cầu)…
  • Cần lưu ý khi sử dụng thuốc paracetamol riêng lẻ hoặc phối hợp paracetamol với các thuốc khác mà trong thành phân có chứa paracetamol, thì tổng hàm lượng pracetamol không được > 1g ở một lần uống và > 4g một ngày, vì gây nguy cơ tổn thương gan.
  • Không được kết hợp thuốc aspirin với thuốc kháng viêm NSAID hay 2 thuốc kháng viêm NSAID với nhau, do gây ra nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa.

Các bệnh có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc không kê đơn

  • Bạn cũng nên nhớ rằng, tình trạng bệnh hiện tại của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc không kê đơn. Ví dụ, nếu bạn sử dụng aspirin để điều trị các vấn đề về nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, thì sử dụng ibuprofen có thể làm giảm các lợi ích về tìm mạch. Ibuprofen hoặc naproxen có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ.
  • Nếu bạn mắc phải các bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, tiền sử xuất huyết dạ dày, bệnh thân hoặc bệnh về gan, thì một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể sẽ phù hợp với bạn hơn các loại thuốc khác. Trên 60 tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc giảm đau.

Dưới đây là một vài hướng dẫn chung:

  • Nếu bạn bị tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ thì nên ưu tiên sử dụng thuốc giảm đau có chứa acetaminophen. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc như ibuprofen vì có thể làm tăng thêm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Nếu bạn có tiền sử xuất huyết dạ dày, loét dạ dày tá tràng hoặc ợ nóng thì có thể acetaminophen cũng sẽ là lựa chọn phù hợp hơn vì không gây kích ứng dạ dày như naproxen hay ibuprofen.
  • Nếu bạn bị hen xuyễn bạn cũng nên sử dụng acetaminophen.
  • Nếu bạn bị bệnh thận, bạn có thể sử dụng acetaminophen, tuy nhiên chỉ nên sử dụng khi cần.
  • Nếu bạn bị bệnh gan hoặc xơ gan, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng acetaminophen và cả ibuprofen.

Tuy các thuốc không kê đơn không cần có sự chỉ định của thầy thuốc, người sử dụng các thuốc này vẫn nên thận trọng và cần trình bày, tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ nếu đang mắc phải bệnh lý mãn tính hoặc đang sử dụng các loại thuốc nào đó, để tránh các tác hại có thể xảy ra!