Thuốc trị chóng mặt

Hiển thị kết quả duy nhất

Chóng mặt là triệu chứng của nhiều bệnh. Mức độ chóng mặt có thể nhẹ (người bệnh có thể chịu được và nghỉ ngơi sẽ hết) hoặc nặng buộc phải dùng đến thuốc trị chóng mặt. Vậy những thuốc nào được dùng để xử trí trong những trường hợp này?

Chóng mặt là bị gì?

  • Chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Chóng mặt thường được mô tả là cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh quay vòng, hoặc chính bản thân người bệnh quay vòng, đồng thời kèm theo cảm giác mất cân bằng.
  • Chóng mặt có thể được điều trị hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng vấn đề là triệu chứng này có thể tái phát. Trong hầu hết các trường hợp, chóng mặt không mang tính nghiêm trọng và thường sẽ hết nếu căn nguyên được chữa khỏi.
  • Tuy nhiên, nếu chóng mặt ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn có thể uống một số loại thuốc để làm giảm chóng mặt.
  • Bạn cần lưu ý rằng chóng mặt không phải bệnh, mà có thể là triệu chứng của một số bệnh nào đó bạn đang mắc phải.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chóng mặt là gì?

Chóng mặt thường là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Các triệu chứng thường đi kèm là:

  • Đầu óc quay cuồng hoặc cảm thấy mệt mỏi
  • Đứng không vững hay cảm giác mất thăng bằng
  • Cảm giác bồng bềnh
  • Đau đầu chóng mặt
  • Chóng mặt buồn nôn.

Những dấu hiệu này sẽ làm người bệnh cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi nhiều, đôi khi mắt chuyển động bất thường, ù tai và giảm cảm giác. Chóng mặt thường không kéo dài lâu mà sẽ biến mất trong vài phút, giờ hoặc cả ngày.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân nào gây ra chóng mặt

Mỗi dạng chóng mặt thường gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau. Chúng hầu hết đều là các vấn đề về sức khỏe cần được điều trị. Bao gồm:

Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt ngoại biên:

  • Viêm mê cung
  • Bệnh viêm dây thần kinh tiền đình
  • Viêm tai trong
  • U dây thần kinh VIII
  • Chóng mặt kịch phát lành tính
  • Bệnh Meniere

Thủ phạm gây chóng mặt trung ương:

  • Đột quỵ xuất huyết não
  • Nhồi máu não
  • Chấn thương sọ não
  • Bệnh u não lành tính hoặc ác tính
  • U góc cầu tiểu não
  • Bệnh xơ cứng rải rác

Các nguyên nhân khác:

  • Hội chứng nhức đầu Migraine
  • Giảm huyết áp
  • Giang mai thần kinh
  • Tổn thương dây thần kinh cảm giác

Hiện tượng chóng mặt thường gặp ở những ai?

  • Người lớn tuổi và trung niên
  • Người trẻ tuổi lao động trí óc
  • Phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chóng mặt?

Việc cần thiết nhất là phải chẩn đoán được bệnh căn nguyên gây ra chóng mặt do có rất nhiều bệnh có thể dẫn đến chóng mặt. Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi bất cứ thông tin liên quan đến nhức đầu như bạn bị chóng mặt khi nào, tần xuất xuất hiện và yếu tố gây chóng mặt. Sau đây là một số phương pháp chẩn đoán.

  • Khám lâm sàng
  • MRI hoặc CT scan trong trường hợp nghi ngờ đột quỵ
  • Khám khả năng giữ thăng bằng khi đi lại
  • Khám hệ thần kinh trung ương

Xét nghiệm kiểm tra thính lực và khả năng thăng bằng, bao gồm:

  • Kiểm tra cử động của mắt
  • Kiểm tra cử động của đầu
  • Thay đổi tư thế
  • Kiểm tra xoay ghế.

Tổng hợp các loại thuốc trị chóng mặt tại Nhà thuốc An Tâm

Các thuốc điều trị triệu chứng:

  • Thuốc kháng Histamin: Các thuốc thuộc nhóm này ức chế Histamin là một chất dẫn truyền trong não. Một số thuốc thường được sử dụng như Meclizine hydrochloride (Antivert), Diphenhydramin Hydroclorid, Promethazine (Phenergan), Cinarizin, Betahistine ( Betaserc )
  • Thuốc kháng cholinergic: Dimenhydrinate (Dramamine) và Amitriptyline (Elavil) là các thuốc vừa có tác dụng kháng cholinergic, vừa có tác dụng kháng histamin.
  • Thuốc chống nôn: metoclopramide, meclizine , prometazine.
  • Thuốc an thần: seduxen , diazepam, Lorazepam (Ativan).
  • Thuốc chẹn Ca: Flunarizine, cinarizin , verapamil .
  • Thuốc lợi tiểu: Acetazolamide có thể được cân nhắc điều trị trong bệnh Meniere.
  • Thuốc Corticoid: Được sử dụng trong viêm dây thần kinh số VIII và bệnh Meniere.
  • Acetyl-leucine: tên biệt dược là Tanganil, có tác dụng điều trị cơn chóng mặt cấp, tuy nhiên cơ chế tác dụng chưa rõ ràng.
  • Ginko Giloba và Piracetam: Là 2 thuốc có hiệu quả trong điều trị cả chóng mặt ngoại biên và trung ương. Giloba có tác dụng tăng cường tưới máu não và hệ tiền đình ngoại biên, trong khi Piracetam tác động lên nhân tiền đình và nhân vận nhãn ở thân não.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chóng mặt?

Bạn sẽ có thể kiểm soát chóng mặt nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Bạn có thể sẽ bị mất khả năng thăng bằng, vì vậy hãy cẩn thận khi đi lại
  • Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột, nếu triệu chứng quá nặng bạn có thể chống gậy để hỗ trợ
  • Tránh đặt những đồ vật dễ gây vấp ngã trong nhà
  • Khi cảm thấy chóng mặt, bạn hãy ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay lập tức
  • Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt
  • Tránh uống cà phê, rượu, tránh ăn nhiều muối và tránh hút thuốc lá
  • Uống đủ nước, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh để bị stress
  • Tìm hiểu về các tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang uống
  • Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống đủ nước, nếu có thể bạn nên uống loại nước cung cấp chất điện giải.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Nhà thuốc An Tâm không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.