Viêm họng là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ gặp nhất. Bệnh gây ra tình trạng đau rát ở cổ họng, có thể kèm ho kham cũng một số triệu chứng khác. Người bệnh nên sớm nhận biết những dấu hiệu của bệnh và cách chữa trị tránh gặp phải những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh viêm họng là gì và có mấy loại?
Bệnh viêm họng là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp khiến lớp niêm mạc ở hầu họng bị sưng tấy và gây đau nhức. Khi bị viêm họng người bệnh sẽ thấy đau rát cũng như nóng đỏ ở vùng cổ. Cơn đau xảy ra nhiều khi bạn nuốt thức ăn, nước bọt hoặc nói chuyện quá lớn tiếng.
Bệnh viêm họng được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo nguyên nhân cũng như tình trạng của cổ họng. Cụ thể:
Viêm họng cấp tính
Tình trạng này khá nhẹ và có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Viêm họng cấp sẽ có thể đi kèm cùng một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp như cúm, sốt, viêm xoang, sởi,…
- Viêm họng đỏ: Bệnh do vi khuẩn hoặc liên cầu tan huyết nhóm A, G, C, B, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis,…gây ra. Chúng đi vào vòm họng và phá hủy cấu trúc của niêm mạc ở thành họng.
- Viêm họng trắng: Bệnh gây ra những đốm trắng ở niêm mạc họng và có thể gây chảy máu niêm mạc nếu không được chữa trị kịp thời.
Viêm họng mãn tính
Đây là giai đoạn phát triển của viêm họng cấp nếu bệnh không được điều trị dứt điểm và tái phát nhiều lần. Viêm họng mãn tính có những dạng nhỏ gồm:
- Viêm họng xuất tiết: Đây là tình trạng niêm mạc nóng đỏ lên, có những hạt nổi ở sau thành họng. Người bệnh cũng có thể bị hắt hơi, sổ mũi do dịch nhầy tiết ra nhiều. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột, bất ngờ.
- Viêm họng quá phát: Vùng niêm mạc ở họng sẽ đỏ và dày lên, vùng tổ chức bạch huyết gồ và xơ hóa, tập trung thành một dải ở phía sau.
- Viêm họng đặc hiệu: Gồm viêm họng liên cầu, viêm họng do bạch hầu và viêm họng vincent. Những tình trạng này đều rất nguy hiểm và cần được can thiệp bằng y khoa để xử lý dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến họng.
Nguyên nhân gây bệnh
- Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm họng, những tác nhân đó thường là vi khuẩn (liên cầu khuẩn), virus. Có đến 80% các ca mắc viêm họng đều do virus gây nên, chủ yếu là virus cảm cúm, Rhinovirus, sởi, ho gà, cảm cúm,..
- Dị ứng: Những tác nhân có hại dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất độc hại, xà phòng,… cũng có thể gây kích thích được họng và gây viêm nhiễm tại niêm mạc.
- Khói bụi, ô nhiễm: Một nguyên nhân quan trọng cần được nhắc tới đó chính là sự ô nhiễm của khói bụi, thuốc lá, nấm mốc trong không khí xâm nhập vào đường thở. Chúng khiến mũi họng dần trở nên viêm nhiễm, tích tụ lâu ngày gây nên các bệnh về đường hô hấp.
- Độ ẩm không khí thấp: Môi trường sống với không khí thiếu đi độ ẩm cũng khiến cho họng của chúng ta bị khô. Tình trạng khô họng này kéo dài sẽ khiến cho cổ họng bị đau, khô rát và dần bị tổn thương. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao viêm họng thường xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng thường xuyên ở trong phòng điều hòa.
- Chấn thương ở vùng họng: Nếu cổ họng của bạn phải hoạt động quá nhiều dẫn đến căng cơ, chúng có thể khiến dây thanh quản bị tổn thương. Bởi vậy những người có công việc thường xuyên phải nói nhiều nếu không bảo vệ cổ họng tốt thì rất dễ bị mắc bệnh.
- Do bệnh lý khác: Một số bệnh về đường hô hấp khác có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm họng như là: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản, cảm lạnh, cảm cúm,…
Triệu chứng điển hình nhận biết bệnh
Biểu hiện bệnh viêm họng thường xuất hiện theo cấp độ diễn tiến của bệnh: Viêm họng cấp tính, viêm họng mãn tính, viêm họng hạt. Ở mỗi thể bệnh, người bệnh lại nhận biết được thông qua các triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng viêm họng cấp tính
Ở giai đoạn viêm họng cấp, những biểu hiện bệnh thường diễn ra rõ ràng, nhanh xuất hiện và gây đau, khó chịu cho người bệnh:
- Đau rát tại vùng cổ họng, niêm mạc trong cổ họng bị đỏ và xuất hiện phù nề.
- Ho thành từng cơn, có thể ho khan hoặc xuất hiện đờm.
- Cổ họng có đờm nhầy, ban đầu có màu trắng loãng, sau chuyển sang màu vàng dưới sự hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn.
- Có thể kèm thêm biểu hiện hắt xì, đau nhức đầu, sổ mũi, sốt, cơ thể mệt mỏi.
Biểu hiện viêm họng mãn tính
Theo tôi, viêm họng cấp tính kéo dài không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra viêm họng mãn, với những biểu hiện ở cấp độ tăng nặng:
- Đau nhức họng và khó nuốt.
- Ngứa rát và cảm thấy vướng ở vùng cổ họng.
- Ho thường xuyên hơn, cơn ho kéo dài và xuất hiện nhiều đờm trắng.
- Niêm mạc trong họng xuất hiện tình trạng xung huyết, nổi hạt lympho màu trắng.
Triệu chứng viêm họng quá phát (viêm họng hạt)
Viêm họng hạt là dạng bệnh quá phát của viêm họng mạn tính. Khi đó, những tế bào hạt lympho sẽ phát triển mạnh để tiêu diệt hết các vi sinh vật trong cổ họng, dẫn đến sưng phồng lên. Biểu hiện thường gặp đó là:
- Đau nhức và vướng víu trong cổ họng, thường xuyên ngứa họng muốn ho khạc.
- Ho có đờm đặc và quánh dính, màu nhầy trắng đặc biệt là vào buổi sáng.
- Thành họng bị xung huyết có màu đỏ, ở mặt thành họng sau xuất hiện hạt lympho trắng.
Viêm họng có lây không? Có nguy hiểm không?
Bệnh viêm họng mặc dù không nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều nguy hiểm. Phần lớn người bệnh bị viêm họng sẽ kéo dài trong khoảng từ 5 – 7 ngày, nếu bà con có sức đề kháng tốt bệnh hoàn toàn thuyên giảm nhanh và không phát sinh biến chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài sẽ gây nên những ảnh hưởng vô cùng lớn đối với hệ hô hấp và sức khỏe như:
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm phế quản
- Viêm tai giữa
- Viêm tấy amidan
- Viêm cầu thận
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm thanh quản
- Viêm xoang cấp và mãn tính.
Đối với tình trạng viêm họng do vi khuẩn, cần tích cực để điều trị theo hướng dẫn từ phia chuyên gia để đề phòng những biến chứng nguy hiểm lên đường hô hấp. Trong trường hợp nặng, việc điều trị có thể lên đến hơn 10 ngày mới có dấu hiệu thuyên giảm.
Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm họng
Để được điều trị đúng cách và chính xác, điều quan trọng nhất là chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh. Khi đến những cơ sở y tế, người bệnh sẽ được chẩn đoán như sau:
Chẩn đoán qua dấu hiệu bệnh
- Biểu hiện rõ nhất là tình trạng sốt 38 – 39 độ, người ớn lạnh, cổ họng đau rát và phần hạch góc hàm nổi lên. Những dấu hiệu này chỉ khẳng định được 1 phần bệnh viêm họng, cần làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá được kết quả chính xác.
Chẩn đoán qua quan sát vòm họng
- Bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc họng của người bệnh bằng những dụng cụ y khoa để khẳng định chính xác tình trạng bệnh.
Xét nghiệm
- Một số trường hợp sẽ được chỉ định các xét nghiệm để đưa ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
- Xét nghiệm máu: Nếu ở thể nhẹ lượng bạch cầu sẽ không tăng, nhưng nếu bệnh nặng thì thì khối lượng bạch cầu cũng sẽ tăng cao.
- Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn: Người bệnh được lấy dịch ở họng để đưa đi xét nghiệm xem có virus hay vi khuẩn ở bên trong hay không.
Top 5 thuốc điều trị viêm họng tại Nhà thuốc An Tâm
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được dùng để trị viêm họng ở người lớn, đặc biệt là những người bị viêm họng mãn tính, bệnh trở nặng. Thuốc kháng sinh giúp giảm đau, giảm sưng viêm và giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn. Các thuốc kháng sinh được dùng gồm: Nhóm Macrolid, nhóm Cephalosporin,…
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Gồm Aspirin, Ibuprofen, Diclophenac,… giúp ức chế tổng hợp Prostaglandin, ngăn ngừa những tín hiệu đau từ họng đến thần kinh.
- Thuốc Corticosteroid: Gồm Prednisolon, Dexamethason, Methylprednisolon, Betamethason,… Những loại này giúp nhanh chóng giảm đau, giảm sưng ở họng và cải thiện những triệu chứng bệnh viêm họng cho người bệnh. Thuốc chỉ dùng cho những người bị viêm họng nặng và có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
- Thuốc chống viêm nhóm Enzyme: Các thuốc sẽ giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh và giảm phù nề, tiêu đờm khá hiệu quả. Thuốc có dạng đường uống hoặc tiêm, ngậm nên khá tiện dụng.
- Thuốc trị ho: Gồm thuốc Dextromethorphan, Pholcodin, Codein,… là những thuốc phổ biến và khá an toàn, dễ dùng, ít xảy ra tác dụng phụ.
Khi dùng thuốc bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống thuốc cũng như những lưu ý liên quan để đạt được hiệu quả tối đa.
Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng
Một số biện pháp phòng ngừa đơn giản, hiệu quả mà bạn nên thực hiện như sau:
- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc đến những nơi đông người để tránh tiếp xúc với tác nhân kích ứng hay dịch tiết của người mắc bệnh. Trong trường hợp thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, chất thải thì cần dùng khẩu trang bảo hộ để đảm bảo an toàn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để súc miệng và họng. Nên thực hiện 2 lần/ ngày nhằm tiêu diệt vi khuẩn trong họng.
- Uống nhiều nước để tăng cường hoạt động đào thải chất của cơ thể, đồng thời kết hợp uống thêm các loại nước ép giàu vitamin C để tăng dưỡng chất và đề kháng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên ăn những loại đồ ăn mềm, tươi mát. Hạn chế việc sử dụng những đồ ăn cay, đồ ăn chiên rán dầu mỡ bão hòa bởi chúng thường gây hại cho cổ họng, hạn chế dùng rượu bia và các chất kích thích.
- Nếu bạn bị viêm amidan mãn tính kéo dài, cần cân nhắc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm nhiễm nếu cần.
- Không tiếp xúc gần, dùng chung đồ dùng cá nhân cùng với những người bị mắc bệnh về đường hô hấp.
- Luôn giữ ấm cơ thể và đường thở, tăng cường bổ sung những loại gia vị có tính ấm trong mùa lạnh như tỏi, gừng,… để kháng khuẩn.
Bệnh viêm họng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, bạn nên sớm nhận biết bệnh và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần có lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa cũng như đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.