Thuốc điều trị viêm gan B

Hiển thị 1–12 của 19 kết quả

Viêm gan B là bệnh lý rất nguy hiểm, bệnh có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan nếu như không có biện pháp điều trị đúng và kịp thời. Vậy dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý này như thế nào? Cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu qua bài viết sau!

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho lá gan gây ra bởi virus HBV. Virus HBV xâm nhập vào gan làm tổn thương các tế bào gan; đồng thời phá hủy cơ chế bảo vệ của cơ quan quan trọng này. Khi bệnh kéo dài hơn 6 tháng được coi là giai đoạn mạn tính, nếu bệnh nhân không chữa trị kịp thời sẽ có khả năng cao dẫn đến xơ gan, suy gan hoặc thậm chí là ung thư gan, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng bệnh viêm gan B

Viêm gan B không có triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh rất khó nhận biết. Cho nên thông thường khi phát hiện, bệnh đã phát triển một thời gian và gây tổn hại cho gan.

Do đó, mọi người có thể chú ý các triệu chứng như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Thường xuyên buồn nôn, ói mửa.
  • Nước tiểu có màu vàng sẫm.
  • Đau bụng.
  • Phân màu xanh xám, sẫm màu.
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Có hiện tượng xuất huyết dưới da.
  • Đau hạ sườn phải.
  • Sưng bụng, chướng bụng.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan B

Viêm gan B thường tấn công những người có khả năng miễn dịch kém dễ bị virus tấn công hoặc lây nhiễm sang những người có tiếp xúc với người bệnh viêm gan B không được bảo vệ an toàn, đó là những người dễ nhiễm bệnh viêm gan B dưới đây:

  • Người cao tuổi        
  • Phụ nữ mang thai            
  • Trẻ em            
  • Nhân viên y tế            
  • Người nghiện hút ma túy, xăm mình

Virus viêm gan B lây qua đường nào?

Virus viêm gan B là loại virus có khả năng lây truyền chủ yếu:

  • Lây qua đường máu
  • Lây qua quan hệ tình dục
  • Lây từ mẹ truyền sang con

Khả năng lây lan của HBV hơn gấp 100 lần so với virus HIV. Do đó, chỉ cần một xây xát nhỏ làm trầy da nếu khi đó tiếp xúc với máu người nhiễm virus (kim tiêm, kim châm cứu, dụng cụ y tế, dao cạo râu, cắt móng tay, bàn chải đánh răng…) cũng đã mở đường cho mầm bệnh đi vào cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B

Viêm gan B do virus HBV (Hepatitis B Virus) gây ra. Virus này có hình cầu, vỏ bao quanh nó có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg.                         

Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B

Virus viêm gan B rất dễ lây lan, chúng ta có thể bị nhiễm bệnh thông qua việc tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch cơ thể của người bệnh. Do đó, nguy cơ mắc viêm gan B sẽ cao hơn nếu có thêm các yếu tố như:

  • Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là khi tiêm truyền tĩnh mạch
  • Sống chung, ăn uống, sinh hoạt cùng với người nhiễm viêm gan B
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.
  • Làm công việc phải tiếp xúc nhiều với máu của người bệnh
  • Đi đến những nơi có tỷ lệ người mắc bệnh cao
  • Lạm dụng bia rượu quá nhiều
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lạnh mạnh cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm gan B

Chẩn đoán bệnh viêm gan B

Chỉ có các Xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định bạn hiện đang bị viêm gan siêu vi B, đã khỏi bệnh, là người mang virus mãn tính, hoặc có thể đồng nhiễm với các loại viêm gan virus khác. Dưới đây là 5 xét nghiệm máu cơ bản trong viêm gan B (Kiểm tra 5 hạng mục viêm gan B):

  • HBsAg
  • Anti-HBc (HBc-Ab)
  • Anti-HBs (HBs-Ab)
  • HbeAg
  • Anti Hbe.

Bạn có thể liên hệ chat trực tuyến hoặc Hotline để được tư vấn rõ hơn về việc nên xét nghiệm 5 hạng mục cơ bản trong viêm gan B. Phòng khám 12 Kim Mã – Chuyên khoa Gan luôn có các chương trình ưu đãi, giảm giá cho khánh hàng.

Ngoài ra còn có các kiểm tra khác như:  

  • Kiểm tra chức năng gan: phán đoán tình trạng tổn thương gan của người bệnh viêm gan B)
  • Kiểm tra HBV – DNA: phán đoán số lượng nhân lên của virus trong cơ thể người, chỉ số càng cao thì chứng tỏ mức độ nhân lên của virus càng mạnh, tính truyền nhiễm cũng mạnh hơn, lúc này cần tiến hành điều trị kháng virus.  
  • Siêu âm: quan sát sự thay đổi của gan, mật, tỳ, có lợi cho việc điều trị sớm các bệnh hữu cơ như xơ gan, ung thư gan…

Top 5 thuốc điều trị bệnh viêm gan B tại Nhà thuốc An Tâm

Hiện tại có 5 loại thuốc kháng virus được chấp thuận cho người lớn bị nhiễm viêm gan B mạn tính. Chúng được uống dưới dạng thuốc viên nén, mỗi ngày một lần trong 1 năm hoặc lâu hơn hoặc đôi khi là suốt đời, tùy theo tổn thương gan đã có do siêu vi.

  • Tenofovir disoproxil (Viread) hay Tenofovir alafenamide (Vemlidy) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Đây được xem là một điều trị đầu tay cho người bị viêm gan B mạn tính với tính kháng thuốc rất thấp.
  • Entecavir (Baraclude) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Tương tự như tenofovir, đây cũng được xem là một điều trị đầu tay.
  • Telbivudine (Tyzeka hoặc Sebivo) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, đây lại là một thuốc lựa chọn điều trị hàng thứ hai.
  • Adefovir Dipivoxil (Hepsera) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, tương tự như telbivudine, đây cũng là một thuốc lựa chọn điều trị hàng thứ hai. Đồng thời, trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân phải được theo dõi chức năng thận thường xuyên.
  • Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix hoặc Heptadin) là một loại thuốc uống mỗi ngày một lần, với ít tác dụng phụ, trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, hiện nay thuốc không còn được sử dụng phổ biến vì hoạt tính chống virus kém hơn, hầu hết mọi người đều bị kháng thuốc trong vòng một hoặc hai năm nên đã bị thay thế bởi các loại thuốc mới hơn đã kể trên.

Lối sống cho người bệnh viêm gan B

Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm và rất khó điều trị. Tuy nhiên, nếu tích cực điều trị và áp dụng lối sống lành mạnh thì bệnh có thể nhanh chóng phục hồi. Bệnh nhân nên áp dụng những lối sống sau đây để có thể nhanh đẩy lùi viêm gan B.

  • Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu tuy nhiên cũng không nên kiêng khem quá mức mà là cần cân đối, đa dạng đủ chất đạm, hạn chế chất béo, giảm muối, uống nhiều nước.
  • Hạn chế hoặc cai uống rượu: uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, càng uống rượu càng gây tổn thương gan  có thễ dẫn đến xơ gan kể cả ung thư gan.
  • Vận động để khỏe mạnh: Tập thể dục tuy không thải trừ được siêu vi ra ngoài nhưng có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch yếu đi.
  • Bỏ hút thuốc lá: Để giữ cho gan khoẻ mạnh và cải thiện tình trạng sức khoẻ chung cho cơ thể bạn nên bỏ hút thuốc lá.
  • Không nên thức sau 11 giờ khuya

Đề phòng bệnh viêm gan B như thế nào?

Viêm gan B là bệnh nguy hiểm vì đây là bệnh rất khó điều trị, có diễn biến phức tạp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nhất cho người bệnh. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh gan thì mỗi người cần có biện pháp phòng bệnh viêm gan B một cách tích cực, hiệu quả nhất thì việc phòng bệnh mới triệt để nhất. Dưới đây là những cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả và an toàn người bệnh có thể áp dụng:

  • Tiêm phòng vaccine viêm gan B. Đây là cách phòng bệnh an toàn đạt hiệu quả trên 85%          
  • Tình dục an toàn          
  • Không sử dụng chung bàn chải, dao cạo râu, dụng cụ xăm mình với người viêm gan B          
  • Không chạm vào máu của người bệnh viêm gan B          
  • Băng vết máu và vết bầm của người bệnh viêm gan B để tránh tiếp xúc với máu.          
  • Tiêm phòng vaccine viêm gan B cho trẻ trong 24h đầu sau sinh

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nhà thuốc An Tâm chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.