Thuốc điều trị tiêu chảy

Hiển thị 1–12 của 14 kết quả

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là bệnh gì?

Tiêu chảy, hay còn được gọi là đại tiện phân lỏng, có thể xảy ra thường xuyên và có cảm giác cấp bách. Khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ đi nhiều hơn 3 lần một ngày. Theo thời gian kéo dài của bệnh, tiêu chảy chia làm 3 loại:

  • Tiêu chảy cấp: Kéo dài từ một vài ngày đến 1 tuần.
  • Tiêu chảy bán cấp: Kéo dài khoảng 3 tuần.
  • Tiêu chảy mạn: Kéo dài từ 4 tuần trở lên.

Nguyên nhân bệnh tiêu chảy là gì?

Các bác sĩ cho biết, các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy gồm có:

  • Do virus: Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy là do cơ thể bị nhiễm các loại virus gây hại như: Rotavirus, Caliciviruses, Adenovirus, Astrovirus.
  • Do vi trùng: Các loại vi trùng, vi khuẩn gây tiêu chảy gồm có: Staphylococcus aureus (S. aureus); Clostridium perfringens; Bacillus cereus; Salmonella; Shigella; Escherichia coli ( E. coli ); Campylobacter jejuni; Yersinia enterocolitica; Vibrio parahaemolyticus; Vibrio cholerae…Các vi trùng và vi khuẩn này thường tấn công vào cơ thể con người qua đường thực phẩm và ăn uống.
  • Do ký sinh trùng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy hàng đầu. Có thể liệt kê một số loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy như: giardia lamblia, cryptosporidium và entamoeba histolytica. Các ký sinh trùng này thường tấn công và xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường thực phẩm, sau đó sinh sôi phát triển và gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Do thuốc: Ngoài ra, một số trường hợp bị tiêu chảy là do sử dụng các loại thuốc trụ sinh, thuốc nhuận tràng hay thuốc chống cao huyết áp. Không chỉ vậy, những người uống nhiều bia rượu, trà, cà phê… cũng có nguy cơ bị tiêu chảy rất cao.
  • Do bệnh: Rất nhiều trường hợp bị tiêu chảy do luôn lo lắng, stress, căng thẳng, có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng máu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh tiêu chảy là gì?

Ngoài một số bệnh gây ra tiêu chảy, một số thói quen hằng ngày sau đây cũng có thể gây ra tiêu chảy:

  • Không thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Bảo quản thực phẩm không an toàn và hợp vệ sinh.
  • Không làm sạch bếp thường xuyên.
  • Nguồn nước không sạch.
  • Ăn đồ ăn thừa chưa hâm nóng.
  • Không rửa tay bằng xà phòng.

Triệu chứng của tiêu chảy

  • Đại tiện nhiều lần, vừa đi xong lại buồn đi tiếp, phân sống, có thể lẫn máu.
  • Bụng đau quặn hoặc âm ỉ, đầy hơi, chướng bụng.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Nếu tác nhân gây bệnh là virus: Bệnh nhân có thể đi ngoài vài chục lần trong ngày, đi ngoài mất kiểm soát. Phân màu trong, hoặc đục như nước vo gạo, dạng nước, mùi tanh, không lẫn máu và lợn cợn vảy trắng.
  • Nếu nguyên nhân liên quan đến chức năng đại tràng: Phân không thành khuôn, sền sệt hoặc có bọt, có thể nát. Bệnh nhân sẽ đi ngoài ngay sau khi ăn xong và cảm thấy dễ chịu hơn sau mỗi lần đại tiện.
  • Nguyên nhân là viêm đại tràng: Bụng đau quặn thắt hoặc âm ỉ. Bệnh nhân đi ngoài nhiều, phân có thể lỏng, không thành khuôn hoặc táo, mùi tanh, có thể ra máu… Nếu người bệnh đi ngoài mùi rất khó chịu và phân lẫn máu có thể đây là triệu chứng của ung thư đại tràng.

Những biến chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy cấp

Biến chứng của bệnh tiêu chảy là gì, không phải ai cũng hiểu rõ, dưới đây là những biến chứng có thể gặp khi bị bệnh:

  • Tiêu chảy nếu không được bù nước kịp thời và đủ nước gây mất nước nặng sẽ làm trẻ kiệt nước có thể gây tử vong.
  • Tiêu chảy gây suy thận cấp cũng có thể dẫn đến tử vong.
  • Suy dinh dưỡng do trẻ ăn ít trong thời gian bệnh.

Bị tiêu chảy khi nào cần đến bệnh viện?

Tiêu chảy tuy là một bệnh lí có thể chữa trị đơn giản tại nhà, tuy nhiên nếu không điều trị tận gốc rất dễ gây ra tình huống xấu. Vì thế, khi áp dụng các biện pháp điều trị tiêu chảy không hiệu quả, bạn nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ điều trị tận gốc.

Khi có một số triệu chứng sau, bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lí:

  • Cơ thể mất nước nghiêm trọng có dấu hiệu khô miệng, bụng đau, luôn cảm thấy khát
  • Nước tiểu có màu sẫm, chóng mặt thậm chí không muốn đi tiểu
  • Đi đại tiện phân có máu hoặc đen, phân chứ máu và chất nhầy
  • Sốt kèm đau bụng quằn quại

Các phương pháp điều trị tiêu chảy tốt nhất

Những phương pháp điều trị bệnh thường được các bác chỉ định bao gồm:

Bù nước và chất điện giải

  • Khi bị tiêu chảy, cơ thể người bệnh sẽ mất khá nhiều nước và rối loạn chất điện giải. Do đó, việc bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể là rất cần thiết.
  • Bạn nên uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây hoặc sử dụng dung dịch bột thuốc Oresol theo hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bằng các loại nước như nước cháo loãng, nước gạo rang…
  • Trường hợp bị tiêu chảy mãn tính, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không hiệu quả thì phải truyền tĩnh mạch.

Điều trị tiêu chảy bằng thuốc kháng sinh Tây y

  • Trường hợp xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy do virus, vi khuẩn gây ra, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y. Phương pháp này sẽ cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Các loại thuốc kháng sinh như Ciprofloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin… giúp điều trị trường hợp nhiễm trực khuẩn E.coli, Salmonella. Nếu bị nhiễm khuẩn tả, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc Tetracyclin, Chloramphenicol hoặc Biseptol. Thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả nếu nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ virus.
  • Trường hợp tiêu chảy là dấu hiệu của một bệnh lý khác, các bác sĩ sẽ ưu tiên chữa trị vấn đề đó trước. Chẳng hạn như bạn bị viêm ruột gây ra tình trạng ỉa chảy, bác sĩ sẽ tìm cách chữa bệnh viêm ruột trước. Từ đó cũng ngăn ngừa được triệu chứng ỉa chảy cho người bệnh.

Top 10 thuốc trị tiêu chảy tốt nhất tại Nhà thuốc An Tâm

  1. Thuốc trị tiêu chảy Berberin
  2. Thuốc Eldoper trị tiêu chảy cấp và mãn tính
  3. Thuốc Ercefuryl chữa tiêu chảy do nhiễm khuẩn
  4. Thuốc kiểm soát tiêu chảy Hidrasec
  5. Thuốc trị tiêu chảy Smecta
  6. Thuốc Loperamid trị tiêu chảy đột ngột
  7. Thực phẩm hỗ trợ giảm tiêu chảy Enterogermina
  8. Thuốc trị tiêu chảy Imodium
  9. Dung dịch Diarsed kiểm soát tiêu chảy
  10. Thuốc Carbomango cho gia đình

Làm thế nào để phòng tránh tiêu chảy?

Việc nhận biết tiêu chảy là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy sẽ giúp bạn có thể phòng tránh bệnh lý này thông qua việc thực hiện tốt các nguyên tắc dưới đây:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi vứt rác, sau khi chơi với vật nuôi và sau khi thay bỉm cho trẻ nhỏ.
  • Khi bị tiêu chảy nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi tại nhà, không nên đi học, đi làm.
  • Không sử dụng nước nhiễm khuẩn.
  • Không uống nước khi chưa đun sôi.
  • Rửa rau củ quả thật kỹ trước khi ăn.
  • Nấu chín kỹ các loại thức ăn trước khi ăn.
  • Khi luộc trứng nên luộc đến khi lòng đỏ chín kỹ.
  • Vệ sinh tay, thớt và dao sau khi dùng để thái các thực phẩm sống.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên xung quanh vấn đề tiêu chảy là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiêu chảy, các bạn đã có thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình tốt nhất! Gọi ngay tới Tổng đài Nhà thuốc An Tâm 0937542233 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.