Sỏi mật là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Để hiểu hơn về căn bệnh này và tìm được lời giải đáp tốt nhất hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin dưới đây của bài viết.
Sỏi mật là gì?
- Sỏi mật là một trong những bệnh phổ biến của đường tiêu hóa do sự kết tinh thành dạng tinh thể rắn của cholesterol và các chất khác trong túi mật.
- Sỏi mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như túi mật, đưỡng dẫn mật trong gan,… có thể một hoặc nhiều hạt sỏi từ kích thước nhỏ như hạt cát đến to như quả bóng golf. Sỏi mật được chia làm hai loại là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật (Bilirubin).
Nguyên nhân hình thành sỏi mật
Sỏi mật được tạo thành bởi nhiều nguyên nhân trong đo được phân loại thành các nhóm sau:
- Túi mật chứa quá nhiều Cholesterol do không thể hòa tan hết lượng chất béo cho gan bài tiết nên phần dư còn lại tồn tại lâu sẽ kết tinh thành sỏi.
- Túi mật chứa quá nhiều Bilirubin: khi bị xơ gan, nhiễm vi trùng, nhiễm ký sinh trùng đường mật khiến gan tạo ra nhiều bilirubin gây thừa góp phần tạo nên sỏi mật.
- Ứ đọng mật.
- Bệnh táo bón tạo điều kiện cho vi trùng đường ruột phát triển gây bệnh viêm tá tràng, viêm túi mật và ống mật dễ làm cho dịch lắng xuống thành sỏi.
Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật
- Tuổi tác: người trên 60 tuổi có tỉ lệ mắc cao hơn lứa tuổi khác.
- Những người béo phì, thừa cân hoặc người giảm cân quá nhanh.
- Phụ nữ sau khi sinh: do trong quá trình mang thai nội tiết tố bị thay đổi.
- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo xấu nhưng lại ít chất xơ.
- Người mắc bệnh đái tháo đường.
- Gan bị nhiễm trùng, xơ gan.
- Di truyền.
- Do tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc như tránh thai, thuốc chứa hormon Estrogen,…
- Những người phụ nữ sinh con quá muộn cũng có khả năng cao bị sỏi mật.
Triệu chứng bệnh sỏi mật
Những triệu chứng điển hình người mắc bệnh sỏi mật gặp phải:
- Cơn đau bắt đầu từ bụng trên hoặc phần giữa bên phải kéo dài ít nhất 30 phút, có thể kéo dài hơn nếu là cơn co thắt.
- Đau vai phải hoặc xương bả vai, đau lưng.
- Đau dữ dội ở hạ sườn phải lan ra sau lưng đối với sỏi mật ở ống mật chủ.
- Biểu hiện vàng da, vàng mắt do tắc mật.
- Đi ngoài phân có màu đất sét trắng.
- Buồn nôn và nôn.
- Có thể sốt cao, ớn lạnh.
Biến chứng của bệnh sỏi mật
Nếu phát hiện trễ, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nhưng:
- Bị viêm túi mật cấp.
- Viêm màng bụng: cần phải cấp cứu ngay.
- Viêm đường dẫn mật.
- Sỏi mật làm tắc ống túi mật mạn tính dẫn đến tích nước túi mật.
- Thủng đường mật gây rò mật hoặc sỏi rơi vào ruột non có thể gây tắc ruột nếu viêm sỏi lớn.
- Xơ gan do ứ mật.
Phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi mật
- Thăm khám triệu chứng lâm sàng ổ bụng và toàn thân: đau hạ sường phải, sốt, vàng da và vàng mắt,…
- Siêu âm ổ bụng: giúp bác sĩ phát hiện ra sỏi kích thước và vị trí của sỏi.
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ (MRI) để truy tìm sỏi.
- Xét nghiệm máu hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Thuốc điều trị bệnh sỏi mật hiệu quả tại Nhà thuốc An Tâm
Tùy vào từng trường hợp sỏi lớn hay nhỏ, vị trí của sỏi có gây ra các biến chứng ngay hay không của mỗi bệnh nhân các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên điều trị phù hợp.
Điều trị nội khoa:
- Thuốc giảm đau: thuốc chống co thắt cơ trơn giúp bệnh nhân giảm đau khi sỏi gây co thắt đường mật, túi mật.
- Thuốc làm tan sỏi: khi kích thước sỏi không quá lớn bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân dùng thuốc để làm tan sỏi thay vì mổ, tuy nhiên có nhiều tác dụng không mong muốn xảy nên chỉ được sử dụng dưới sự kiểm soát của các bác sĩ.
- Thuốc điều trị biến chứng: dựa vào từng biến chứng khác nhau của bệnh nhân bác sĩ sẽ kê thuốc kháng khuẩn ngăn ngừa nhiễm khuẩn hay thuốc lợi mật từ thảo dược hoặc hóa dược. Nếu hoại tử mật, tắc mật, thủng túi mật cần can thiệp phẫu thuật.
Điều trị ngoại khoa:
- Nếu sỏi quá lớn, số lượng nhiều có nguy cơ tiến triển thành các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bác sĩ thường đưa ra chỉ định phẫu thuật mổ nội soi để loại bỏ túi mật ngăn ngừa tái phát.
Phòng ngừa bệnh sỏi mật
Để phòng ngừa bệnh sỏi mật tốt cần lưu ý chế độ ăn uống hằng ngày:
- Cắt giảm thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng các loại động vật.
- Bổ sung thực phẩm giàu đạm giúp tăng sự tái tạo tế bào gan.
- Gia tăng ngũ cốc, chất xơ: tốt cho hệ tiêu hóa tránh táo bón.
- Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C cũng cần thêm vào bữa ăn hằng ngày.
- Không lạm dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như bia, rượu, thuốc lá, cafe,…
- Tăng cường vận động thể dục, thể thao.
- Ăn đầy đủ 3 bữa không nên nhịn ăn để tránh mật bị lắng đọng tạo thành sỏi mật.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan tới bệnh sỏi mật, mọi người cần lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, cơ bản về bệnh. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong cuộc sống.