Parkinson là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Parkinson như thế nào? Có thể thấy, đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi và nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Nhà thuốc An Tâm sẽ tổng hợp những kiến thức liên quan đến căn bệnh này cũng như giúp bạn trả lời Parkinson là bệnh gì, cùng tìm hiểu nhé!
Parkinson là bệnh gì?
Parkinson là một loại bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi. Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Căn bệnh này còn được gọi là bệnh PD – Đây là hiện tượng thoái hóa, giảm sút chức năng của hệ thần kinh. Bệnh ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt của con người, khiến việc cử động trở nên chậm chạp, run rẩy, không giữ được thăng bằng.
Cách phân loại bệnh Parkinson
Theo tuổi
Bệnh Parkinson ở người trẻ
- Trước đây khi nhắc đến bệnh Parkinson là gì, người ta thường chỉ nghĩ đến những bệnh nhân già trên 60 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nghiên cứu về bệnh Parkinson là gì chỉ ra rằng bệnh Parkinson có thể xuất hiện ở những người trẻ và có chiều hướng gia tăng.
- Nguyên nhân thường gặp ở những người trẻ mắc bệnh Parkinson là do di truyền. Nhiều nghiên cứu về bệnh Parkinson là gì cho thấy, có tới 65% bệnh nhân mắc khởi phát bệnh Parkinson ở độ tuổi dưới 20 và 32% bệnh nhân khởi phát bệnh ở tuổi 20-30 có đột biến gen. Các gen được cho là có liên quan đến bệnh Parkinson bao gồm PARK1, PARK2, PINK1, LRRK2. Biểu hiện triệu chứng ở những bệnh nhân trẻ tuổi cũng tương tự như ở người già.
Bệnh Parkinson ở người già
- Nếu bạn tìm hiểu về bệnh Parkinson là gì sẽ nhận ra rằng hầu hết các trường hợp mắc bệnh Parkinson đều ở độ tuổi trên 50 tuổi. Các thống kê về bệnh Parkinson là gì cho thấy có 5 trong số 1000 mắc bệnh Parkinson ở độ tuổi trên 50 và khoảng 40 trong tổng số 1000 người mắc bệnh Parkinson ở độ tuổi 60-80.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Parkinson ở tuổi già như dùng thuốc, tổn thương não, thoái hoá chất xám, giảm lượng dopamine, có tiền sử chấn thương hoặc tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thường xuyên phải sử dụng thuốc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người già. Tuy nhiên, yếu tố di truyền thường không ảnh hưởng đến bệnh Parkinson ở người già.
- Các triệu chứng của bệnh Parkinson ở người già bao gồm run tay chân, bước đi loạng choạng, không kiểm soát được hành động, nhất là những hoạt động yêu cầu độ tập trung cao như viết chữ. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh Parkinson còn có biểu hiện cứng đờ gương mặt, khuôn mặt vô cảm.
Theo giai đoạn
Bệnh Parkinson giai đoạn đầu
- Ở giai đoạn này, bệnh nhân có một số biểu hiện của rối loạn vận động nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như run tay chân một bên, hoặc thay đổi tư thế, thay đổi biểu cảm khuôn mặt mà bạn bè hoặc người thân có thể nhận thấy được.
Bệnh Parkinson giai đoạn cuối
- Bệnh Parkinson nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tiến triển ngày càng nặng với các biểu hiện suy giảm nhận thức và giảm các chức năng vận động như bệnh cảm, ảo giác, hoang tưởng và thường xuyên bị ngã, rung lắc toàn thân gây ảnh hưởng nhiều đến vận động, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nặng hơn bệnh nhân có thể không tự đi lại được mà phải dùng đến xe lăn hoặc ngồi 1 chỗ.
Theo thể bệnh
Bệnh Parkinson thể cứng
- Khi nhắc đến bệnh Parkinson là gì, chúng ta thường nghĩ ngay đến tình trạng run tay chân, sau đó là có cứng các cơ bắp khiến bệnh nhân không thể di chuyển đi lại mà phải ngồi yên một chỗ hoặc di chuyển bằng xe lăn. Tình trạng này là hiểu hiện của bệnh Parkinson thể cứng và gặp ở hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson mạch máu
- Theo các nghiên cứu về bệnh Parkinson là gì chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thể mạch máu là rất hiếm gặp. Những bệnh nhân này thường ít có biểu hiện rung lắc toàn thân và cơ cứng các cơ mà chỉ hạn chế vận động chi dưới. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thể mạch máu đó là nó ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ và tinh thần của người bệnh. Mặt khác, bệnh Parkinson thể mạch máu rất khó chẩn đoán.
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Nguyên nhân chính của bệnh Parkinson là do tuổi tác. Khi cơ thể của con người xuất hiện những dấu hiệu lão hóa, chức năng của Thân và Can huyết suy yếu. Máu trong cơ thể không còn đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng các khớp, mạch máu bình thường. Vì vậy gây nên các hiện tượng co cứng, cơ rút và run giật.
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh Parkinson
- Chậm vận động: Khi hoạt động, cơ bắp thường xuất hiện các cơn đau. và đơ cứng. Điều này gây nên những trở ngại lúc hoạt động như:, cắt gọt hoa quả, mở hoặc cài khuy áo …
- Run: Hiện tượng này thường xảy ra với ngón tay thậm chí là cả bàn tay và cẳng tay. Đặc biệt là lúc người bệnh cảm thấy lo lắng, và mất đi sức tập trung. Tuy nhiên nếu được nghỉ ngơi điều độ thì triệu chứng này sẽ thuyên giảm và trở về trạng thái bình thường.
- Mặt bất động: Khuôn mặt khó biểu cảm, đơ cứng, mất đi sự linh hoạt.
- Rối loạn dáng đi: Người bệnh bước đi chậm, lưng khom, cẳng tay, chân hơi gấp. Khi di chuyển họ không đánh tay đều được.
- Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Ăn không ngon miệng và ngủ không tròn giấc.
- Rối loạn tiếng nói: Tiếng nói không có lực, nhỏ và khó nghe. Giọng đều đều, không biểu hiện được cảm xúc của người nói.
- Tăng trương lực cơ: Khi người bệnh co duỗi các khớp xương thường xuất hiện hiện tượng bánh răng cưa.
Biến chứng của bệnh Parkinson là gì?
Một nghiên cứu về Parkinson là bệnh gì đã chỉ ra rằng:
- 40% người mắc bệnh có các triệu chứng trầm cảm.
- 1/ 3 số người bị bệnh có dấu hiệu sa sút về nhận thức và trí tuệ. Điển hình là giảm sút trí nhớ và tính cách thay đổi thất thường.
- Họ thường không làm chủ được hoạt động của cơ thể, rối loạn hoạt động và phát sinh ảo giác. Lúc này họ luôn cảm thấy lười hoạt động, buồn ngủ và thường xuyên bị tụt huyết áp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về Parkinson là bệnh gì cũng liệt kê thêm một số biến chứng của căn bệnh này như:
- Khó nhai và nuốt: Chức năng của cơ thể dần suy giảm. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nhai và nuốt của hệ tiêu hóa.
- Tiết niệu: Parkinson khiến người bệnh mất khả năng tự chủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đường tiết niệu, gây khó tiểu tiện.
- Táo bón: Do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nên người bệnh thường bị táo bón. Đây cũng được xem là tác dụng trong quá trình sử dụng thuốc điều trị Parkinson.
- Ngủ không ngon: Người bệnh mắc chứng Parkinson thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi và ngủ không ngon giấc.
- Rối loạn tình dục: Người mắc bệnh Parkinson thường suy giảm ham muốn về tinh dục. Đây là do ảnh hưởng của sự thay đổi về các yếu tố về tâm lý, thể chất…
Thuốc điều trị bệnh Parkinson tại Nhà thuốc An Tâm
Tùy vào giai đoạn bệnh nặng hay nhẹ mà liều lượng và số lần sử dụng thuốc cũng khác nhau. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc Carbidopa/ Levodopa.
- Thuốc Sinemet và Levodopa hoặc Benserazide/ Prolopa
- Thuốc Entacapone/ Comtan. Đối với loại thuốc này chỉ nên dùng loại phối hợp với Levodopa.
- Thuốc Levodopa/Stalevo/Carbidopa/Entacapone.
- Các thuốc Dopamine – Pramipexole. Đối với loại này nên dùng dạng viên có khả năng giải phóng thuốc tức như Mirapex. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng loại viên như Sifrol ER, Ropinirole, Rotigotine và Apomorphine.
- Các loại thuốc có khả năng ức chế như MAOB – Rasagiline, Azilect, Selegiline, Eldepryl.
- Thuốc Amantadine/ Symmetrel
- Thuốc kháng Cholinergic – Trihexyphenidyl/ Artane – Benztropine/ Cogentin.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc người bệnh cần phối kết hợp cùng các các phương pháp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, yoga. Điều này giúp nhanh chóng tăng khả năng vận động cũng như làm giảm các triệu chứng rối loạn, ảnh hưởng thăng bằng.
Cách phòng bệnh Parkinson
Để phòng bệnh, bạn cần tuân thủ những điều sau:
- Tắm nắng thường xuyên.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều Flavonoid.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà xanh, cafein.
- Ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần thoải mái.
Trong bài viết này, Nhà thuốc An Tâm đã gửi tới quý bạn đọc những thông tin về bệnh Parkinson. Hy vọng sau khi đã nắm được kiến thức Parkinson là bệnh gì, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.