Bệnh mất ngủ hay khó ngủ ngày càng rất phổ biến trong xã hội hiện nay bởi rất nhiều người mắc phải vì đủ mọi nguyên nhân và rất khó trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi chứng bệnh này và tìm lại giấc ngủ ngon lành nhờ áp dụng những cách trị mất ngủ đơn giản, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ nhanh chóng nhất.
Bệnh mất ngủ là gì?
Mất ngủ hay thiếu ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, muốn ngủ nhưng không ngủ được, tình trạng xảy ra vào ban đêm khiến bạn luôn tỉnh táo, trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, dễ giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm và khó ngủ lại được thường trên 30 phút và ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt.
Có thể chia chứng mất ngủ làm 3 loại chính:
- Mất ngủ thoáng qua có biểu hiện khó ngủ dưới 1 tuần.
- Mất ngủ ngắn hạn là tình trạng bị khó ngủ, không muốn ngủ kéo dài khoảng từ 1-4 tuần.
- Mất ngủ mãn tính là tình trạng lâu ngày không ngủ được và kéo dài trên 1 tháng.
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh mất ngủ
- Chúng ta thường nghĩ không ngủ được mới là triệu chứng của bệnh, nhưng trên thực tế những biểu hiện đơn giản như chỉ ngủ thiếp đi trong một khoảng thời gian ngắn, khó đi vào giấc ngủ kéo dài, trằn trọc không yên giấc, thức dậy nhiều lần trong lúc ngủ, mỗi lần dài trên 30 phút, thức khuya mà không có cảm giác buồn ngủ, không muốn đi ngủ, thức dậy sớm nhưng không ngủ lại được… cũng là một trong các triệu chứng mất ngủ.
- Ngoài ra những dấu hiệu khác như ban ngày cơ thể mệt mỏi, hay có cảm giác buồn ngủ, thèm ngủ mà không ngủ đươc, làm việc không tập trung, dễ nổi cáu, dễ bị cảm cúm do cơ thể mất khả năng miễn dịch, dễ bị kích thích cũng là một dạng mất ngủ. Bệnh có thể trị dứt điểm nếu tìm và xác định được rõ nguyên nhân nhưng vì có rất nhiều nguyên nhân nên người ta rất khó tìm ra nguyên nhân và điều trị bằng 1 phương pháp.
Nguyên nhân gây nên bệnh mất ngủ
Nguyên nhân khách quan gồm có:
- Môi trường
- Phòng ngủ
- Chênh lệch múi giờ, thay đổi lịch làm việc
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt
- Áp lực cuộc sống
Nguyên nhân chủ quan gồm có
- Mất ngủ không rõ nguyên nhân
- Các bệnh lý nội khoa
- Phụ nữ mãn kinh, phụ nữ mang bầu, người già
Tác hại của chứng bệnh rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
Triệu chứng mất ngủ ban đầu có thể chỉ làm cơ thể lảo đảo, mệt mỏi thiếu sức sống, vẻ mặt ảm đạm, nhợt nhạt. Nhưng mất ngủ kéo dài khiến cơ thể suy nhược, tâm trạng chán nản, làm việc giảm năng suất, làm giảm trí nhớ, thiếu kiên nhẫn và thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ xã giao. Chứng mất ngủ lâu dần có thể trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Mất ngủ thoáng chốc hay mất ngủ lâu dài đều có tác động xấu đến sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập và cuộc sống sinh hoạt của bạn. Đặc biệt đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng bệnh về tinh thần như, tâm thần, tâm thần phân liệt…vv.
Cách trị mất ngủ bằng thuốc tại Nhà thuốc An Tâm
Trong trường hợp mà bệnh nhân bị mất ngủ nghiêm trọng, hoặc đã áp dụng các cách trị mất ngủ không dùng thuốc nhưng không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất ít thì sẽ xem xét sử dụng các loại thuốc ngủ.
Thuốc bình thần
- Các thuốc bình thần như diazepam, midazolam, clorazepam,… được sử dụng khá phổ biến trong điều trị mất ngủ. Cách chữa mất ngủ bằng các loại thuốc bình thần khởi phát tác dụng rất nhanh, đặc biệt có hiệu quả trong các trường hợp mất ngủ do lo âu hoặc căng thẳng.
- Tuy nhiên, do thuốc chuyển hóa chủ yếu nhờ hệ thống enzym ở gan nên không sử dụng cho bệnh nhân suy gan. Ngoài ra nó còn bị chống chỉ định cho các bệnh nhân bị suy hô hấp hoặc phải thực hiện các công việc yêu cầu độ chính xác cao như tài xế,… Thuốc dễ gây nghiện nếu sử dụng kéo dài
Thuốc an thần
- Zolpidem, zaleplon,… là những thuốc an thần thuộc nhóm chủ vận nonbenzodiazepam cũng có thể được dùng để làm cách chữa mất ngủ. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, những thuốc an thần này ít gây dung nạp thuốc và ít gây nghiện khi sử dụng kéo dài hơn so với các thuốc như diazepam, tùy từng quốc gia mà thời gian được phép sử dụng thuốc có thể kéo dài đến nhiều tuần..
- Tác dụng phụ chủ yếu của nhóm thuốc này bao gồm mộng du, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng suy luận, ảo giác, nhầm lẫn, rối loạn tiêu hóa,… Khi ngưng thuốc quá đột ngột, có thể gây nên phản ứng dội cho người bệnh.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Các thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline, nortriptyline, mirtazapine,… cũng được xem là cách chữa mất ngủ khá hiệu quả. Những loại thuốc này có tác dụng tốt trên các bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính, giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của người bệnh và cũng giúp giảm tình trạng thức giấc vào lúc sáng sớm.
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng được xem là có ít tác dụng phụ hơn so với việc sử dụng thuốc bình thần, thuốc an thần. Chúng có thể được sử dụng trong vài tháng mà ít khi gây nên tình trạng lệ thuộc thuốc. Các tác dụng phụ hay gặp của thuốc có thể kể đến bao gồm rối loạn nhận thức, rối loạn tiêu hóa, tăng cân,…
Thuốc kháng histamin
- Buồn ngủ là tác dụng phụ thường thấy nhất của thuốc kháng histamin (chlopheniramin, promethazine,…), do đó đôi lúc tác dụng phụ này có thể được tận dụng để làm cách trị mất ngủ. Do gây buồn ngủ chỉ là tác dụng phụ của thuốc, nên nó ít khi được sử dụng với mục đích chủ yếu là gây ngủ.
- Thực tế thuốc này còn hay dùng cho các trường hợp như mất ngủ do ho, ngứa,… bởi vì thuốc vừa có thể làm giảm các triệu chứng này vừa giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ
Để sử dụng các thuốc trị mất ngủ an toàn hơn, hãy lưu ý một số điều sau đây:
- Thuốc trị mất ngủ không phải là cách trị mất ngủ được ưu tiên hàng đầu.
- Cần sử dụng thuốc trị mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, và hạn chế tối đa các tác dụng phụ do nó gây nên.
- Khi sử dụng thuốc trị mất ngủ, người bệnh không nên thực hiện các hoạt động yêu cầu độ chính xác cao như lái xe,… bởi dễ xảy ra tai nạn do tác dụng gây buồn ngủ của thuốc.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, cần chú ý các tác dụng phụ do thuốc gây nên, thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
- Tránh dùng thuốc với rượu hoặc các thuốc giảm đau, chống dị ứng,… bởi chúng dễ dàng tương tác với nhau và khó kiểm soát tác dụng hơn.
- Do có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn,… vì vậy không nên ăn quá no khi sử dụng cách chữa mất ngủ bằng thuốc.
- Không lạm dụng thuốc trong thời gian kéo dài, dễ gây tình trạng lệ thuộc thuốc, nghiện thuốc,…
Thực phẩm nên ăn trước khi ngủ giúp dễ ngủ, ngủ ngon
- Chuối tiêu
- Trà hoa cúc
- Sữa ấm
- Mật ong
- Khoai tây
- Bột yến mạch
- Hạnh nhân
- Bánh mỳ nguyên hạt
- Giấm ăn
- Sữa chua
Mẹo giúp bạn ngủ ngay sau một phút
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh mất ngủ bạn có thể áp dụng một số biện pháp, mẹo đơn giản là các cách để dễ ngủ và đi vào giấc ngủ nhanh nhất như:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Tập thể dục nhè nhàng trước khi ngủ
- Bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh
- Cách ngủ: áp dụng các tư thế ngủ
- Dưỡng sinh giấc ngủ
- Kỹ thuật thở 4-7-8
Trên đây là những cách trị mất ngủ đơn giản, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ nhanh chóng nhất. Người bị mất ngủ hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế để được hướng dẫn lựa chọn cách chữa mất ngủ hiệu quả, an toàn và thích hợp nhất.