Thuốc điều trị động kinh

Hiển thị tất cả 10 kết quả

Bệnh động kinh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bạn hoàn toàn có cơ hội cắt được cơn, hồi phục sức khỏe và sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Bệnh động kinh là gì?

  • Bệnh động kinh là một bệnh lý mãn tính xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Sự kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau có thể gây ra những biểu hiện khác nhau. Co giật không phải là biểu hiện duy nhất, các cơn vắng ý thức đột ngột, co cứng chân tay cũng là biểu hiện của bệnh động kinh.
  • Động kinh được chia làm 2 dạng chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Một số trường hợp, ban đầu là động kinh cục bộ, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển thành động kinh toàn thể. Ở mỗi dạng bệnh, mỗi người bệnh động kinh lại có những biểu hiện cụ thể khác nhau khi lên cơn động kinh.

Nguyên nhân bệnh động kinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây kích thích tế bào thần kinh gây cơn co giật:

  • Rối loạn chuyển hóa trong não.
  • Chấn thương sọ não.
  • Bệnh thần kinh.
  • Bệnh viêm màng não.
  • Dị tật bẩm sinh, ngạt khi sinh, áp xe não…
  • Hạ đường huyết.
  • Bị thương trước khi sinh.
  • Rối loạn phát triển.
  • Bệnh lý mạch máu não.

Các triệu chứng nhận biết bệnh động kinh

  • Có cơn co giật
  • Co cứng
  • Sỏi bọt mép
  • Mắt trợn, tê liệt
  • Ngất
  • Tạm nhầm lẫn
  • Nhìn chằm chằm
  • Không kiểm soát được giật cơ, chuyển động của cánh tay và chân
  • Mất ý thức

Đối tượng nào dễ mắc bệnh động kinh?

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh động kinh, nhưng dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao:  

  • Độ tuổi: Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người già và trẻ em. Cụ thể, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm khoảng 40%, động kinh xuất hiện dưới 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh
  • Những đối tượng có vấn đề về não như bị chấn thương não, tổn thương não và nhiễm trùng não như viêm não, viêm tủy sống…
  • Người bị đột quỵ và các bệnh về mạch máu
  • Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn tuổi.
  • Những em bé bị sốt giật đều phải được thăm khám vì khi sốt cao đến co giật mà không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh cho trẻ khi đến tuổi trưởng thành.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh

Để chẩn đoán bệnh động kinh, các chuyên gia sẽ thực hiện khám lâm sàng trước, sau đó kết hợp với các phương tiện kỹ thuật hiện đại để có được kết quả chính xác nhất.

Khám lâm sàng

  • Khai thác về tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng của người bệnh
  • Kiểm tra hành vi, kỹ năng vận động người bệnh để các định dạng động kinh mà người đó có thể mắc phải.
  • Xét nghiệm máu: Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ cũng có thể giúp người bệnh biết được dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, di truyền và một số rối loạn khác có thể liên quan đến bệnh động kinh.

Thực hiện các loại xét nghiệm để thấy rõ tổn thương trong não

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thêm những thủ tục sau để kết quả được chính xác nhất có thể:

  • Điện não đồ: Đây được đánh giá là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh động kinh. Chuyên gia sẽ dùng các điện cực để ghi lại hoạt động điện của não. Nếu bệnh nhân bị động kinh thì mô hình sóng não cũng thay đổi bất thường ngay cả khi họ chưa lên cơn co giật.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thấy hình ảnh não được cắt ngang và những những tổn thương của não như khối u hay hiện tượng chảy máu não.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là cách sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để chuyên gia được nhìn chi tiết về bộ não và phát hiện ra những tổn thương hay bất thường trong não – nguyên nhân gây ra những cơn động kinh.

Top 8 thuốc chữa động kinh hiệu quả tại Nhà thuốc An Tâm

  1. Phenobarbital (gardenal)
  2. Phenytoin (sodanton)
  3. Valproat (depakin, encorat)
  4. Carbamazepin (tegretol)
  5. Oxcarbazepin (oxetol)
  6. Toprimac (topamax)
  7. Lamotrigin (lamotor)
  8. Levetiracetam (keppra)

Bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào?

Bệnh động kinh có thể chữa được nhưng nếu không điều trị, biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

  • Đối với trẻ sơ sinh bị động kinh: Trẻ có nguy cơ ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm calci, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa.
  • Đối trẻ nhỏ bị động kinh: Trẻ có thể phải đối mặt với những di chứng tổn thương não.
  • Thanh thiếu niên bị động kinh, đặc biệt là động kinh thể vắng: Có nguy cơ đuối nước khi bơi lội, hoặc ngã khi leo trèo và kết quả học tập sa sút nghiêm trọng do giảm khả năng tập trung.
  • Đối với những người trưởng thành: Vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhân lên cơn động kinh khi đang lái xe hoặc điều khiển những loại máy móc ở trên cao… Những tình huống như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Đặc biệt, đối với phụ nữ và người cao tuổi, động kinh là một căn bệnh đáng sợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc hằng ngày và thậm chí là thiên chức làm mẹ.
  • Bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây áp lực tâm lý rất lớn cho người bệnh. Đối với nhiều bệnh nhân động kinh, chính thái độ tiêu cực của cộng đồng đã khiến cho họ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập với cuộc sống.

Phòng ngừa bệnh động kinh tái phát

  • Tránh làm việc quá sức, giảm căng thẳng, không hút thuốc lá, uống rượu bia. Trường hợp bệnh nhân chưa kiểm soát được cơn động kinh cần tránh những công việc có thể gây nguy hiểm như tự lái xe một mình, trèo cao, tắm ao hồ, làm việc gần nơi có lửa dễ gây phỏng (đầu bếp…).
  • Hạn chế xem các chương trình TV có ánh sáng chớp tắt liên tục.
  • Các thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó bệnh nhân khi muốn có thai cần thảo luận trước với bác sĩ.
  • Bệnh nhân động kinh thường cảm thấy mặc cảm, tự ti về tình trạng bệnh của mình do vậy gia đình và bạn bè nên có thái độ thông cảm, động viên, chia sẻ để người bệnh có thể hòa nhập với cuộc sống.

Nói chung, các bệnh nhân động kinh cần điều trị lâu dài, có thể dùng một thuốc hoặc phối hợp 2-3 loại thuốc chống động kinh với nhau để tăng hiệu quả điều trị. Bệnh nhân cần phải được khám và làm điện não kiểm tra định kỳ để có thể điều chỉnh thuốc được hợp lý và chính xác.