- Chi tiết
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
- Cân sức khỏe
- Chăm sóc cá nhân
- Dược mỹ phẩm
- Bông tẩy trang
- Chăm sóc ngực
- Chăm sóc răng
- Chống nắng da mặt
- Chống nắng toàn thân
- Da khô - mất ẩm
- Da nhạy cảm
- Dầu gội
- Dầu xả
- Dưỡng da & ngăn ngừa lão hóa vùng mắt
- Dưỡng da vùng mắt
- Dưỡng môi
- Dưỡng tay chân
- Dưỡng tay, chân
- Dưỡng thể
- Dưỡng trắng da
- Kem dưỡng ẩm da khô
- Kem dưỡng da mặt
- Khử mùi
- Lăn khử mùi
- Mặt nạ
- Mỹ phẩm trang điểm
- Nám da
- Ngăn lão hóa vùng mắt
- Ngăn ngừa & Trị thâm quầng, bọng mắt
- Nhạy cảm
- Nước tẩy trang
- Sạm da
- Sản phẩm từ thiên nhiên
- Sẹo - Vết thâm
- Serum
- Son môi
- Sữa rửa mặt
- Sữa tắm
- Tẩy tế bào chết
- Tinh dầu
- Toner
- Trị bỏng
- Trị mụn
- Trị nứt da
- Trị sẹo
- Trị thâm mắt
- Trị vết thâm
- Viêm da cơ địa
- Xà bông
- Xịt khoáng
- Đồ chơi trẻ sơ sinh
- Hỗ trợ phòng chống, điều trị covid-19
- Sản phẩm khác
- Thiết bị y tế
- Thực phẩm chức năng
- Bổ gan
- Bổ mắt
- Bổ não
- Bổ sung canxi
- Bổ sung collagen
- Bổ sung vitamin
- Chăm sóc tóc
- Cho bà bầu
- Cho bé
- Cho người tiểu đường
- Cho người ung thư
- Dầu gấc
- Đại tràng
- Điều trị viêm đại tràng
- Đông trùng hạ thảo
- Gan
- Giảm cân
- Hà thủ ô
- Hỗ trợ sức khỏe
- Hỗ trợ xương khớp
- Mắt
- Mật ong
- Nấm linh chi
- Nghệ curcumin
- Probiotic
- Sữa bột
- Sữa ông chúa
- Tăng cường sinh lý
- Thận
- Thảo dược thiên nhiên
- Tổ yến
- Tỏi
- Trà thảo dược
- Tuyến tiền liệt
- Vitamin tổng hợp
- Thức uống giải khát
- Thuốc kê đơn
- Dầu xoa và cao xoa
- Dung dịch truyền tĩnh mạch
- Điều trị bệnh đường hô hấp
- Huyết thanh
- Phòng ngừa ung thư
- Thuốc bổ sung calci
- Thuốc bổ vitamin và khoáng chất
- Thuốc cấp cứu
- Thuốc chống dị ứng
- Thuốc chống sốt rét
- Thuốc chống thải ghép, trị vảy nến
- Thuốc điều trị âm đạo
- Thuốc điều trị bệnh da liễu
- Thuốc điều trị bệnh đái tháo
- Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu
- Thuốc điều trị bệnh Gút
- Thuốc điều trị bệnh phụ nữ
- Thuốc điều trị bệnh răng
- Thuốc điều trị bệnh thận
- Thuốc điều trị bệnh trĩ
- Thuốc điều trị cao huyết áp
- Thuốc điều trị chấn thương
- Thuốc điều trị đau dạ dày
- Thuốc điều trị đau nửa đầu
- Thuốc điều trị động kinh
- Thuốc điều trị đường tiêu hóa
- Thuốc điều trị giảm tiểu cầu
- Thuốc điều trị hen
- Thuốc điều trị lao
- Thuốc điều trị mắt
- Thuốc điều trị mất ngủ
- Thuốc điều trị mụn
- Thuốc điều trị nấm
- Thuốc điều trị ngộ độc
- Thuốc điều trị nhiễm HIV
- Thuốc điều trị nhiễm khuẩn
- Thuốc điều trị nhiễm trùng
- Thuốc điều trị parkinson
- Thuốc điều trị rối loạn cương
- Thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn máu não
- Thuốc điều trị sỏi mật
- Thuốc điều trị suy thận
- Thuốc điều trị tăng cường miễn dịch
- Thuốc điều trị thần kinh
- Thuốc điều trị thiếu sắt
- Thuốc điều trị tiêu chảy
- Thuốc điều trị trầm cảm
- Thuốc điều trị ung thư
- Thuốc điều trị viêm gan B
- Thuốc điều trị viêm gan C
- Thuốc điều trị viêm họng
- thuốc điều trị viêm mũi
- Thuốc điều trị virut
- Thuốc điều trị xương khớp
- Thuốc đông máu
- Thuốc gây nghiện
- Thuốc gây tê
- Thuốc giải độc
- Thuốc giảm đau và hạ sốt
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc Hocmon và Nội tiết tố
- Thuốc hướng thần
- Thuốc kháng khuẩn
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc loét dạ dày
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc phụ khoa
- Thuốc sát khuẩn
- Thuốc sát trùng
- Thuốc thảo dược
- Thuốc thiếu máu
- Thuốc tim mạch
- Thuốc tránh thai
- Thuốc trị bệnh viêm tai
- Thuốc trị chóng mặt
- Thuốc trị giun sán
- Thuốc không kê đơn
-
Thuốc Onureg: Công dụng, chỉ định và các lưu ý khi sử dụng
-
Thuốc Ontruzant: Công dụng, chỉ định và các lưu ý khi sử dụng
-
Ontak - Giải pháp hiệu quả cho người bị ung thư hạch tế bào
-
Oncaspar: Thành phần, công dụng, chống chỉ định
-
Ogivri: Công dụng, Liều dùng, Cách dùng
-
Piqray thuốc điều trị ung thư vú: thành phần & chỉ định
-
Odomzo: Thành phần, liều dùng, chỉ định
-
Nyvepria: Công dụng, liều dùng và chống chỉ định khi sử dụng
-
Thuốc Nubeqa chuyên điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt
-
Thuốc Nplate điều trị tiểu cầu miễn dịch mãn tính trong máu thấp
Danh mục sản phẩm
Sản phẩm bán chạy
Bisoloc điều trị điều trị tăng huyết áp và bệnh mạch vành (cơn đau thắt ngực). Liều dùng và cách dùng thuốc như thế nào? Giá thuốc, mua thuốc Bisoloc ở đâu? Hãy Cùng Nhà Thuốc An Tâm tìm hiểu qua bài viết này.
Lưu ý với quý đọc giả bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. để điều trị một cách hiệu quả và đúng các bạn nên sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
Thông tin thuốc Bisoloc
- Thương hiệu: United
- Xuất xứ thương hiệu: Việt Nam
- Quy cách: Hộp 3 vỉ x 10 viên
- Dược chất chính: Bisoprolol fumarate 2,5mg
- Loại thuốc: Thuốc điều trị suy tim mạn
- Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén, 2,5mg
- Nhà sản xuất: United.
Xem thêm các loại thuốc có cùng công dụng khác: Thuốc điều trị cao huyết áp
Bisoloc là thuốc gì?
Bisoloc là thuốc được nhà sản xuất United (Việt Nam), thành phần chính Bisoprolol fumarate, là thuốc dùng để điều trị điều trị tăng huyết áp và bệnh mạch vành (cơn đau thắt ngực). Suy tim mạn ổn định vừa-nặng ở bệnh nhân giảm chức năng tâm thu thất (phân suất tống máu ≤ 35%, dựa trên siêu âm tim) kết hợp ACEI và lợi tiểu, và Glycoside trợ tim nếu cần.
Dược lực học Bisoloc
- Bisoprolol là thuốc ức chế chọn lọc trên thụ thể β1-adrenergic, không có hoạt tính ổn định màng và không có hoạt tính kích thích giao cảm nội tại. Bisoprolol ít có ái lực với thụ thể β2 trên cơ trơn phế quản và thành mạch cũng như lên sự chuyển hóa. Do đó, Bisoprolol ít ảnh hưởng lên sức cản đường dẫn khí và ít có tác động chuyển hóa trung gian qua thụ thể β2.
Dược động học Bisoloc
- Bisoprolol được hấp thu và đạt sinh khả dụng khoảng 90% sau khi uống. Bisoprolol liên kết với Protein huyết tương khoảng 30%. Thời gian bán thải trong huyết tương từ 10-12 giờ, cho hiệu quả suốt 24 giờ sau khi uống 1 liều 1 ngày. Bisoprolol được bài tiết qua 2 đường: 50% thuốc chuyển hóa qua gan thành dạng không có hoạt tính và cuối cùng được thải qua thận, 50% còn lại được thải qua thận ở dạng không đổi. Vì sự đào thải xảy ra ở thận và gan ở cùng mức độ nên không cần điều chỉnh liều cho các bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
Cơ chế hoạt động của hoạt chất
- Mặc dù cơ chế hoạt động của bisoprolol chưa được làm sáng tỏ đầy đủ trong bệnh tăng huyết áp, người ta cho rằng hiệu quả điều trị đạt được thông qua sự đối kháng của các thụ thể β-1 để làm giảm cung lượng tim. Bisoprolol là một chất đối kháng β1-adrenergic có tính cạnh tranh, bảo vệ tim mạch. Khi thụ thể β1 (nằm chủ yếu ở tim) được kích hoạt bởi chất dẫn truyền thần kinh adrenergic như epinephrine, cả huyết áp và nhịp tim đều tăng, dẫn đến tim mạch làm việc nhiều hơn, làm tăng nhu cầu oxy. Bisoprolol làm giảm khối lượng công việc của tim bằng cách giảm sức co bóp và nhu cầu oxy thông qua việc ức chế cạnh tranh các thụ thể β1-adrenergic.
- Bisoprolol cũng được cho là làm giảm sản lượng renin trong thận, vốn thường làm tăng huyết áp. Ngoài ra, một số tác dụng lên hệ thần kinh trung ương của bisoprolol có thể bao gồm giảm sản lượng của hệ thần kinh giao cảm từ não, giảm huyết áp và nhịp tim.
Có thể bạn quan tâm thuốc cùng công dụng: Bihasal 2,5
Thuốc Bisoloc có tác dụng gì?
Thuốc Bisoloc 2.5mg được dùng trong các trường hợp sau:
- Điều trị bệnh suy tim mạn tính ở bệnh nhân hạn chế chức năng tâm thu thất kết hợp ACEI và lợi tiểu
- Điều trị chứng cao huyết áp
- Đẩy lùi cơn đau thắt ngực (tăng huyết áp và mạch vành)
- Một số trường hợp được dùng để trợ tim nếu cần
Thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Bisoloc
- Suy tim: Thuốc chẹn beta có thể dẫn đến suy giảm thêm co bóp cơ tim và thúc đẩy suy tim nặng hơn. Có thể dùng ở bệnh nhân suy tim sung huyết còn bù và chỉ dùng thêm vào khi đã có điều trị suy tim với các thuốc cơ bản dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
- Người bệnh không có tiền sử suy tim: Sự ức chế liên tục cơ tim của các thuốc chẹn beta có thể làm cho suy tim. Trong một số trường hợp có thể tiếp tục liệu pháp chẹn beta trong khi điều trị suy tim với các thuốc khác.
- Ngừng điều trị đột ngột: Đau thắt ngực nặng thêm hay nhồi máu cơ tim, loạn nhịp thất ở người bệnh động mạch vành sau khi ngừng thuốc chẹn beta đột ngột.
- Bệnh mạch ngoại biên: Các thuốc chẹn beta có thể làm giảm tuần hoàn ngoại biên và làm trầm trọng thêm các tình trạng này.
- Bệnh co thắt phế quản: dùng thận trọng Bisoloc ở người bệnh có bệnh co thắt phế quản. Phải dùng liều Bisoprolol thấp nhất có thể được và phải có sẵn một thuốc chủ vận beta 2 (giãn phế quản).
- Gây mê và đại phẫu thuật: Đặc biệt thận trọng khi dùng các thuốc gây mê làm suy giảm chức năng cơ tim như ether, Cyclospropan, Tricloroethylen.
- Đái tháo đường và hạ Glucose huyết: cần phải cảnh báo người bệnh hay bị hạ Glucose huyết, hoặc người bệnh đang dùng Insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết uống về các khả năng che lấp các biểu hiện của hạ Glucose huyết.
- Nhiễm độc giáp: Sự chẹn Beta- adrenergic có thể che lấp các dấu hiệu lâm sàng của cường giáp. Việc ngừng đột ngột liệu pháp chẹn beta có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của cường giáp hoặc có thể gây ra cơn bão giáp.
- Suy giảm chức năng thận và gan: Cần hiệu chỉnh liều Bisoprolol một cách cẩn thận đối với người suy thận hoặc suy gan.
- Bisoprolol có thể làm tăng tính nhạy cảm với các dị ứng nguyên lẫn mức độ của các phản ứng phản vệ.
Những loại thuốc khác có thể tương tác với thuốc Bisoloc?
- Không được phối hợp Bisoprolol với các thuốc chẹn beta khác.
- Thuốc chẹn calci: Có thể làm giảm tính co thắt cơ tim và làm chậm dẫn truyền nhĩ thất và tụt huyết áp.
- Clonidine: Làm tăng nguy cơ “tăng huyết áp hồi ứng” cũng như giảm nhịp tim và giảm dẫn truyền nhĩ thất nếu ngừng thuốc đột ngột.
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I (như Disopyramide, Quinidine): có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và giảm sức bóp cơ tim.
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (như Amiodarone): Có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
- Thuốc kích thích phó giao cảm (Tacrine): Dùng đồng thời có thể làm tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất và làm chậm nhịp tim.
- Insulin và các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống: Tăng tác dụng hạ đường huyết.
- Thuốc gây mê: Giảm bớt nhịp tim nhanh do phản xạ và tăng nguy cơ tụt huyết áp.
- Thuốc Digitalis glycoside: Làm giảm nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền nhĩ thất.
- Thuốc kích thích giao cảm: Phối hợp với Bisoproiol có thể làm giảm tác dụng của cả 2 loại thuốc.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, Barbiturate, Phenothiazine và các thuốc điều trị cao huyết áp khác: Làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Bisoprolol.
- Mefloquine: Tăng nguy cơ chậm nhịp tim.
- Rifampicin: Làm tăng sự thanh thải và chuyển hóa, dẫn đến rút ngắn thời gian bán thải của Bisoprolol. Tuy vậy, thường không phải tăng liều.
Có thể bạn quan tâm thuốc cùng công dụng: Bisoplus Stada 5/12.5Mg 3X10
Ai không nên dùng thuốc Bisoloc?
- Bisoloc được chống chỉ định cho các bệnh nhân: Suy tim cấp hoặc các giai đoạn suy tim mất bù cần tiêm truyền tĩnh mạch các thuốc gây co cơ tim; sốc tim; blốc nhĩ thất độ 2 hoặc 3 (không có máy tạo nhịp); hội chứng suy nút xoang; blốc xoang nhĩ; nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/phút trước khi bắt đầu điều trị; huyết áp thấp (huyết áp tâm thu nhỏ hơn 100 mmHg); hen phế quản nặng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng; bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại vi và hội chứng Raynaud giai đoạn muộn; u tuyến thượng thận chưa điều trị; nhiễm toan chuyển hóa; mẫn cảm với Bisoloc hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Đối với phụ nữ mang thai & cho con bú
- Thời kỳ mang thai: Không nên dùng Bisoloc trong thai kỳ trừ khi có chỉ định rõ ràng. Nếu thấy việc điều trị với Bisoprolol là cần thiết, cần theo dõi tình trạng tưới máu tử cung, nhau thai và sự phát triển của bào thai. Trường hợp xảy ra tác hại cho mẹ hoặc thai nhi, cần xem xét thay đổi phương pháp điều trị. Trẻ sơ sinh cần được theo dõi kỹ. Các triệu chứng của giảm đường huyết và nhịp tim chậm thường xảy ra trong vòng 3 ngày đầu tiên.
- Thời kỳ cho con bú: Sự bài tiết của thuốc vào sữa mẹ chưa được biết. Do đó, không khuyến cáo dùng Bisoloc trong thời gian cho con bú.
Người đang làm việc, lái xe hay điều khiển máy móc
- Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân có bệnh mạch vành, Bisoloc không ảnh hưởng lên khả năng lái xe của bệnh nhân. Tuy nhiên, do phản ứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi cá thể nên khả năng lái xe và vận hành máy có thể bị ảnh hưởng, cần lưu ý đến khả năng này, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, khi thay đổi liều cũng như khi có uống rượu.
Liều dùng và cách sử dụng Bisoloc như thế nào?
Liều dùng thuốc Bisoloc
Mỗi trường hợp bệnh áp dụng liều dùng khác nhau của thuốc Bisoloc 2.5mg. Cụ thể như sau:
- Tăng huyết áp, bệnh mạch vành: mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2,5 – 5mg
- Thiếu máu cơ tim cục bộ: liều dùng tăng dần theo chỉ định bác sĩ
- Suy tim mạn ổn định: mỗi ngày 1 lần 1,25mg, dùng trong vòng 1 tuần, sau đó tăng, giảm liều theo chỉ định bác sĩ
Cách sử dụng thuốc Bisoloc
- Nên dùng Bisoloc buổi sáng, có thể uống cùng với thức ăn. Nên uống nguyên viên với nước, không được nhai.
- Đọc kỹ thông tin sử dụng: chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ, liều dùng, cách dùng… chi tiết trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Bisoloc.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều Bisoloc?
- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
- Tất nhiên, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Nên làm gì nếu quên một liều Bisoloc ?
- Nếu bạn quên dùng một liều thuốc Bisoloc, hãy dùng càng sớm càng tốt.
- Nhưng nếu gần với liều kế tiếp Bisoloc, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
- Không dùng gấp đôi liều Bisoloc đã quy định.
Tác dụng phụ của thuốc Bisoloc
- Thường gặp: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ra mồ hôi nhiều, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra còn có lo lắng, hồi hộp, mất tập trung, thậm chí là trầm cảm. Các triệu chứng này thường không nghiêm trọng và thường hết trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi dùng thuốc.
- Ít gặp: Rối loạn tiêu hoá có các triệu chứng như: Tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Số ít trường hợp còn có hạ huyết áp, mạch chậm, thậm chí xuất hiện tình trạng tê rần và cảm giác lạnh ở đầu chi.
- Hiếm gặp: Xuất hiện các phản ứng dị ứng ngoài da như: Mẩn ngứa, phát ban, mụn nhọt, thậm chí gây nhược cơ và giảm tiết nước mắt.
Ngoài ra, rất hiếm gặp tăng triglycerid huyết thanh, tăng các chỉ số creatinin, acid uric.
Thuốc Bisoloc giá bao nhiêu?
- Lưu ý giá thuốc Bisoloc có thể thay đổi theo thời điểm và địa điểm Nhà thuốc an tâm chỉ đưa ra giá thuốc mang tính chất tham khảo. Để biết giá thuốc Bisoloc cụ thể vui lòng liên hệ nhà thuốc an tâm Sđt: 0937542233.
Mua thuốc Bisoloc ở đâu uy tín, giá rẻ
- Nhà thuốc an tâm là địa chỉ uy tín chuyên bán thuốc Bisoloc giá rẻ
- Liên hệ Nhà Thuốc an tâm 0937542233 mua bán thuốc Bisoloc uy tín tại Tp HCM, Hà nội, Tp Đà Nẵng, Tp Cần Thơ,… toàn quốc.
Cách bảo quản thuốc
- Bạn nên bảo quản thuốc Bisoloc ở nhiệt độ phòng, khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Bạn không nên bảo quản thuốc Bisoloc trong tủ lạnh.
- Bạn hãy giữ thuốc Bisoloc tránh xa tầm tay trẻ em.
- Bạn không vứt thuốc Bisoloc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước.
Hướng dẫn mua hàng và thanh toán
Nhấp vào tìm nhà thuốc để tìm ngay địa chỉ nhà thuốc gần bạn nhất. Nếu có bất kì câu hỏi nào hãy nhấp vào BÌNH LUẬN bên dưới thông tin và câu hỏi của bạn về bài viết thuốc Bisoloc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Tác giả: BS. Võ Mộng Thoa
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Đọc giả chỉ nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ đang điều trị cho bạn. Nhà Thuốc An Tâm từ chối trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra.
Nguồn Tham Khảo:
- Bisoloc ngày truy cập 22/10/2021: https://en.wikipedia.org/wiki/Bisoprolol
- Bisoloc ngày truy cập 22/10/2021: Thuốc đặc trị 247
So sánh sản phẩm tương tự
So sánh sản phẩm tương tự
Sản phẩm đã xem
Không có sản phẩm xem gần đây