Thuốc điều trị cao huyết áp

Hiển thị 1–12 của 84 kết quả

Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay. Tình trạng này còn được mệnh danh là ‘’kẻ sát nhân thầm lặng’’ bởi không có triệu chứng và dấu hiệu rõ rệt. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết, điều trị cũng như kiểm soát tình trạng này tốt nhất. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm lời giải chi tiết.

Cao huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu lưu thông tác động lên thành động mạch. Dựa trên những nghiên cứu về dịch tễ cho thấy:

  • Có sự gia tăng đặc biệt nguy cơ tai biến mạch máu não và tim mạch ở những người có huyết áp cao trên 140/90 mmHg
  • Tỷ lệ tai biến mạch máu não ở người có huyết áp nhỏ hơn 140/90 mmHg giảm rõ rệt.

Vì những lý do trên, Tổ chức Y tế thế giới và Hội tăng huyết áp quốc tế đã thống nhất gọi là tăng huyết áp (cao huyết áp) khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg. Và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của cao huyết áp

Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Có 2 nhóm nguyên nhân cao huyết áp. Đó là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát: chiếm tới trên 95%, hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn.

Tăng huyết áp thứ phát: hay còn gọi là tăng huyết áp có căn nguyên. Loại này chỉ chiếm khoảng 5%. Nhưng cần được chú ý phát hiện nguyên nhân gây bệnh để giúp việc điều trị đạt kết quả tốt. Một số tăng huyết áp nguyên nhân thứ phát bao gồm:

  • Các bệnh về thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, viêm thận kẽ, hẹp động mạch thận…
  • Các bệnh nội tiết: u tủy thượng thận, cường aldosteron, cường giáp, Cushing…
  • Các bệnh hệ tim mạch: hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ…
  • Do dùng một số thuốc như thuốc cường alpha giao cảm, thuốc tránh thai, cam thảo…

Một số nguyên nhân khác như nhiễm độc thai nghén, yếu tố tâm thần.

Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp

Một số yếu tố sau được chứng minh là yếu tố nguy cơ của cao huyết áp. Đó là:

  • Ăn mặn
  • Đái tháo đường
  • Rối loạn mỡ máu
  • Tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp
  • Thừa cân, béo phì, ít vận động thể lực
  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá thuốc lào
  • Stress căng thẳng lo âu nhiều

Cao huyết áp có triệu chứng gì?

Những người bị cao huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm. Thậm chí chỉ khi có biến chứng của bệnh mới phát hiện ra huyết áp cao. Do vậy cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”.

Trong một số trường hợp huyết áp đột ngột tăng rất cao, người bệnh có thể thấy các dấu hiệu sau:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Nhìn mờ hoặc chảy máu mắt
  • Đau tức ngực, khó thở
  • Cơn nóng bừng mặt
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chảy máu mũi

Khi gặp các dấu hiệu trên, có thể huyết áp đã tăng lên trên 180/110 mmHg. Nhiều khi cần đòi hỏi phải xử trí cấp cứu kịp thời để phòng ngừa các tai biến xảy ra.

Chẩn đoán và phân loại giai đoạn cao huyết áp

Để chẩn đoán chính xác một người có bị cao huyết áp hay không, rất đơn giản là phải đo huyết áp. Khi đó xác định là huyết áp cao khi:

  • Tại phòng khám: bệnh nhân có trị số huyết áp ≥ 140/90 mmHg sau khi khám ít nhất 2-3 lần khác nhau.
  • Tại nhà: khi huyết áp trên 135/85 mmHg đo nhiều lần đúng phương pháp.

Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp Holter 24 giờ trên 125/80 mmHg.

Phân loại giai đoạn tăng huyết áp như sau (theo WHO-ISH):

  • Huyết áp tối ưu là khi huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg
  • Huyết áp bình thường khi huyết áp tâm thu dưới 130 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 85 mmHg
  • Huyết áp bình thường cao khi huyết áp tâm thu từ 130-139 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương từ 85-89 mmHg
  • Tăng huyết áp giai đoạn I khi huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg
  • Tăng huyết áp giai đoạn II khi huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương từ 100-109 mmHg
  • Tăng huyết áp giai đoạn III khi huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg

Cao huyết áp có biến chứng gì?

Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra cho người mắc. Các biến chứng xảy ra trên các cơ quan quan trọng của cơ thể như não bộ, tim mạch, thận. Có thể kể đến như:

  • Tim: Tăng huyết áp gây nên các tình trạng cấp cứu tim mạch như phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp. Nếu diễn biến lâu dài của tăng huyết áp dẫn tới đau thắt ngực ổn định, suy tim, dày thất trái…
  • Mạch não: Tăng huyết áp nguy hiểm bởi là nguyên nhân của các tai biến mạch não như xuất huyết não, nhồi máu não, tai biến mạch não thoáng quá…
  • Thận: Hậu quả của tăng huyết áp để lại cho thận gây nên đái máu, protein niệu… cuối cùng dẫn tới suy thận.
  • Bệnh động mạch ngoại vi như phình tách động mạch chủ cũng là một biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Mắt: phù đáy mắt, xuất huyết xuất tiết võng mạc, giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Tổng hợp các loại thuốc điều trị cao huyết áp hiệu quả tại Nhà thuốc An Tâm

Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính nên cần được theo dõi thường xuyên và điều trị đúng cách. Dưới đây là những phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện căn bệnh này:

Theo y học hiện đại

Tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc Tây hoặc các loại thực phẩm chức năng khác để hỗ trợ.

Thuốc Tây

Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị cao huyết áp gồm có:

  • Thuốc lợi tiểu Hydrochlorothiazide, Indapamid
  • Thuốc ức chế men chuyển: Benazeprill, Captopril, Lisinopril.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Candesartan, Irbesartan, Losartan
  • Thuốc dùng để giãn mạch: Hydralazin, Minoxidil,..

Để việc sử dụng các loại thuốc Tây đạt hiệu quả người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, duy trì sử dụng lâu dài và kết hợp thêm các loại thực phẩm chức năng khác.

Viên uống giúp cải thiện huyết áp cao

  • Viên uống điều hòa huyết áp Maya Yomeijyo
  • Viên uống ổn định huyết áp cá trích Sardine Peptide

Cải thiện bằng những mẹo vặt dân gian

  • Cần tây kết hợp với mật ong
  • Sử dụng dừa cạn
  • Vừng kết hợp với trứng gà giúp cải thiện huyết áp

Những phương pháp cải thiện huyết áp khác

Cùng với thuốc, thực phẩm chức năng và mẹo chữa tại nhà, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm những phương pháp cải thiện huyết áp dưới đây:

  • Thuốc Đông y: Trong Đông y huyết áp cao chia thành 4 thể tương ứng với can dương vượng, can thận âm hư, thể đàm thấp và tâm tỳ hư. Tùy vào từng thể mà các thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng cho phù hợp giúp tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, cải thiện triệu chứng và phòng nguy cơ tai biến. Một số vị thuốc thường được dùng để điều trị huyết áp cao gồm: đan bì, mẫu lệ, hoài sơn, ngưu tất,…
  • Các bài tập giảm huyết áp: Một số bài tập có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa và ổn định huyết áp. Do đó người bệnh có thể tận dụng và duy trì tại nhà. Tuy nhiên bạn cũng nên cân bằng cường độ luyện tập phù hợp tránh gây áp lực cho tim mạch và xương khớp.

Cách phòng ngừa huyết áp cao hiệu quả

Huyết áp cao là căn bệnh rất nguy hiểm do đó cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng của bệnh là chủ động phòng ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học để kiểm soát huyết áp tốt. Theo đó người bệnh nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh lo lắng, làm việc quá sức.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao thường xuyên như đi bộ, đạp xe, bơi lội khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
  • Cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý, trường hợp béo phì nên tích cực giảm cân để đạt được chỉ số lý tưởng.
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi phát hiện thấy cơ thể có những biểu hiện lạ cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ sớm.
  • Tích cực điều trị các bệnh lý nền liên quan có khả năng gây cao huyết áp như thận, tim mạch, tiểu đường,…
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về các phương pháp điều trị huyết áp cao, tuyệt đối không bỏ dở giữa chừng hoặc tự động thay phương pháp khác.

Huyết áp cao là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người bệnh tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống phù hợp. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.