Thuốc điều trị bệnh trĩ

Hiển thị tất cả 5 kết quả

Tại Việt Nam, trĩ là một trong các bệnh chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao. Việc điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào mức độ và tính chất công việc của từng cá nhân, trong số đó, thuốc điều trị bệnh trĩ là giải pháp hàng đầu được rất nhiều tin tưởng sử dụng.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về hậu môn trực tràng hiện nay, bệnh hình thành do quá trình căng giãn quá mức các cơ mô xung quanh hậu môn tạo thành các đám rối tĩnh mạch trĩ.

Các cấp độ bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường được chia làm 4 cấp độ sau dựa vào mức sa búi trĩ:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ hình thành và ở hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ lớn hơn và giãn hơn, sẽ thò ra ngoài khi đi đại tiện. Tuy nhiên lúc này các mô liên kết vẫn còn độ đàn hồi, có thể tự co lại vào trong sau khi đi cầu.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ lớn ở trong ống hậu môn. Các cấu trúc mô liên kết lúc này yếu hơn khiến búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện tuy nhiên búi trĩ không thể tự co lên mà cần phải dùng tay mới ấn vào trong được.
  • Cấp độ 4: Đây là giai đoạn trĩ nặng nhất. Búi trĩ sa ra ngoài và không thể đẩy được vào trong. Do các mô liên kết quá yếu khiến búi trĩ khi ấn vào trong lại tự sa ra ngoài mặc dù bạn không đi đại tiện. Cần can thiệp ngoại khoa khi bệnh nhân trĩ ở giai đoạn này.

Yếu tố nguy cơ gì gây bệnh trĩ?

  • Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
  • Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ.
  • Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh.
  • Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt…, đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
  • U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:

  • Rặn khi đi cầu.
  • Ngồi lâu trên bồn cầu.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính.
  • Béo phì.
  • Mang thai.
  • Giao hợp qua đường hậu môn.
  • Chế độ ăn ít chất xơ.
  • Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

Bệnh trĩ có những triệu chứng gì?

  • Chảy máu: Thường là triệu chứng làm bệnh nhân lo lắng đến khám, chảy máu tươi khi đại tiện và thường tự cầm sau đó.
  • Đau hậu môn: Có thể hoàn toàn không đau hay chỉ cộm vướng. Đau nhiều đặc biệt xảy ra khi trĩ sa nghẹt và thuyên tắc.
  • Sa búi trĩ: Tùy vào độ trĩ mà tình trạng sa búi trĩ nhiều hay ít. Thông thường bệnh nhân thường đến khám khi búi trĩ sa độ III hoặc IV, trĩ vòng.

Nếu bệnh trĩ không được điều trị sẽ gây ra biến chứng gì?

Nếu bệnh trĩ không được thăm khám tư vấn điều trị kịp thời. Lâu ngày sẽ dẫn tới những biến sau đây:

  • Thiếu máu.
  • Sa nghẹt búi trĩ.
  • Viêm nhiễm vùng hậu môn.
  • Rối loạn chức năng hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Điều trị nội khoa:

  • Ngâm hậu môn vào nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
  • Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid, có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề.
  • Thuốc dùng tại vùng hậu môn: có các loại thuốc mỡ và thuốc đạn bao gồm các tác nhân kháng viêm, giảm đau tại chỗ và làm tăng sức bền thành mạch.

Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật:

  • Tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông lạnh, quang học, đốt điện là những thủ thuật được áp dụng để loại trừ búi trĩ độ I, độ II. Nhưng đa số không cần điều trị gì vì ít gây biến chứng và chỉ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả để đại tiện dể dàng.
  • Đối với trĩ độ III, độ IV phải áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Hiện tại đã có nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng, phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam là phẫu thuật Longo. Ưu điểm của phẫu thuật Longo là ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn, nhược điểm là chi phí còn cao.

Phòng ngừa bệnh trĩ

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống: Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả, ngũ cốc, uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Tập thói quen đi bộ thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tập thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày.
  • Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản mạn, bệnh lị, táo bón…

Thuốc đông y chữa trĩ

  • Viên uống Hettri – giảm nỗi lo bệnh trĩ
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ Tomoko
  • Thuốc chữa bệnh trĩ An Trĩ Vương
  • Trĩ tâm an – biện pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả
  • Thuốc trị bệnh trĩ Mộc Trĩ Vương
  • Thuốc trị trĩ Công Trĩ Vương
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ Tottri
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ Antrinano Plus
  • An Trĩ Khang – Giải pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả.
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ Thăng Trĩ Tán Thống
  • Thuốc trị trĩ Thăng Trĩ Mộc Hoa
  • Thuốc chữa bệnh trĩ Thăng Trĩ Dưỡng Huyết Thang
  • Thuốc trị trĩ Tiêu Trĩ Vương

Thuốc tây điều trị bệnh trĩ

  • Thuốc điều trị bệnh trĩ Daflon
  • Thuốc chữa bệnh trĩ Bonivein
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ Aescin 20mg
  • Thuốc chữa bệnh trĩ Motaphan
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ Trilado
  • Thuốc trị trĩ Agiosmin
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ Savi dimin 500mg

Thuốc bôi điều trị bệnh trĩ

  • Thuốc bôi trĩ Preparation H
  • Gel bôi trĩ Cotripro Gel
  • Thuốc bôi trĩ Titanoreine
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ Proctolog gel
  • Kem bôi điều trị bệnh trĩ Hemoclin Gel
  • Thuốc Mỡ Sinh Cơ giúp điều trị bệnh trĩ
  • Kem bôi trĩ Hemorrhostop

Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các loại thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay để bạn tham khảo. Nếu cần thêm tư vấn hãy gọi đến Nhà thuốc An Tâm theo số hotline 0937542233 để được đội ngũ dược sĩ hỗ trợ nhanh nhất nhé!