Thuốc điều trị bệnh thận

Hiển thị tất cả 9 kết quả

Tỷ lệ người mắc bệnh thận ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa vì lười uống nước, ăn mặn và uống rượu bia nhiều. Làm cách nào để bảo vệ bản thân trước căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh thận và các thuốc điều trị bệnh thận được sử dụng phổ biển cho bạn.

Thế nào là bệnh thận

  • Bệnh thận là bệnh khi thận của bạn bị tổn thương và không thể thực hiện chức năng lọc máu được.
  • Ước tính tại nước ta 5 triệu người bị bệnh thận và hàng năm phát hiện hơn 8.000 ca bệnh mới. Số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu khoảng 800.000 trường hợp, chiếm 0,1% dân số.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận

Theo trang web Health Direct, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận, trong đó thường gắp nhất là chấn thương thực thể, nhiễm trùng, u nang trong thận, dòng chảy ngược của nước tiểu từ bàng quang và các nguyên nhân liên quan đến di truyền. Thận cũng có thể bị tổn thương do lạm dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc kê đơn và thuốc tự ý dùng.

Những loại bệnh thận phổ biến ở Việt Nam

Ở Việt Nam, những loại bệnh thận phổ biến bao gồm suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận, hội chứng thận hư, bệnh nang thận, ung thư thận, và viêm ống thận cấp. Những căn bệnh thận này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nhưng phổ biến nhất là bệnh suy thận, sỏi thận và ung thư thận.

Cách nhận biết bệnh thận

Những triệu chứng sau đây giúp ta nhận biết được bệnh thận: mệt, khó tập trung, khó ngủ, ăn uống không ngon miệng, chuột rút, da khô hay tái nhợt. Đây là những triệu chứng phổ biến của những người bệnh thận.

Những xét nghiệm nào giúp phát hiện bệnh thận

Ngày nay, các bác sĩ xác định bệnh thận của các bệnh nhân bằng cách xét nghiệm máu, acid uric, điện giải đồ, xét nghiệm nước tiểu, chụp CT. Với những biện pháp này các bác sĩ có thể phát hiện được người đó có bị bệnh thận hay không.

Bệnh thận ở những người bị bệnh mãn tính

  • Những người bị bệnh thận mãn tính là những người bị tiểu đường, huyết áp cao, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, và cấu trúc thận không bình thường.
  • Những người bị bệnh thận mãn tính sẽ có những triệu chứng như sau: bị mệt nhanh, ăn không ngon miệng, có bọng quanh mắt, đặc biệt là vào buổi sáng, bị chuột rút vào buổi tối, buồn nôn, thậm chí thở dốc.
  • Với những trường hợp này, chúng ta cần đưa người bị bệnh thận mãn tính đi gặp bác sỹ để tìm ra phương thức điều trị thích hợp trước khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng.

Mức độ nguy hiểm của bệnh thận

Khi bị bệnh thận, đây là những biến chứng căn bệnh này gây nên:

  • Tăng huyết áp một cách bất thường
  • Bệnh tim hay mạch máu càng trầm trọng
  • Xương bị yếu, tăng nguy cơ gãy xương
  • Thiếu máu
  • Tổn thương hệ thần kinh
  • Giảm khả năng sinh sản
  • Đau ngực
  • Phù chân và mắt cá
  • Nang xuất huyết
  • Nhiễm trùng

8 nhóm thuốc chữa suy thận tốt nhất tại Nhà thuốc An Tâm

Tùy thuộc vào việc người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đang ở giai đoạn suy thận cấp hay suy thận mạn, bệnh lý đi kèm là gì mà bác sĩ điều trị sẽ kê toa các loại thuốc điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể được đề nghị sử dụng một số các thuốc như bên dưới:

1. Thuốc điều trị cao huyết áp

  • Mắc bệnh thận nói chung thường khiến huyết áp tăng cao và do đó, người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc hạ huyết áp và duy trì chức năng thận. Các loại thuốc hạ huyết áp thường là thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, ức chế canxi, ức chế Beta, lợi tiểu,….
  • Các loại thuốc điều trị huyết áp ban đầu có thể làm giảm chức năng thận và thay đổi mức điện giải, vì vậy người bệnh có thể cần xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe. Khi dùng thuốc hạ huyết áp để điều trị suy thận, người bệnh thường được bác sĩ cho uống kèm theo thuốc lợi tiểu và khuyến nghị chế độ ăn uống ít muối.

2. Thuốc kiểm soát kali trong máu

  • Tình trạng tích tụ quá nhiều kali trong máu có thể khiến nhịp tim không đều và gây ra các tình trạng nguy hiểm như loạn nhịp tim và yếu cơ. Trong khi đó, bệnh suy thận khiến cho thận không thể lọc kali trong máu đúng cách. Lúc này, người bệnh có thể cần dùng đến các loại thuốc canxi, glucose hoặc natri polystyrene sulfonate (Kionex) theo kê đơn của bác sĩ để ngăn ngừa sự tích tụ lượng kali cao trong máu.

3. Thuốc điều trị bệnh thiếu máu

  • Bệnh thường kèm theo thiếu máu, do đó bổ sung hormone erythropoietin (uh-rith-roe-POI-uh-tin) chứa chất sắt, darbepoetin (Aranesp) có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu hơn, từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

4. Thuốc để giảm cholesterol (thường gọi là “mỡ máu”)

  • Bệnh nhân suy thận thường có lượng cholesterol xấu cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch – đặc biệt gây xơ vữa mạch, rất khó để lấy máu khi có chỉ định lọc máu hoặc ghép thận. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như statin để giảm cholesterol trong máu đồng thời giúp kiểm soát huyết áp, có tác dụng bảo tồn thận.

5. Thuốc để bảo vệ xương

  • Bệnh nhân thường mắc các bệnh về xương: loãng xương, nhuyễn xương, gãy xương. Bổ sung canxi và vitamin D có thể giúp ngăn ngừa xương yếu và giảm nguy cơ gãy xương do biến chứng của bệnh suy thận. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc được gọi là chất kết dính phốt phát trong bữa ăn để giảm lượng phốt phát trong máu và bảo vệ mạch máu khỏi bị hư hại do lắng đọng canxi (vôi hóa). Chất kết dính phốt phát giữ cho phốt pho trong thức ăn không đi vào máu. Các thuốc giảm phốt pho như canxi cacbonat (Caltrate), calcitriol (Rocaltrol) và sevelamer (Renagel)…

6. Các dung dịch làm tăng áp lực keo

  • Người bệnh suy thận thường suy dinh dưỡng, do bệnh nên kém ăn. Mặt khác ăn vô cũng bị “thất thoát” qua nước tiểu, gọi là tiểu đạm. Người bệnh sẽ được Bs hướng dẫn chế độ ăn phù hợp bệnh thận và bệnh nền khác như: đái tháo đường, THA…Nếu bệnh nhân nhập BV mà bị phù nhiều (albumin máu dưới 25 g/l) thì tốt nhất là dùng Albumin 20% hoặc 25% lọ 50 ml,100ml. Nếu albumin < 25g/l có thể dùng Albumin 20% loại 100 ml.

7. Thuốc lợi tiểu

  • Người bệnh dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp đã có bù protein và không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn; tùy giai đoạn suy thận nhẹ có thể dùng lợi tiểu nhóm thiazide hay loại kháng aldosteron như spironolactone (verospirone, aldactone) hoặc phối hợp với furosemide. Khi bệnh ở giai đoạn vừa và nặng chỉ được dùng furosemide.
  • Liều dùng verospirone bắt đầu từ 25mg/ngày hoặc furosemid bắt đầu từ 20mg/ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh để điều chỉnh liều lợi tiểu. Việc dùng thuốc này cần phải theo dõi số lượng nước tiểu, cân nặng hàng ngày và xét nghiệm điện giải đồ máu, vì vậy người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện.

8. Thuốc điều trị đặc hiệu

Một số bệnh lý thận đặc biệt như: hội chứng Thận hư, Viêm cầu thận Lupus,…sẽ cần dùng thuốc đặc trị. Trong điều kiện không thể sinh thiết thận, người bệnh có thể được áp dụng theo phác đồ bằng thuốc dưới đây:

8.1 Corticoid

  • Các loại thuốc corticoid bao gồm prednisolone, prednisone, methyprednisolone. Trong đó 4mg methyprednisolone tương đương với 5mg prednisolone.
  • Liều tấn công: Prednisolone 5mg dùng liều 1-2 mg/kg/ngày kéo dài 1-2 tháng, uống cả liều vào 1 lần trước 8h sáng sau ăn no. (Liều tấn công corticoid không được vượt quá 80 mg prednisolone/ ngày).
  • Liều củng cố (bắt đầu khi protein niệu 24h âm tính): Prednisolone 5mg dùng liều 0,5 mg/kg/ngày, kéo dài 4-6 tháng.
  • Liều duy trì: Prednisolone 5-10mg/ngày dùng cách ngày, kéo dài hàng năm.
  • Trong khi áp dụng phác đồ này, người bệnh cần theo dõi các biến chứng như nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn tâm thần, hội chứng giả cushing…

8.2 Thuốc ức chế miễn dịch khác

Trong trường hợp đáp ứng kém, không đáp ứng với corticoid, bệnh hay tái phát hoặc có suy thận kèm theo, người bệnh nên được chuyển lên tuyến trên để phối hợp điều trị với một trong số các thuốc giảm miễn dịch dưới đây.

  • Cyclophosphamide (50mg): Dùng liều 2-2,5mg/kg/ngày trong 4-8 tuần. Khi protein niệu âm tính thì duy trì 50mg/ngày kéo dài 4-8 tuần. Cần theo dõi và duy trì số lượng bạch cầu không dưới 4,5 giga/lit.
  • Chlorambucil 2mg: Dùng liều 0,15-0,2/mg/kg/ngày, trong 4-8 tuần, sau đó duy trì liều 0,1mg/kg/ngày.
  • Azathioprine (50mg): Dùng liều 1-2mg/kg/ngày. Cần theo dõi số lượng bạch cầu và tiểu cầu.
  • Cyclosporine A (25mg,50mg,100mg): Dùng liều 3-5mg/kg/ngày, chia làm hai lần, dùng kéo dài trong thời gian 6-12 tháng hoặc hơn tùy vào từng trường hợp.
  • Mycophenolate mofetil (250mg, 500mg) hoặc Mycophenolate acid (180mg, 360mg,720mg): Dùng liều 1-2 g/ngày, chia làm 2 lần, dùng liên tục trong 6-12 tháng.

8.3 Các thuốc điều trị biến chứng

  • Điều trị nhiễm trùng: Dựa vào kháng sinh đồ để dùng liều lượng kháng sinh phù hợp. Nếu cần thiết, người bệnh cần giảm liều hoặc ngừng corticoid và ức chế miễn dịch trong trường hợp nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát.
  • Điều trị dự phòng một số tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, loãng xương: Người bệnh có thể cần dùng thêm các loại thuốc điều trị tác dụng phụ như thuốc dạ dày, thuốc chống loãng xương.

Ưu nhược điểm của việc điều trị suy thận bằng thuốc

  • Điều trị suy thận bằng thuốc không phải là cách giúp chữa khỏi bệnh, phương pháp này chỉ có thể giúp kiểm soát thận tránh khỏi các biến chứng nặng hơn và giảm bớt sự đau đớn để duy trì sự sống cho người bệnh. Và việc bị suy thận uống thuốc gì, liều lượng như thế nào thì cần có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự mua thuốc về uống kể cả các loại thuốc điều trị được cấp phép mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh cũng không nên bỏ toa thuốc hoặc tự ý tăng giảm, liều lượng được chỉ định. Điều này có thể gây ra tình trạng kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị.

Phòng ngừa bệnh thận

Chúng ta cũng nên biết đến một số loại thực phẩm cần sử dụng để thận được hoạt động tốt hơn:

  • Táo
  • Súp lơ xanh
  • Dầu cá Omega 3
  • Rau bó xôi
  • Tỏi
  • Khoai lang
  • Dầu ô liu
  • Cải xanh
  • Ớt chuông

Ngoài những thức ăn trên, sau đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh thận đơn giản nhưng hiệu quả:

  • Đừng dùng thuốc tùy tiện, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin và thảo dược.
  • Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hãy hỏi bác sĩ để có được một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh.
  • Tuyệt đối không hút thuốc, nếu hút thuốc thì tình trạng bệnh thận sẽ trở nên tệ hại hơn.
  • Khi sử dụng thuốc, bạn cần theo dõi bệnh tình của bạn để báo cáo cho bác sĩ hoặc dược sỹ. Nếu bạn cần chắc ăn hơn thì có thể yêu cầu bác sĩ cho làm xét nghiệm để biết xem mình có bị bệnh thận hay không.
  • Hạn chế ăn đồ ăn có hàm lượng muối cao và uống ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.

Trên đây là các loại thuốc trị bệnh thận được chỉ định và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên do thuốc có khả năng gây tác dụng phụ nên người bệnh cần chú ý sử dụng thuốc một cách khoa học, dùng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt tình trạng và có những phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất, giúp phục hồi chức năng thận một cách hiệu quả.