Hầu hết ai cũng đã từng gặp phải các vấn đề da liễu ít nhất 1 lần trong đời. Mặc dù bệnh da liễu không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy xấu đối với làn da.
Tổng quan bệnh da liễu
Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể. Bệnh da liễu là tình trạng da bị kích ứng, mẩn đỏ, viêm. Khi một trong các chức năng của da gặp vấn đề, bạn đều có thể mắc bệnh da liễu.
Các bệnh da liễu thường gặp là:
- Bệnh zona người lớn
- Phát ban
- Bệnh vẩy nến
- Bệnh chàm
- Bệnh trứng cá đỏ
- Mụn
Nguyên nhân
- Môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại tác động lên làn da.
- Biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt làm gia tăng tia cực tím có hại cho da.
- Vệ sinh da không đảm bảo.
- Dùng chung đồ sinh hoạt hằng ngày vệ sinh không đảm bảo.
- Các ký sinh trùng, nấm xâm nhập vào da.
- Nhiễm virus.
- Tiếp xúc với các chất gây kích ứng, dị ứng da hoặc lây từ người khác.
- Do di truyền.
- Da nhạy cảm
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh.
- Do các bệnh khác làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Dấu hiệu nhận biết bệnh da liễu
Thông thường khi mắc các bệnh da liễu, người bệnh sẽ xuất hiện một trong các biểu hiện sau đây.
- Vùng da tổn thương bị nổi mẩn đỏ ngứa hoặc nổi mẩn nhưng không ngứa.
- Xuất hiện mụn nước, hoặc mụn mủ sau khi tiếp xúc với nguồn gây dị ứng.
- Da trở nên thô ráp, dễ bong tróc vảy, nứt nẻ gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh.
- Xuất hiện các đốm da mất sắc tố hoặc màu sắc da trở nên khác thường so với những vùng da còn lại.
- Da bị sưng phồng, ửng đỏ hoặc không ửng đỏ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu là gì?
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài
- Tiền sử gia đình dễ bị dị ứng hoặc các bệnh da liễu
- Hen suyễn
- Căng thẳng lâu ngày
- Thói quen hút thuốc lá
- Thừa cân (béo phì)
- Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Chẩn đoán và điều trị
Những kỹ thuật y tế dùng trong chẩn đoán bệnh da liễu là gì?
Kiểm tra tình trạng da là bước đầu tiên trong quy trình chẩn đoán bệnh da liễu. Sau đó, các chuyên gia có thể yêu cầu bạn làm một số thủ thuật xét nghiệm nhằm nhận định nhận định chính xác loại bệnh da liễu đang xảy ra. Chúng có thể gồm:
- Sinh thiết da: bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật y khoa để lấy một mẫu da của bạn đem đi xét nghiệm. Sinh thiết da thường dùng để xác định liệu bạn có bị ung thư da không hoặc loại ung thư da đang diễn ra là gì.
- Xét nghiệm dị ứng: thủ thuật này đôi khi sẽ tìm được lý do gây nên tình trạng dị ứng da của người bệnh. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh da liễu sẽ giúp các chuyên gia xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
Những phương pháp dùng để chữa bệnh da liễu là gì?
Nhiều chứng bệnh da liễu có thể điều trị được bằng thuốc thoa ngoài da, thuốc dạng uống hoặc tiêm dưới da, phổ biến nhất là:
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc steroid
- Thuốc kháng sinh
- Chất bổ sung vitamin
- Thuốc giảm đau
Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể cần điều trị bằng laser hoặc dùng thêm một số loại thuốc kê toa khác nhằm đối phó với vấn đề sức khỏe đang diễn ra cùng lúc với bệnh da liễu. Bên cạnh đó, nếu trên da có vết thương hở hoặc bệnh da liễu của bạn thuộc nhóm dễ lây nhiễm, bác sĩ có thể dùng thuốc mỡ để thoa lên vùng thương tổn và dùng băng, gạc vô trùng để bảo vệ vết thương.
Đôi khi, một người có thể bị bệnh da liễu do sử dụng mỹ phẩm không đúng cách hoặc dị ứng với thành phần bên trong các loại sản phẩm làm đẹp này. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể giải quyết bằng cách:
- Tuân thủ đúng các bước vệ sinh và làm sạch da
- Cân nhắc thay đổi những sản phẩm khiến bạn bị dị ứng bằng các dược mỹ phẩm lành tính, tốt nhất nên được bác sĩ kê toa
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày
Mặt khác, bạn cũng nên lưu ý rằng không phải tất cả các bệnh về da đều có thể đáp ứng tốt với liệu trình điều trị. Một số tình trạng không thể điều trị triệt để nhưng có thể thuyên giảm theo thời gian. Mặc dù vậy, nếu bạn thường xuyên căng thẳng hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác, nguy cơ tái phát bệnh da liễu sẽ rất cao.
Phòng bệnh
Để phòng chống các bệnh ngoài da, các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương khuyên bạn cần:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên tắm rửa, luôn đảm bảo cho làn da khô thoáng và sạch sẽ, gội rửa hết bụi bẩn trên da, nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc sau khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Dù vậy, không nên quá lạm dụng việc tắm rửa.
- Bảo vệ da khi đi ngoài nắng: Khi ra trời nắng nóng cần bảo vệ da thật kỹ bằng cách đội nón mũ, mặc quần áo dài, khẩu trang, bao tay và tất để tránh nắng, bụi bẩn.
- Mặc quần áo cotton: Vải cotton sẽ giúp cho làn da “có chỗ để thở”, thấm mồ hôi, thoát nhiệt và cảm thấy mát mẻ.
- Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng: Làn da rất cần các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng. Cần bổ sung các loại vitamin, chất xơ. Lưu ý nên hạn chế các chất kích thích, cà phê, các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như tôm, cua, mực…
- Uống nước đều đặn: Càng uống nhiều nước, cơ thể càng đào thải các độc tố tốt hơn và phục hồi da. Do đó cần bổ sung đầy đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.
- Không cào gãi, chà xát, cậy nặn: Khi đã bị viêm da tuyệt đối không cào gãi, chà xát hay cậy nặn vì điều đó sẽ làm cho tổn thương bị chầy xước và nghiêm trọng thêm.
Khi có dấu hiệu mắc các bệnh da liễu, hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp