Dị ứng được hiểu là trạng thái cơ thể có những phản ứng quá mức khi tiếp xúc với kháng nguyên hay dị nguyên. Thuốc chống dị ứng là những loại thuốc chống lại hay đối kháng quá trình mẫn cảm của cơ thể với những dị nguyên. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cách sử dụng thuốc chống dị ứng hiệu quả và tốt cho sức khỏe.
Tìm hiểu về thuốc chống dị ứng
- Thuốc chống dị ứng có khả năng ức chế sự tác động của chất trung gian với cơ thể. Hiện nay, thuốc chống dị ứng có 2 thể hệ: thuốc chống dị ứng thế hệ mới và thuốc chống dị ứng thế hệ cũ.
- Nhóm thuốc chống dị ứng thế hệ cũ có thời gian tác dụng ngắn nên phải sử dụng nhiều lần. Thuốc chỉ có tác dụng khoảng từ 4-6 giờ. Nhóm thuốc thế hệ cũ này cũng thường gây ra phản ứng phụ như buồn ngủ, một số thuốc thường được sử dụng trong thuốc trị bệnh cảm và ho. Để hạn chế những tác dụng phụ này, nhóm thuốc chống dị ứng thế hệ mới ra đời. Thuốc chống dị ứng thế hệ mới có tác dụng hạn chế những tác dụng phụ như buồn gủ, ngủ gật. Điều này đem đến sự thuận tiện cho người dùng, có thể sử dụng 2 viên/ngày mà vẫn có thể tỉnh táo như bình thường.
Một số loại thuốc chống dị ứng và cách dùng
Thuốc kháng Histamin
- Loại thuốc này được điều chế dưới nhiều dạng sử dụng khác nhau như đường uống, dạng viên, dạng xịt, nhỏ mắt, nhỏ mũi..Trong đó, Histamin đường uống được sử dụng phổ biến nhất. Đường uống gồm dạng thuốc viên và dung dịch, bao gồm những thuốc như Loratadin, cetirizin, desloratadin… Thuốc được sử dụng khi người bệnh có triệu chứng ngứa, nổi mề đay, phát ban hay chảy nước mũi…Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như buồn ngủ và khô miệng. Vì thế, người dùng cần lưu ý khi sử dụng, tránh dùng thuốc khi lái xe hay những hoạt động đòi hỏi độ chính xác cao.
- Cùng với đường uống thì thuốc kháng histamin dạng nhỏ mắt. Nhóm thuốc này thường được sử dụng kết hợp với một hoặc một số loại thuốc khác. Thuốc có tác dụng điều trị những trường hợp ngứa, sưng mắt hay tấy đỏ. Tuy nhiên, những tác dụng này chỉ kéo dài vài giờ, vì thế, người dùng cần sử dụng nhiều lần trong ngày. Thuốc Hastamin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy nước mắt, nhức mắt hay đau đầu, đỏ mắt.. Chính vì thế, khi sử dụng, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nhóm thuốc corticoid
- Thuốc corticcoid bao gồm những dạng như dạng xịt mũi, nhỏ mắt, nhỏ mũi, kem bôi, đường uống…Những corticcoid dạng xịt mũi có khả năng phòng ngừa cũng như ngăn chặn dấu hiệu và triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Thuốc cũng có tác dụng giảm triệu chứng nghẹt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa mũi. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng là kích ứng mũi gây khó chịu hay hiện tượng chảy máu cam..
- Thuốc bôi da có chứa thành phần corticoid được sử dụng phổ biến, bao gồm những thuốc như hydrocortison, flucina, triamcinolon,..Thuốc có thể có một số tác dụng phụ như gây kích ứng da. Việc sử dụng thuốc trong một thời gian dàu có thể gây mỏng và teo da. Vì thế, chỉ sử dụng sản phẩm khi có chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc chống dị ứng
- Hiện nay các cơ sở dược phẩm thường sản xuất các loại thuốc điều trị bệnh cảm cúm thông thường có phối hợp với thuốc chống dị chứng kháng histamin H1 cổ điển nên rất dễ có nguy cơ gây nên những phản ứng phụ không mong muốn đã nêu trên cho người sử dụng mà hậu quả dẫn đến tai nạn giao thông và tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không lường trước được. Vì vậy mọi người cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc cảm cúm thông thường như Decolgen, Panadol…; trong đó có thành phần paracetamol hay acetaminophen giúp giảm đau, hạ sốt kết hợp với thuốc chống dị ứng kháng histamin H1 cổ điển như chlorpheniramine có tác dụng giúp chống viêm mũi dị ứng hoặc một số thuốc khác kết hợp với thuốc dextromethorphan giúp giảm ho.
- Thuốc kết hợp giúp hỗ trợ chống viêm mũi dị ứng, giảm ho thường có tác dụng phụ gây an thần, buồn ngủ nên cần thận trọng khi sử dụng; đặc biệt là đối với những người lái tàu xe; lao động, làm việc ở chỗ nguy hiểm và trên cao; tiếp xúc, vận hành các loại máy móc… để hạn chế tai nạn giao thông và tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra
Những lưu ý khi dùng thuốc chống dị ứng
Một số loại không nên dùng ban ngày
- Thuốc chống dị ứng thế hệ 1 như clopheniramin thì không nên dùng ban ngày vì chúng dễ thấm vào thần kinh trung ương, có nguy cơ gây buồn ngủ. Bạn nên uống vào buổi tối, khi không phải làm việc.
Tránh dùng với bệnh nhân tim mạch
- Thuốc chống dị ứng vẫn được coi là những thuốc an toàn nhưng một số loại thuốc thế hệ 2 có thể gây ra một số biến cố trên tim mạch như gây xoắn đỉnh, tức là tim tự nhiên ngừng đập sau một chu kỳ. Điều này là nguy hiểm vì nó có thể gây thiếu máu cơ tim. Với những bệnh nhân có rối loạn tim mạch thì không nên dùng một số thuốc chống dị ứng thế hệ hai như astemizol.
Ngộ độc do quá liều
- Vì lý do dị ứng gây ngứa râm ran khắp người nên một phản xạ là dùng nhiều thuốc chống dị ứng liều cao cho đỡ ngứa. Điều đáng nói là liều ngộ độc của thuốc dị ứng không cách quá xa liều điều trị. Biểu hiện của ngộ độc là khô miệng như ngói, đỏ rực như thịt bò, nóng như hòn than, phát cuồng như kẻ mất trí và nháy mắt liên tục như cánh dơi. Liều khuyên dùng của thuốc chống dị ứng với các thuốc thế hệ 2 là chỉ dùng 1 viên/ ngày, dùng quá 4 viên/ ngày rất nguy hiểm.
Không trộn nhiều loại thuốc chống dị ứng
- Các thuốc chống dị ứng dù có các loại loại khác nhau thì đều có chung một cơ chế tác động đó là tranh chấp vị trí tác động với chất trung gian hóa học gây dị ứng histamine. Việc tranh chấp với histamine chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất đó cao hay thấp chứ không phụ thuộc vào có nhiều loại thuốc hay ít loại thuốc. Dùng nhiều loại thuốc đã không tạo ra hiệu quả tăng hơn mà lại còn làm nặng nề thêm chuyển hóa cho gan thì đó là việc rất không nên dùng.
Không uống chung với thuốc trị nấm
- Thuốc chống dị ứng không nên dùng với thuốc trị nấm như itraconnazole (Sporanox) hay ketoconazole (Nizoral). Vì thuốc chống dị ứng ức chế hoạt động của enzyme chuyển hóa thuốc chống nấm tại gan nên thuốc chống nấm sẽ chậm được chuyển hóa và chậm bị đào thải. Điều này dẫn đến người bệnh bị ngộ độc thuốc trị nấm ở ngay liều điều trị an toàn, nhất là những người phải dùng thuốc trị nấm kéo dài.
Hạn chế tối đa dùng cho trẻ em
- Thuốc chống dị ứng, đặc biệt thuốc dạng thế hệ 1 như clopheniramin thấm vào thần kinh trung ương ở não nên làm ức chế sự phát triển của não bộ ảnh hưởng tới quá trình hình thành tư duy ở trẻ. Với trẻ em đến trường, thuốc làm giảm khả năng tập trung, giảm khả năng tiếp nhận, giảm khả năng tư duy nên hiệu quả học tập giảm sút.
Thông tin trên của Nhà thuốc An Tâm chỉ mang tính chất tham khảo. Người dùng không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.