Trong giai đoạn cho con bú, một số bà mẹ có thể phải dùng thuốc để điều trị một bệnh nào đó mắc phải hoặc thuốc tránh thai. Tuy nhiên, có những loại thuốc có thể ảnh hưởng tới sự bài tiết sữa của người mẹ. Nhà thuốc An Tâm sẽ cung cấp thông tin của một số thuốc ức chế tiết sữa mà các mẹ cần tham khảo trong bài viết sau.

I. Giới thiệu
Sự bài tiết và tổng hợp sữa mẹ thường được điều hòa và kiểm soát chủ yếu thông qua prolactin, một hormon được bài tiết từ tuyến yên. Tăng nồng độ prolactin trong máu là một yếu tố quyết định sự bài tiết sữa. Nồng độ của hormon này thường tăng cao nhất trong 2 tuần đầu sau sinh, sau đó giảm dần và trở về mức bình thường sau 6 tháng. Bài tiết prolactin được ức chế và điều hòa nhờ các chất dopamin trong não.
Phụ nữ không mang thai thường có nồng độ prolactin trong máu thấp. Do đó, phần lớn các tác động của thuốc đối với quá trình tiết sữa đều thực hiện thông qua hormon này.
>> Nguyên nhân tăng prolactin trong máu bạn cần phải biết
II. Những thuốc ức chế tiết sữa.
Một số thuốc như testosteron, estrogen, progestin, pseudoephedrin và các dẫn xuất ergot như ergotamin, bromocriptin, cabergolin được nghiên cứu có khả năng gây ức chế tiết sữa ở người mẹ do thuốc làm giảm bài tiết prolactin từ tuyến yên hoặc gây ức chế hoạt tính của hormon này trên các mô tạo sữa.

- Estrogen: Tuy chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy estrogen, một loại nội tiết tố nữ thường dùng trong thuốc tránh thai, có thể gây ức chế mạnh mẽ sự tiết sữa ở một số bà mẹ mẫn cảm với thuốc. Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy, lượng sữa bài tiết bị giảm rõ rệt nếu các bà mẹ này sử dụng estrogen sớm ngay sau khi sinh. Sự thay đổi này có thể diễn ra nhanh hoặc chậm, một vài trường hợp chỉ được phát hiện khi đã có thay đổi rõ rệt. Vậy nên, tất cả các bà mẹ đang cho con bú, nếu có sử dụng viên tránh thai chứa estrogen cần được báo trước nguy cơ gây mất sữa của thuốc để lưu ý phát hiện sớm nhất có thể.
- Progestin: Progestin có thể gây mất sữa ở một số bà mẹ dùng thuốc này quá sớm sau khi sinh, nhưng nguy cơ này không cao bằng estrogen. Sau sinh là khoảng thời gian rất nhạy cảm trong việc bài tiết sữa do sự thay đổi nội tiết tố nữ. Do đó, các bà mẹ đang cho con bú nên tránh sử dụng các viên tránh thai trong khoảng thời gian vài tuần đến vài tháng sau khi sinh. Nếu có nhu cầu tránh thai, các mẹ có thể sử dụng những viên tránh thai có chứa duy nhất progestin liều thấp.
- Thuốc có dẫn xuất ergot có thể gây giảm nồng độ prolactin trong máu và dẫn đến giảm tiết sữa. Trong đó, Bromocriptin là một dẫn xuất ergot thường sử dụng trong việc điều trị bệnh Parkinson và u tuyến vú. Ngoài ra cũng có hiệu quả trong việc giảm cương sữa và ức chế tiết sữa. Cabergolin là một dẫn xuất ergot mới hơn, có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn Bromocriptin. Nhưng nếu sử dụng cabergolin liều cao 1 lần/ngày sớm ngay sau sinh con hoặc liều thấp 2 lần mỗi ngày trong 2 ngày sẽ ức chế việc tiết sữa hoàn toàn.
- Pseudoephedrin: Các nghiên cứu gần đây cho thấy pseudoephedrin – thuốc có tác dụng chống nghẹt mũi và giảm phù nề cuống mũi – cũng có thể gây ức chế tiết sữa. Tuy các nghiên cứu về tác dụng của thuốc này đối với việc tiết sữa vẫn đang tiếp tục nhưng các bà mẹ đang cho con bú vẫn cần thận trọng khi sử dụng pseudoephedrin, đặc biệt là trong những tháng cuối của thời gian cho con bú, khi nguồn sữa đã giảm.
>> Dostinex 0,5mg – Thuốc điều trị rối loạn bài tiết Prolactin
III. Mẹ nên sử dụng thuốc như thế nào để không ảnh hưởng nguồn sữa?
Nếu các mẹ gặp vấn đề bài tiết sữa, về sức khỏe như sốt, ho, sổ mũi,… trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ và cần điều trị bằng kháng sinh, các mẹ vẫn có thể sử dụng thuốc để nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định, tránh dùng các loại thuốc ức chế tiết sữa.
Khi mẹ bị cảm cúm có thể sử dụng các loại thuốc như: Paracetamol, Ibuprofen, Dextromethorphan, Amoxicillin, Chlorpheniramine, hydroxyzine, … nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ với liều lượng thích hợp để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.
Theo các bác sĩ, những loại thuốc trên không hoặc ít gây nên hiện tượng mất sữa, ít sữa; và không gây nên hiện tượng mất sữa hoàn toàn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa và tình hình sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng nhất định tới sự bài tiết; hoặc gây tác dụng phụ như biếng ăn tạm thời hay tiêu chảy ở bé.
Vì vậy để hạn chế việc sử dụng thuốc và chữa trị giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh bài tiết sữa cũng như không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa và sức khỏe của bé thì bản thân mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
- Ăn đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
- Không làm việc quá sức và dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý.
- Giữ ấm cơ thể.
- Nếu trường hợp mẹ cần phải dùng thuốc thì nên chọn những loại thuốc không gây ức chế sữa hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp chọn nhầm loại thuốc ức chế tiết sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé.
Mẹ nên sử dụng thuốc như thế nào để không ảnh hưởng nguồn sữa?
IV. LỜI KHUYÊN CHUNG
Qua những thông tin trên, dù sốt ruột do mất sữa hay không đủ sữa cho con bú thì các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hãy bình tĩnh, không nên tự ý mua thuốc về dùng mà cần đi gặp bác sĩ để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây mất sữa và được tư vấn sử dụng thuốc an toàn nhất có thể.
Bên cạnh đó, các mẹ đang cho con bú không nên tự ý dùng bất kỳ một loại thuốc nào. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu vì chữa bệnh bài tiết sữa phải dùng thuốc, thầy thuốc sẽ cân nhắc: Nếu thuốc không ảnh hưởng tới đứa trẻ thì có thể dùng bình thường. Nếu thuốc có ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng thì có thể uống thuốc sau khi cho bé bú hoặc trước khi cho bú 3 – 4 giờ. Hoặc nếu thuốc có nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho con thì phải tạm ngừng việc cho bú.

Nhà thuốc An Tâm là hệ thống nhà thuốc uy tín với khẩu hiệu 5 tốt: Thuốc Tốt, Giá Tốt, Phục Vụ Tốt, Tư Vấn Tốt, Chăm sóc Tốt, đảm bảo sẽ đem đến cho khách hàng sức khỏe tốt nhất.
Bên cạnh các cửa hàng thuốc thì chúng tôi còn có Nhà thuốc online An Tâm với dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình 24/24. Chúng tôi sẽ giao hàng ngay tức khắc khi nhận được đơn hàng của bạn. Bạn có thể liên hệ qua số hotline 093754223 để được các đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp tư vấn trực tiếp
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc An Tâm ở địa chỉ: 03 Quang Trung, Phường Hiệp Phú, Tp Thủ Đức (Quận 9), TP. Hồ Chí Minh hoặc 42 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Trên đây là những thông tin về các loại thuốc ức chế bài tiết sữa mà các bà mẹ cần quan tâm. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích và thú vị.