Nấm linh chi là một loại thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong Đông và Tây y và có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để hỗ trợ điều trị một số bệnh đặc biệt các bệnh lý về ung thư. Việc nắm rõ thông tin về loại thảo dược này, giúp người bệnh sử dụng an toàn và hiệu quả nhất.
Nấm Linh Chi là gì?
- Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum một loại nấm thuộc họ nấm lim. Tại Việt Nam nấm linh chi còn có một số tên gọi khác như Tiên thảo, Nấm trường thảo, Vạn niên nhung.
- Nấm linh chi sinh trưởng ở nơi rừng núi cao, đặc biệt là những khu rừng có nhiều cây lá rộng, thường mọc ở gốc và thân của những cây lim đã chết.
- Nấm linh được xem là một loại dược liệu quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao thường được sử dụng trong các loại thuốc đông y hoặc chế biến các món ăn đặc biệt.
Cách chọn nấm linh chi tốt, chất lượng
- Cách chọn nấm linh chi dựa vào hình dáng
- Cách chọn nấm linh chi dựa vào màu sắc
- Cách chọn nấm linh chi dựa vào độ dày
- Dựa vào mùi vị của nấm
- Dựa vào lượng bào tử
- Dựa vào độ ẩm
Các loại nấm linh chi phổ biến
Theo nguồn gốc
- Nấm linh chi Việt Nam
- Nấm linh chi Hàn Quốc
- Nấm linh chi Trung Quốc
Theo màu sắc
- Linh chi tím – Tử chi.
- Linh chi vàng – Hoàng chi
- Linh chi đen – Hắc chi
- Linh chi đỏ – Hồng chi hay Xích chi.
- Linh chi trắng – Bạch chi
- Linh chi xanh – Thanh chi
Công dụng của nấm Linh chi theo Đông Y và Tây Y
Công dụng Nấm linh chi theo Đông Y
Trong Đông y, cây nấm linh chi có vị đắng, tính hàn (Tính Vị), Tâm, Can, Thận, Phế (Quy Kinh), có tác dụng an thần, bổ khí, tăng thị lực, làm sáng mắt, giúp cơ thể thoải mái. Tăng vị giác, cải thiện trí não. Bổ phế, lợi khí, giảm căng thẳng mệt mỏi, làm đẹp da, mạnh gân cốt, lợi tinh…
Công dụng của Nấm Linh chi theo Tây Y
Dựa trên thực nghiệm lâm sàng, cây Nấm linh chi có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
- Ngăn chặn và ức chế sự phát triển của virus (virus gây bệnh cảm cúm). Phòng ngừa và chữa trị bệnh hen suyễn, viêm khí phế quản
- Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu. Cải thiện chức năng thận, gan.
- Hỗ trợ điều trị ung thư. Kích thích sản xuất testosterone, tăng cường sinh lực phái mạnh.
- Làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Chống đông máu, hạ đường huyết. Chống lão hóa da, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
- Giảm đường huyết, tốt cho da và tóc. An thần, giảm căng thẳng, làm thư giãn các cơ. Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Điều trị loét dạ dày. Giải độc, ngăn ngừa dị ứng. Thúc đẩy khả năng trao đổi chất, kích thích sự thèm ăn.
- Làm tăng lưu lượng nước tiểu. Giúp xương khớp cứng cáp, chắc khỏe. Nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch…
Cách sử dụng nấm Linh chi hiệu quả
Cách dùng:
Cách 1: sử dụng làm nước Linh chi– là cách dễ dùng nhất.
- Bước 1: dùng 50g nấm cho vào ấm đun cùng 1 lít nước, để sôi khoảng 2 đến 3 phút rồi tắt lửa để ngâm 5 phút rồi lại đun tiếp trong vòng 30 phút. Chú ý nhỏ lửa để tránh làm cháy Linh chi. Đến khi nước trong ấm còn khoảng 0.8 lít thì bỏ ra. Có thể cho thêm cam thảo để giảm vị đắng của nấm Linh chi.
- Bước 2: sau khi lấy nước đầu xong thì ta lại làm lại công đoạn như bước 1 để được 2,4 lít nước nấm linh chi để sử dụng thay nước uống hằng ngày.
- Bã linh chi sau khi nấu có thể được nấu tiếp để làm nước tắm rất tốt cho da.
Cách 2: uống trà
Chuẩn bị bột nấm Linh chi. Sau đó bỏ một lượng vừa đủ vào cốc rồi đổ nước sôi vào. Đợi 5 phút. Sau đó sử dụng như một loại trà. Các bác sĩ cũng khuyến cáo lên uống hết cả bột Linh chi để không làm lãng phí. Tuy nhiên nếu cách uống này làm bạn khó chịu thì có thể đổ thêm nước sôi vào và tiếp tục sử dụng lượng bột nấm vẫn còn.
Cách 3: ngâm rượu
Dùng 200g nấm Linh chi để nguyên tai hoặc thái lát sẵn sau đó cho vào bình chứa 2 lít rượu (cỡ 39 độ), ngâm ít nhất 30 ngày. Nên uống rượu linh chi sau bữa tối, mỗi lần uống khoảng 1 đến 2 chén.
Cách 4: dưỡng da.
Nấm linh chi đem xay nhuyễn thành bột sau đó trộn với mật ong rồi đắp lên da làm mặt nạ dưỡng da. Sau khi đắp xong thì bã có thể dùng để đun nước tắm giúp làn da trắng hồng rạng rỡ.
Những lưu ý khi sử dụng cây Nấm linh chi để đạt hiệu quả
Nấm linh nên sử dụng dạng nào là tốt nhất?
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo để phát huy tác dụng của cây nấm linh chi người bệnh nên sử dụng ở dạng khô, tán bột, ngâm rượu, viên nang dược liệu. Tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh có những liều lượng khác nhau.
Sử dụng cây Nấm linh chi gây tác dụng phụ như thế nào?
Nấm linh chi là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Chảy máu cam, đau bụng, cơ thể phản ứng gây ngứa, nổi mụn, đau nhức xương, chóng mặt, nghẹt mũi, khó thở, nhiều đờm trong cổ họng, đau tức ngực, cơ thể mệt mỏi trong thời gian đầu.
- Những người bị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày khi uống bụng đói sẽ gây đau đớn hoặc nặng hơn gây chảy máu dạ dày.
- Người dùng uống quá liều dẫn đến tình trạng huyết áp tăng hơi cao.
- Những tác dụng phụ xảy ra trong 1- 2 tuần đầu sử dụng và sẽ hết khi sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng nặng cần ngừng khi sử dụng và thông báo với bác sĩ để có những biện pháp hướng dẫn, can thiệp kịp thời.
Những ai không nên dùng nấm Linh chi
- Bệnh nhân thuộc thể hàn.
- Người bị dương hư với biểu hiện chính là hay đi ngoài
- Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu
- Người sắp thực hiện phẫu thuật hoặc người vừa trải qua phẫu thuật.
- Những đối tượng đang bị chóng mặt, nôn ói.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng cây nấm linh chi.
Một số bài thuốc sử dụng nấm linh chi làm thành phần chính
Hỗ trợ chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
- Bài 1: kết hợp nấm linh chi, hoa cúc, chùm bao, lá sen và lá vông nem. Mỗi loại lấy từ 6 đến 8g. Sắc lấy nước để uống.
- Bài 2: dùng linh chi, long nhãn, quả cây dâu tằm. Mỗi loại lấy 10 gam đem sắc lấy nước để uống hằng ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm phế quản
- Bài 1: tán nấm Linh chi thành bột mịn. Ngày uống từ 2 đến 3 lần.
- Bài 2: sắc nấm linh chi đến khi nước được cô đặc như siro. Mỗi lần uống sử dụng 3ml, ngày uống 3 lần.
- Bài 3: dùng 10g linh chi, 8g trần bì, 10g bách hợp. Sử dụng như 1 loại trà uống hằng ngày.
Trị xơ cứng mạch máu, áp huyết cao, đột quỵ.
- Chuẩn bị 1 thang thuốc gồm các loại: nấm linh chi 9g, cửu tiết xương bồ 6g, hạt tơ hồng 6g, 12g bạch thược, 12g cẩu tích, 12g mộc miên, 12g hoàng tinh. Sắc kỹ lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc giúp bổ khí huyết, tăng lưu thông máu
- Bài 1: nấm linh chi 60g, huyết căn 90g, nhân sâm 30g. Tất cả đem tán thành bột pha với nước nóng hoặc pha với sữa nóng. Uống 2 lần mỗi ngày.
- Dùng 60g linh chi, 30g sâm Hoa Kỳ, 30g Tâm Thất và 45g huyết căn. Tất cả đều là dược liệu khô, đem tán thành bột rồi để vào lọ kín. Dùng để pha uống hằng ngày.
Điều trị bệnh đau dạ dày
- Lấy 50g nấm Linh chi thái lát mỏng, cho vào bình ngâm với 20g mật ong và 1 lít rượu. Ngâm từ 15 đến 30 ngày. Mỗi lần uống 20ml x 2 lần / ngày.
Chữa suy nhược cơ thể
- Thái nhỏ 100g nấm rồi ngâm với 500ml rượu. Để khoảng 1 tuần là dùng được. Mỗi lần uống từ 15 đến 20ml x 2 lần / ngày.
Trị mụn nhọt
- Chuẩn bị 150g nấm Linh chi, 150g hạ liên thảo (cỏ mực), 150g rau má, 50g cây chó đẻ, 30g biền súc và 30g bồ công anh. Tất cả đem sắc kỹ với 1,5 lít nước trong 30 phút sau đó bạn ra 500ml. Tiếp tục sắc tiếp đến khi nước trong nồi còn khoảng 500ml là được.
- Trộn nước sắc ở 2 lần lại với nhau rồi chia ra uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Lấy cỡ 10 – 20 nấm Linh chi rồi đem sắc 1,5 lít nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa. Sắc trong 1 tiếng là có thể dùng được.
Giá nấm Linh chi như thế nào?
Loại mọc tự nhiên:
- Loại trưởng thành: giá bán từ 4 – 5 triệu đồng / 1kg nấm linh chi khô.
- Loại non: giá từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng / 1kg nấm linh chi khô.
Loại được nuôi trồng
- Giá dao động từ 700.000 – 1.400.000 đồng / kg nấm khô tùy theo kích cỡ.
Cây nấm linh chi là một loại thảo dược quý có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được những thông tin cần thiết về loại thảo dược này trong quá trình sử dụng cũng như biết cách sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.