Mật ong được ví như thần dược thiên nhiên với nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Không chỉ biết đến với công dụng làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mật ong còn góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh thường gặp như: ho, cảm cúm, viêm loét dạ dày, bệnh ngoài da,… Đặc biệt, nhờ có các acid hữu cơ, khoáng chất và vitamin, loại dược liệu này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe sau khi hết ốm.
Mật ong là gì?
Mật ong là chất ngọt tự nhiên không lên men. Nó được tạo ra bởi con ong hút mật trên bông hoa hoặc những bộ phận còn sống khác trên thân cây và đem về. Sau khi hút mật, các thành phần đó trải qua quá trình tiêu hóa trong bụng ong nhờ các chất enzim tiết ra kết hợp các chất khác trong tổ bánh mật để tạo ra loại mật ong dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người..
Thành phần hóa học của mật ong
Trong mật ong có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:
- Đường: glucose, mantose, saccrose, levulose, oligosacarid;
- Men: diastase, lipase, catalase;
- Các acid hữu cơ: axit formic, acid panthotenic, acid tartric, acid citric, acid malic, acid oxalic,…;
- Các khoáng chất và nguyên tố vi lượng: natri, canxi, sắt, kali, magie, kẽm, đồng, crom, clo,…;
- Vitamin: Vitamin B2, B6, Vitamin PP;
- Albumin;
- Các hormone;
- Chất thơm;
- Nước.
Tác dụng của mật ong như thế nào?
Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe
- Chữa ho khan, ho đờm
- Tác dụng của mật ong: Chữa bỏng
- Tăng cường trí nhớ nhờ chất acetylcholine
- Ngăn ngừa trào ngược dạ dày – thực quản
- Công dụng mật ong: Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
- Ngăn ngừa bệnh ung thư
- Tác dụng của mật ong: Làm dịu bệnh trĩ
- Nâng cao hiệu quả chữa lành vết thương
- Làm dịu tình trạng bệnh vẩy nến
- Tác dụng của mật ong: Giảm ngứa ở bệnh Herpes
Tác dụng của mật ong trong làm đẹp
- Trị mụn trứng cá hiệu quả
- Tác dụng mật ong: Làm mờ vết thâm
- Dưỡng ẩm và làm trắng da
- Giúp làm sạch lỗ chân lông
- Tẩy tế bào chết cho da là tác dụng của mật ong
- Làm dầu xả tóc từ mật ong
- Chăm sóc tóc bóng mượt
- Uống mật ong đúng cách giúp giảm cân hiệu quả
Những đối tượng không nên dùng mật ong
Các đối tượng liệt kê dưới đây tuyệt đối không được mật ong:
- Các đối tượng dị ứng hay mẫn cảm một số thành phần có trong mật ong tuyệt
- Người bị tỳ vị hư hàn (tiêu chảy), thường xuyên bị đầy bụng
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
- Phụ nữ đang mang thai
- Đối tượng bị rối loạn chức năng tiêu hóa
- Người vừa mới phẫu thuật
- Bệnh nhân bị huyết áp thấp hoặc đường máu thấp
- Đối tượng bị xơ gan
- Bệnh nhân tiểu đường.
Độc tính và tác hại của mật ong
Nếu sử dụng không đúng cách hoặc dùng không đủ liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Đau đầu, chóng mặt
- Buồn nôn, nôn
- Đầy bụng, khó tiêu
- Tụt huyết áp
- Tăng huyết áp
- Ngộ độc.
Trên đây chỉ là những tác dụng phụ điển hình và chưa được liệt kê đầy đủ. Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần tạm ngưng sử dụng một thời gian và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Mật ong và những bài thuốc ứng dụng trong cuộc sống
- 1. Mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống nhiễm trùng
Mỗi ngày dùng 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Có thể dùng cùng với bánh mỳ hoặc sử dụng để uống với trà, sữa tươi hay các loại đồ ép tươi. Thời điểm thích hợp để sử dụng mật ong là vào mỗi buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
2. Mật ong giúp bồi bổ cơ thể, da dẻ hồng hào
Chuẩn bị: 4 thìa mật ong nguyên chất và 1 lòng đỏ trứng gà ta.
Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu đã được chuẩn bị đánh bông. Dùng phần hỗn hợp vừa được sở chế để ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần vào mỗi buổi sáng sớm.
3. Bài thuốc từ mật ong giúp phục hồi sức khỏe sau khi ốm
Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất và bột tam thất.
Cách thực hiện: Trộn 2 thìa mật ong nguyên chất cùng với 3 thìa cà phê bột tam thất để ăn. Dùng mỗi ngày 1 lần để bồi bổ sức khỏe sau khi khỏi ốm.
4. Mật ong hỗ trợ điều trị cảm cúm
Chuẩn bị: 2 thìa mật ong nguyên chất và 3 thìa nước cốt chanh.
Cách thực hiện: Cho 2 nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong cốc nước ấm (khoảng 300ml), khuấy đều để hỗn hợp tan đều trong nước. Dùng mỗi ngày 1 – 2 ly để cải thiện bệnh cảm cúm.
5. Bài thuốc từ mật ong hỗ trợ điều trị bệnh ho
Chuẩn bị: 1 quả chanh tươi và vài thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện: Rửa sạch quả chanh tươi với nước mát rồi đem khía theo kiểu múi khế. Sau đó, chế vào trong một chén nhỏ, tiếp tục cho một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ để ngấm toàn bộ quả chanh. Để yên khoảng 1 – 2 giờ, sau đó dùng phần nước cốt để ngậm trị ho.
6. Bài thuốc từ mật ong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Chuẩn bị: Mật ong, bột nghệ đen và bột nghệ vàng.
Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị vào trong chén nhỏ với mỗi vị 1 thìa nhỏ. Trộn đều để thành hỗn hợp sền sệt và dùng hỗn hợp để ăn. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì trong khoảng 1 – 2 tháng.
7. Dùng mật ong để làm lành vùng da bị trầy xước, sưng tấy
Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện: Làm sạch vùng da bị thương bằng nước mát rồi dùng khăn bông khô lau ráo nước. Thoa một lượng mật ong vừa đủ trực tiếp lên vùng da bị trầy xước, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất có trong mật ong thấm nhanh vào lớp bì.
8. Bài thuốc từ mật ong hỗ trợ điều trị tưa lưỡi cho trẻ em do nhiễm nấm Candida albias
Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện: Cho một giọt mật ong nguyên chất vào miệng của trẻ nhỏ. Vì vị ngọt của mật ong, vị giác của trẻ sẽ tiết ra dịch. Đồng thời gia tăng hoạt động đẩy qua đẩy lại của lưỡi, giúp chà sạch nấm trong khoang miệng.
9. Bài thuốc từ mật ong hỗ trợ an thần
Chuẩn bị: 1 muỗng cà phê mật ong.
Cách thực hiện: Pha 1 muỗng cà phê mật ong vào ly nước ấm khoảng 200 ml. Khuấy đều tay để mật ong tan hoàn toàn. Uống nước khi còn ấm trước khi đi ngủ.
10. Mật ong giúp trị bệnh cảm lạnh
Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất và sữa ấm.
Cách thực hiện: Pha 2 thìa mật ong nguyên chất vào ly sữa ấm để dùng. Nếu không có sữa ấm, có thể kết hợp mật ong cùng với nước củ cải hoặc nước chanh đều được.
11. Trị bệnh viêm nướu từ mật ong
Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện: Pha 1 thìa cà phê mật ong vào ly nước ấm khoảng 300 ml. Dùng nước mật ong pha loãng để súc miệng trị viêm nướu. Ngoài ra, cách làm này còn có tác dụng trị chứng chảy máu chân răng, viêm lợi, đau nhức răng.
12. Mật ong hỗ trợ trị chứng táo bón, béo phì
Chuẩn bị: 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh.
Cách thực hiện: Cho phần mật ong và nước cốt chanh vào một cốc nước ấm. Khuấy đều tay cho hỗn hợp tan đều trong nước. Uống hỗn hợp khi còn ấm vào mỗi buổi sáng vừa mới thức dậy.
Một số lưu ý khi sử dụng mật ong
Trước và trong quá trình sử dụng mật ong cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh một số xấu có thể xảy ra:
- Nên lựa chọn mật ong rừng nguyên chất, cơ sở phân phối uy tín.
- Không dùng mật ong trong nhiệt độ cao. Điều này có khả năng khiến mật ong biến chất.
- Tuyệt đối không được sử dụng mật ong có dấu hiệu hư hỏng. Bởi khi đó, thành phần dưỡng chất của kim loại bị phá hủy. Nếu không may sử dụng phải có thể khiến người dùng bị trúng độc với các biểu hiện như khàn tiếng, nôn mửa, đau bụng,…
- Mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Bởi trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên có tính hút nước. Trong quá trình bảo quản nếu bị sơ suất có thể khiến lượng nước trong mật ong tăng lên. Ở trường hợp vượt quá 20%, nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần có trong mật ong bị biến chất.
- Không sử dụng đồng thời mật ong với các loại thuốc đặc trị, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc hạ đường huyết. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra một số trường hợp tương tác và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu mật ong cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Hy vọng những thông được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc trong việc cải thiện bệnh lý và bảo vệ sức khỏe. Để biết thêm những công dụng khác, bạn có thể tham khảo một số ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.