Prolactin là một hormone có vai trò quan trọng trong việc tạo sữa, chuyển hoá và đặc biệt là chức năng sinh sản của phụ nữ. Tăng prolactin trong máu là một bệnh lý nội tiết thường gặp và cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây vô sinh cho nữ giới. Vậy đâu là nguyên nhân tăng prolactin trong máu? Hãy để Nhà thuốc An Tâm giúp bạn tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tăng prolactin trong máu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
I. Tăng prolactin máu?
Prolactin là một loại hormone protein có 198 axit amin được sản xuất từ tuyến yên, hormone này có cả ở nam lẫn nữ. Ngoài ra, nó có tác dụng kích thích và duy trì sản xuất sữa mẹ. Ở mỗi giai đoạn của phụ nữ thì nồng độ prolactin cũng sẽ có sự thay đổi nhất định.
Nồng độ prolactin tiêu chuẩn:
- Phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành: 127 – 637 µIU/mL
- Phụ nữ đang mang thai: 200 – 4500 µIU/mL
- Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh: 30 – 430 µIU/mL
II. Nguyên nhân tăng prolactin máu
Theo các chuyên gia có 3 nguyên nhân chính khiến lượng prolactin tăng trong máu đó là do các vấn đề về sinh lý, bệnh lý và dược lý:
1. Nguyên nhân bệnh lý học
- Tại tuyến yên: prolactinoma (u tuyến yên làm gia tăng việc bài tiết prolactin) gồm microprolactinoma (u < 10mm) và macroprolactinoma (u >= 10mm).
- Suy tuyến giáp.
- Viêm não, bệnh u hạt, ung thư, hố yên rỗng tại hạ đồi
- Gây tăng sinh tuyến yên tại nhược giáp.
- Xơ gan.
- Sự gia tăng nồng độ prolactin thường có thể liên quan trực tiếp đến khối u, nhiễm trùng hoặc chấn thương vùng dưới đồi.
- Các tổn thương tủy sống.
- Suy thận mạn tính, giảm thoái hoá, giảm thanh thải prolactin.
2. Nguyên nhân sinh lý học
- Mang thai: nguyên nhân chính khiến prolactin tăng trong giai đoạn này là do tăng nồng độ estradiol huyết thanh trong thai kỳ. Khoảng 6 tuần sau khi sinh, sự tiết estradiol đã giảm và nồng độ prolactin trong huyết thanh mới có thể trở lại bình thường.
- Thời kỳ cho con bú: Việc kích thích núm vú trong khi cho con bú cũng có thể làm tăng nồng độ prolactin trong máu.
- Kích thích núm vú, xoa nắn vùng ngực, mặc áo ngực quá chật, phẫu thuật ngực vú,… cũng có thể là nguyên nhân tăng prolactin trong máu
- Vận động thể dục hoặc ngủ quá nhiều.
- Stress.
- Chấn thương hay phẫu thuật.
Mặc áo ngực quá chật cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng prolactin trong máu.
3. Nguyên nhân dược lý
Ngoài ra, một số nhóm thuốc còn có tác dụng phụ gây tăng prolactin máu như:
- Thuốc trầm cảm như Desipramine, clomipramine
- Thuốc tâm thần
- Thuốc hạ huyết áp
- Thuốc ức chế thụ thể H2 như cimetidin và ranitidin
- Thuốc chống nôn mửa: metoclopramide
- Estrogen có ở thuốc tránh thai.
III. Chẩn đoán
- Xét nghiệm máu để có thể xác định nồng độ prolactin dư thừa trong máu. Bởi prolactin thường tăng lên vào ban đêm và giảm lại từ 6-8 giờ sáng nên mẫu máu thường được lấy trong khoảng 10-12 giờ sáng. Bệnh nhân có thể ăn uống nhẹ nhàng mà không cần nhịn ăn và có thể được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn trước khi lấy máu. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ hỏi bệnh nhân về các loại thuốc đang sử dụng và loại trừ mang thai.
- Chẩn đoán hình ảnh (CT, XQ, MRI): được sử dụng cho các bệnh nhân có dấu hiệu tăng PRL trên lâm sàng (giảm thị lực, thị trường…) hoặc các dấu hiệu khối u choán chỗ.
Bệnh nhân sẽ được chụp MRI não để chẩn đoán tăng prolactin máu do u tuyến yên
1. Triệu chứng
Khi chỉ số prolactin tăng, chị em sẽ có thể có các triệu chứng như:
- Giảm estrogen trong máu
- Vô sinh do không rụng trứng
- Ít kinh nguyệt, tắc kinh hoặc vô kinh
- Tiết sữa bất ngờ
- Mất hay giảm ham muốn tình dục, âm đạo khô, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Rối loạn ăn uống
- Suy giáp
2. Dấu hiệu cận lâm sàng
Bệnh nhân cần làm xét nghiệm để đánh giá nguyên nhân tăng prolactin trong máu. Với mức prolactin trong máu > 250 ng/ml sẽ cho phép chẩn đoán u tiết prolactin trừ trường hợp suy thận hoặc phụ nữ mang thai tháng cuối. Bệnh nhân nữ bị vô kinh phải được xét nghiệm loại trừ nguyên nhân thiếu hụt estrogen và suy sinh dục tiên phát đồng thời.
Khi tăng prolactin máu kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp MRI tuyến yên và vùng dưới đồi. U nhỏ có thể được phát giác nhờ MRI nhưng không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được một cách rõ ràng.
3. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt với các chứng to đầu chi vì u tuyến yên thường tiết cả GH và prolactin. Tuy nhiên các nguyên nhân tăng prolactin trong máu thường là có thai và cho con bú. Ngoài ra, còn gặp prolactin máu cao ở một số bệnh nhân suy giáp, suy thận, xơ gan và bệnh vùng dưới đồi.
Các hoạt động kích thích đầu vú, chọc đầu vú kéo dài, thủ thuật tạo hình vú nhiều lần và cắt tuyến vú cũng có thể tiết prolactin. Bên cạnh đó, cũng có nhiều thuốc gây tăng prolactin trong máu, đặc biệt là các dẫn xuất cimetidin, phenothiazin, thuốc chống trầm cảm và thuốc uống tránh thai.
IV. Điều trị
Mục tiêu điều trị nguyên nhân tăng prolactin trong máu gồm 2 yếu tố :
- Giảm kích thước khối u hay giảm chèn ép đến các tổ chức thần kinh lân cận
- Phục hồi khả năng sinh sản, bình thường hóa nồng độ prolactin máu
Bên cạnh đó, việc điều trị còn dựa trên nguyên nhân tăng prolactin trong máu. Một số trường hợp có mức độ prolactin tăng cao nhưng ít hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng sẽ không cần điều trị. Các trường hợp còn lại có thể lựa chọn để điều trị khối u bằng một trong các cách sau:
- Điều trị bằng thuốc:
Thuốc đồng vận dopamine được hấp thu tốt và được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát u cũng như ức chế sự tiết prolactin của tuyến yên ở hầu hết các trường hợp. Trong đó, Cabergoline là thuốc được lựa chọn hơn 15 năm qua, dẫn xuất lúa mạch đen này có ái lực cao với các thụ thể D2 Dopamine, cho phép bình thường hóa mức prolactin máu trong khoảng 90% các ca microprolactinome và khoảng 80% các ca macroprolactinome và có thời gian bán hủy dài ( khoảng 63 – 68 giờ) .
Thuốc đồng vận dopamine là một trong các cách điều trị tăng prolactin trong máu.
>> Dostinex 0,5mg – Thuốc điều trị rối loạn bài tiết Prolactin
- Điều trị bằng phẫu thuật
Tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị bằng phẫu thuật phụ thuộc vào kích thước của khối u và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Tỷ lệ thành công là 90% với microadenome và 30 – 40% với macroadenome.
Ngoài ra, phẫu thuật nội soi tuyến yên qua xương bướm được chỉ định cấp cứu cho các bệnh nhân có u to gây nguy cơ vỡ khiến tràn máu hố yên hoặc u to ảnh hưởng nhiều đến thị lực, thị trường.
Điều trị bằng phẫu thuật còn được chỉ định cho các bệnh nhân không dung nạp hoặc đáp ứng kém hay không đáp ứng với điều trị bằng chất đồng vận dopamin.
- Điều trị bằng xạ trị
Điều trị bằng xạ trị nên thực sự được cân nhắc và chỉ nên lựa chọn cho những trường hợp: carcinome, khối u tổn thương khu trú hoặc u tái phát sau điều trị bằng thuốc bởi ngoài hiệu quả điều trị thấp, xạ phẫu mang lại tác dụng không mong muốn khá nhiều như gây giảm trí nhớ, tăng nguy cơ gây các u thứ phát về lâu dài và làm thiếu máu các gốc mạch máu nhỏ. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có u ở vùng chéo thị giác sẽ thích hợp với điều trị bằng dao gamma duy nhất vì nó an toàn và tiện lợi hơn.
Nhà thuốc An Tâm là một trong những nhà thuốc không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ các y bác sĩ chuyên nghiệp mà còn đem đến cho khách hàng những sản phẩm thuốc chất lượng nhất. Không những vậy, chúng tôi còn có dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh bằng hình thức trực tuyến 24/24, đảm bảo phục vụ nhu cầu của bệnh nhân tại nhà.
Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ HOTLINE: 093754223 hoặc mua thuốc tại Nhà thuốc An Tâm ở các địa chỉ: 03 Quang Trung, Phường Hiệp Phú, Tp Thủ Đức (Quận 9), TP. Hồ Chí Minh hoặc 42 Nguyễn Huy Lượng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Trên đây là một số nguyên nhân tăng prolactin trong máu mà bạn cần biết để phòng tránh cũng như bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.