Suy vỏ thượng thận: Chẩn đoán và điều trị

Suy vỏ thượng thận là một trong những bệnh lý nội tiết nguy hiểm. Người mắc bệnh suy vỏ thượng thận có khả năng tử vong rất cao, đặc biệt là khi có tiểu sử suy thượng thận mạn tính. Vậy nguyên nhân vào dẫn đến căn bệnh này? Triệu chứng của nó là gì? Các biện pháp chẩn đoán và điều trị như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc An Tâm tìm hiểu các thông tin trên qua bài viết dưới đây.

suy vỏ thượng thận

I. Suy vỏ thượng thận là gì?

Suy vỏ thượng thận là tình trạng suy giảm chức năng vỏ thượng thận, khiến các hormone tiết ra ít hơn so nhu cầu của cơ thể. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đường huyết, huyết áp và chức năng của nhiều bộ phận trên cơ thể.

II. Sinh lý vỏ thượng thận

Phía trên hai quả thận có một tuyến nội tiết được cấu tạo bởi 2 phần: phần tủy tiết ra các hormone catecholamin nhằm duy trì huyết áp, nhịp tim và phần vỏ thượng thận tiết ra hormon aldosteron. Aldosteron tác dụng lên ống thận giúp tái hấp thu natri, bài tiết kali, đồng thời bảo vệ cơ thể trong trường hợp bị giảm thể tích máu hoặc tăng kali huyết. Còn corticoid thì được bài tiết bởi vùng cầu và nó là lớp ngoài cùng của vỏ thượng thận.

suy vỏ thượng thận

1. Cơ chế bài tiết hormon vỏ thượng thận

Corticoid là glucocorticoid chính mà được bài tiết bởi lớp bó giữa và lớp lưới trong của vỏ thượng thận. Việc giảm thể tích máu sẽ kích thích các tế bào cận cầu thận bài tiết renin, renin kích thích chuyển angiotensin I thành angiotensin II ở ngoại vi, sau đó angiotensin II kích thích bài tiết ra aldosteron. 

Còn khi tăng kali máu thì nó sẽ trực tiếp kích thích bài tiết ra aldosteron. Tuy nhiên, các yếu tố bài natri của tâm nhĩ và dopamin sẽ làm ức chế bài tiết aldosteron. 

2. Tác dụng của cortisol

Cortisol có những tác dụng cụ thể như sau: làm tăng đường máu do ức chế bài tiết insulin và tăng tân tạo đường từ gan; ức chế tổng hợp protein ở các bó cơ tạo ra acid amin cho sự tân tạo đó; sản xuất angiotensin II, nhằm duy trì trương lực thành mạch; tăng hệ số thanh thải nước tự do của thận; làm giảm calci huyết thanh do ức chế hấp thu calci ở ruột, ở ống thận; ức chế sản xuất hoặc ức chế hoạt động của nhiều chất trung gian gây viêm và miễn dịch như: Interleukin – 6 (IL-6), các progstaglandin, các lymphokin và histamin.

Cortisol được bài tiết theo nhịp ngày đêm, cao nhất là vào lúc thức dậy và thấp nhất là vào lúc đi ngủ. Cortisol thông thường được bài tiết tăng trong suốt thời gian hoạt động thể lực. Vì khi đó nó sẽ làm tăng glucose và acid béo cần thiết để tạo ra năng lượng. 

Ngoài ra, bài tiết cortisol còn tăng lên trong những trường hợp nhiễm trùng, chấn thương cấp tính hoặc con người gặp sang chấn tâm lý. Khi cortisol tăng trong những trường hợp này thì nó sẽ mang tính chất bảo vệ và phòng tránh các phản ứng quá mức nguy hiểm.

Nguyên nhân gây suy vỏ thượng thận

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng của vỏ thượng thận có thể là do những tác động từ bên ngoài hoặc do các bệnh lý liên quan đến thận hay các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên nhìn chung thì các nguyên nhân chủ yếu gây suy vỏ thượng thận là:

  • Suy vỏ thượng thận do tự miễn: đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị rối loạn gen điều hòa tự miễn, nó sẽ dẫn đến các chứng bệnh về nội tiết như: suy tuyến giáp tự miễn, suy vỏ thượng thận, suy sinh dục,…
  • Suy vỏ thượng thận do nhiễm khuẩn: một số vi khuẩn gây bệnh như: giang mai, vi khuẩn lao, nấm Candida,… cũng có thể gây nên tình trạng suy vỏ thượng thận.
  • Suy vỏ thượng thận do chảy máu vùng tuyến thượng thận: nguyên nhân này thường xảy ra khi người bệnh bị chấn thương và chảy máu trong nội tạng, nhiễm trùng máu, viêm vỡ mạch máu, rối loạn đông máu,… Khi đó, các bệnh lý này sẽ làm suy giảm chức năng của vùng tuyến thượng thận.
  • Suy vỏ thượng thận do di căn: những người mắc bệnh ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa,… có thể dẫn tới biến chứng di căn đến thận.
  • Suy vỏ thượng thận do thuốc: thường xảy ra khi người bệnh mẫn cảm với thuốc hoặc dùng thuốc quá liều trong thời gian dài. Các thuốc có thể gây suy vỏ thượng thận gồm có: thuốc kháng sinh; thuốc ức chế tổng hợp aminoglutethimide; thuốc diệt ký sinh trùng: rifampicin, suramin; thuốc chống nấm ketoconazole,… 
  • Suy vỏ thượng thận do tuyến thượng thận bị phá hủy: phẫu thuật cắt bỏ tuyến hoặc nhiễm trùng sẽ dẫn đến hoại tử tuyến thượng thận. Tuy nhiên, trường hợp này ít phổ biến hơn các trường hợp.

Triệu chứng suy vỏ thượng thận

Quá trình suy vỏ thượng thận diễn ra chậm. Có nhiều người không biết mình đã mắc bệnh vì giai đoạn đầu hầu như không có các triệu chứng rõ ràng. Cho đến khi phần vỏ thượng thận bị hủy hoại trên 90% thì các triệu chứng đặc trưng mới được biểu hiện ra bên ngoài, chẳng hạn như:

  • Tăng sắc tố trên da: gần như tất cả trường hợp suy vỏ thượng thận đều bị sạm da, đen da ở các bộ phận: mặt, cổ, tay, chân và nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng. Ngoài ra, vết đen còn xuất hiện ở niêm mạc miệng và niêm mạc vùng sinh dục.
  • Bệnh nhân gầy đi do chán ăn và mất nước: cơ thể mệt yếu, không thể đi lại được mà chỉ có thể ngồi hoặc nằm trên giường cả ngày. Có một số trường hợp người bệnh bị sụt cân hơn 10kg.
  • Xuất hiện rối loạn tiêu hóa: bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng nhưng không đau tập trung ở một vị trí, có cảm giác buồn nôn và nôn rất nhiều, kèm theo tiêu chảy. 
  • Giảm tiết androgen thượng thận: điều này sẽ dẫn đến triệu chứng rụng lông vùng nách và vùng sinh dục.
  • Hạ huyết áp: người bệnh có thể rơi vào trường hợp không bắt được mạch. Nếu tình trạng này diễn biến xấu có thể gây trụy tim.
  • Các triệu chứng khác như: xuất hiện bạch ban, giảm hồng cầu, mất kinh nguyệt ở phụ nữ,…

III. Chẩn đoán suy vỏ thượng thận

suy vỏ thượng thận

1. Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán thường là: mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, rối loạn ý thức; huyết áp thấp, mất nước; sạm da tăng lên; kali, ure trong máu cao, natri trong máu thấp; cosyntropin không thể kích thích làm tăng cortisol máu đạt tới mức bình thường.

2. Các biện pháp chẩn đoán suy vỏ thượng thận

Bác sĩ có thể sử dụng cách đo mức cortisol hoặc hormone adrenocorticotropic (ACTH) trong máu để chẩn đoán tình trạng bệnh suy vỏ tuyến thượng thận. Sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm để kiểm tra mức độ hormon của vỏ thượng thận có bình thường hay không. Các xét nghiệm cụ thể là:

  • Kiểm tra nồng độ kali bằng cách xét nghiệm kali huyết thanh;
  • Kiểm tra nồng độ natri bằng cách xét nghiệm natri;
  • Kiểm tra lượng đường trong máu bằng cách xét nghiệm đường huyết lúc đói;
  • Thử nghiệm mức cortisol và xét nghiệm hormon vỏ thượng thận.

3. Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Số lượng bạch cầu ưa acid có thể tăng vượt quá 300/ml máu, số lượng hồng cầu giảm; tăng kali máu và giảm đường máu.
  • Khi bị suy vỏ thượng thận mạn tính, người bệnh có natri máu giảm 90%, trong khi kali máu tăng 65%; bạch cầu trung tính giảm ở mức độ vừa phải; lympho bào tăng. 
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy, đường máu lúc đói thấp, calci máu có thể tăng.
  • Cortisol huyết tương thấp (< 5 mg/dl) vào lúc 8 giờ sáng và ACTH huyết thanh tăng (thường > 200 μ/ml).
  • Trường hợp bệnh Addison tự miễn có kháng thể kháng thượng thận trong huyết thanh là khoảng 50%. Kháng thể kháng tuyến giáp là 45% và kháng thể kháng các mô khác cũng có thể gặp.

IV. Điều trị suy vỏ thượng thận

suy vỏ thượng thận

1. Biện pháp chung

Khi được chẩn đoán bị suy vỏ thượng thận cấp thì bạn cần tích cực điều trị tất cả các nhiễm trùng, đồng thời tăng liều hydrocortison cho phù hợp.

Liều hydrocortison tối đa được dùng trong các trường hợp stress nặng là 50 mg/ 6 giờ một lần đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Liều thấp hơn sẽ dùng đường uống hoặc đường tiêu hóa cho các trường hợp stress nhẹ. Còn đối với bệnh nhân bị rối loạn chất trắng thượng thận thì sẽ được điều trị bằng chế độ ăn uống và ghép tủy xương.

>> Thuốc Florinef 0.1mg – Điều trị suy vỏ thượng thận

2. Điều trị đặc hiệu

Hydrocortisone là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh suy vỏ thượng thận. Hầu hết các bệnh nhân dùng đường uống với liều lượng duy trì là 15 – 25 mg/ngày và chia làm 2 lần: 2/3 liều uống vào buổi sáng và 1/3 liều uống vào buổi chiều tối. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân còn phải dùng thêm fludrocortison hoặc ăn thêm muối vì khả năng giữ muối của hydrocortison là không đủ.

Một số trường hợp được điều trị tốt hơn khi sử dụng prednisolon, với liều lượng: 3mg vào buổi sáng và 2mg vào buổi chiều tối. Trong những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể dùng hydrocortison đơn thuần là đủ.

Với bài viết trên đây, nhà thuốc An Tâm hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới về bệnh suy vỏ thượng thận, nguyên nhân, triệu chứng cũng như những biện pháp chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Nếu bạn có những thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu được nhà thuốc An Tâm tư vấn, vui lòng liên hệ số điện thoại: 0937 54 22 33 hoặc truy cập tại website: https://nhathuocantam.org/ để được hỗ trợ chu đáo và chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *