Stress là gì? Nguyên nhân triệu chứng và điều trị như thế nào?

Stress! Mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể từng gặp phải những vấn đề khiến chúng ta căng thẳng, mệt mỏi chúng ta cảm thấy mọi việc dường như quá khó, quá nhiều. Trong bài viết này Nhà thuốc An Tâm chia sẻ với bạn đọc Stress là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách giảm stress hiệu quả tại nhà.

Stress là gì?

  • Stress tiếng anh dịch ra Tiếng Việt hiểu nôm na là căng thẳng, bản thân gốc của từ stress trong tiếng latinh stringere nghĩa là “kéo căng”.
  • Theo tâm lý học Stress là một cảm giác căng thẳng và dồn ép, là những phản ứng của cơ thể chúng ta trước những yêu cầu, áp lực hoặc một vài yếu tố tác động nào ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Top 10 thuốc tăng cường sinh lý nam

Triệu chứng của stress thường gặp

Triệu chứng của stress
Triệu chứng của stress

Triệu chứng của stress được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác như thể chất, tinh thần, hành vi và cảm xúc. Cụ thể:

  • Biểu hiện thể chất: mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,…
  • Biểu hiện tinh thần: suy giảm trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,…
  • Biểu hiện hành vi: khóc lóc, ăn uống bất thường, hối hả, bồn chồn, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,…
  • Biểu hiện cảm xúc: căng thẳng, lo âu, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu, thiếu kiên nhẫn,…

Những nguyên nhân gây stress?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress. Các nguyên nhân này được chia thành 2 nhóm chính là do tác động của bên trong và môi trường bên ngoài. Nếu không xác định được rõ nguyên nhân sẽ rất khó tìm được hướng điều trị cụ thể.

Tác động bên ngoài:

  • Về mặt tâm lý: Suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực cho bản thân, đặt quá nhiều kỳ vọng ở bản thân, mất ngủ…
  • Về mặt sức khỏe: Người mắc các bệnh hiểm nghèo, ung thư, người ốm đau, sức đề kháng kém… dễ bị stress.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Bệnh gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác động từ môi trường bên ngoài:

  • Áp lực công việc, các mối quan hệ xã hội, sự ganh ghét đố kỵ nơi công sở…
  • Áp lực từ gia đình, người thân, từ hôn nhân, đổ vỡ…
  • Áp lực từ môi trường quá nhiều tiếng ồn, khói bụi, làm mất khả năng tập trung.
  • Thời tiết thay đổi làm phát sinh tính khí thất thường, nóng nảy.
  • Người có nguy cơ cao mắc stress
  • Người cơ thể yếu: Suy dinh dưỡng, thường xuyên ốm đau,..
  • Môi trường sống không lành mạnh
  • Công việc quá sức
  • Người thiếu tự tin, ít mối quan hệ xã hội
  • Ảnh hưởng stress từ những người xung quanh

Dấu hiệu bạn đang bị stress nặng

  • Suy giảm trí nhớ
  • Đau đầu và nhức mỏi toàn thân
  • Có các vấn đề về tiêu hóa
  • Rụng tóc
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Buồn ngủ, uể oải, thiếu tập trung

Các dấu hiệu khác:

Ngoài những biểu hiện kể trên, stress nặng còn có thể gây ra một số triệu chứng khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống như:

  • Stress nặng còn có thể gây nổi mụn trứng cá, mề đay, phát ban,…
  • Sức đề kháng suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, giảm hứng thú và sự quan tâm.
  • Co giật mí mắt (do dây thần kinh ở mắt bị căng thẳng khi phải làm việc trong thời gian dài).
  • Tiết nhiều mồ hôi.
  • Giảm hứng thú khi quan hệ tình dục.

Tác động stress đối với cơ thể

  • Teo não, suy giảm trí nhớ
  • Các vấn đề ở hệ tiêu hóa
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Gia tăng nguy cơ đột quỵ

Cách giải tỏa stress

Khi bạn nhận ra mình đang bị stress, để vượt qua giai đoạn này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Cố gắng sử dụng khiếu hài hước trong những tình huống khó khăn. Cười về chính bản thân mình cũng rất có lợi.
  • Duy trì tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên vừa giúp bạn khỏe mạnh hơn và những cảm xúc tiêu cực sẽ được giải tỏa phần nào.
  • Nhận ra và chấp nhận giới hạn: “Trèo cao, ngã đau”. Hãy thiết lập những mục tiêu thực tế và tính đến cả những phương án rủi ro.
  • Duy trì chế độ ăn uống và giấc ngủ điều độ sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe và từ đó tỉnh táo và mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề của mình. Mặc dù điều này khá khó khăn với người bệnh.
  • Tìm kiếm những hoạt động hoặc giải trí mình say mê và hứng thú mà không cần quan tâm đến khả năng và trình độ của mình ở mức độ nào. Đôi khi bạn cần thoát ra những áp lực của cuộc sống.
  • Thư giãn là những bài tập sử dụng sức mạnh tập trung của tâm trí để thả lỏng các cơ bắp và đưa tâm trí vào trạng thái thư thái bình an.

Điều trị stress như thế nào?

Stress nặng và kéo dài gây ra những hậu quả nặng nề về mọi mặt của người bệnh. Do vậy, khi có những dấu hiệu này, bạn cần gặp ngay bác sĩ tâm lý để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.

Điều chỉnh lối sống

Đây là biện pháp cần thiết để kiểm soát căng thẳng và giảm tình trạng stress nặng. Đa phần các trường hợp bị stress đều bắt nguồn từ áp lực công việc, học tập, thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc,…

Điều chỉnh lối sống để kiểm soát căng thẳng và giảm tình trạng stress nặng
Điều chỉnh lối sống để kiểm soát căng thẳng và giảm tình trạng stress nặng

Do đó để cải thiện tình trạng stress nặng, bạn nên:

  • Lên kế hoạch cụ thể để việc học tập và làm việc mang lại hiệu quả cao; chia đều khối lượng công việc để tránh căng thẳng quá mức.
  • Nhờ sự hỗ trợ của bạn bè, người thân nếu có quá nhiều vấn đề phải giải quyết. Nên chia sẻ với những người xung quanh để nhận được sự đồng cảm, động viên.
  • Xây dựng thời gian biểu hợp lý. Ưu tiên những công việc quan trọng và cố gắng sắp xếp sao cho có thời gian nghỉ ngơi, nên ngủ trước 23 giờ và ngủ ít nhất 6 giờ đồng hồ.
  • Để kiểm soát stress từ những “thị phi” trong môi trường học tập, làm việc, bạn nên học cách không quan tâm với thái độ và cách nhìn của người khác.
  • Sau thời gian học tập, làm việc, nên dành thời gian chăm sóc bản thân bằng các biện pháp thư giãn như tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương, nghe nhạc, đọc sách, tập thể dục,…
  • Không nên đặt yêu cầu quá cao với bản thân.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa rượu bia, chất kích thích, thức ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ..

Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh

Sử dụng thuốc

  • Sử dụng thuốc không được khuyến khích cho người bị stress nặng bởi dùng thuốc tiềm ẩn không ít rủi ro, tác dụng ngoài ý muốn. Trong trường hợp căng thẳng quá mức và không cải thiện hoàn toàn sau khi thay đổi lối sống, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Dùng thuốc chỉ được cân nhắc trong trường hợp cần thiết do có rất nhiều rủi ro và nguy cơ. Trong thời gian sử dụng, bạn nên chú ý các biểu hiện của cơ thể và thông báo ngay với bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

Trị liệu tâm lý

  • Liệu pháp tâm lý trị liệu là một trong những biện pháp kiểm soát stress, căng thẳng tốt nhất, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Phương pháp này thực hiện thông qua nhiều hình thức (giao tiếp, trò chuyện, lao động, âm nhạc trị liệu,…) để tác động đến tâm lý của người bệnh.
  • Trị liệu tâm lý có thể giúp người bị stress nặng giải phóng căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, mang lại nguồn năng lượng tích cực và giúp thay đổi tư duy, nhận thức.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh stress.

Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *