Sốc phản vệ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốc phản vệ là bệnh gì?  Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể từ hô hấp, tiêu hóa cho đến hệ tuần hoàn, trường hợp không được xử lý kịp thời rất dễ gây tử vong. Vì vậy cần hiểu rõ về nguyên nhân biểu hiện, cách xử lý để cấp cứu thật nhanh cho người bệnh.

Sốc phản vệ là bệnh gì?

  • Sốc phản vệ là bệnh gì? Sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng cấp tính rất nghiêm trọng, là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng từ hệ miễn dịch trong phản vệ khiến cho nạn nhân bị sốc.
  • Đây cũng được cho là một tình trạng, dễ nhận biết, khi xuất hiện tình trạng giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản của người bệnh trở nên nhạy cảm quá mức.
  • Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân nhưng số còn lại thì không xác định được vì nó có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp lại và việc chẩn đoán lại càng khó khăn hơn. 
  • Sốc phản vệ do tiêm kháng sinh penicillin chính được cho là hay gặp nhất.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ

  • Thuốc: Thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Một số thuốc gây sốc phản vệ thương gặp nhất là thuốc giãn cơ, gây tê, gây mê, chống co giật…
  • Thức ăn: Một số loại thức ăn có nguy cơ gây sốc phản vệ như hải sản, trứng, các loại hạt, khoai tây…
  • Nọc côn trùng: Ong đốt, nọc rắn rết, hay nhện… cắn thì lượng độc tố trong nọc con trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân. Ngoài ra một số nguyên nhân gây sốc phản vệ còn xuất phát từ phấn hoa, nhựa cây…

Diễn biến các triệu chứng của sốc phản vệ

Sốc phản vệ là bệnh gì? Bạn cần biết thêm về diễn biến các triệu chứng của sốc phản vệ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé. Sốc phản vệ được chia làm 3 mức độ diễn biến nhẹ, trung bình và nặng, cụ thể:

  • Diễn biến nhẹ: Mức độ nặng nhẹ của sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể và phụ thuộc vào thời gian xử lý điều trị. Những dấu hiệu sớm cần lưu ý: ngứa bàn tay, chân, tê môi, lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.
  • Diễn biến trung bình: Triệu chứng choáng váng, ngứa ran khắp người, khó thở, co giật, đôi khi hôn mê, đau bụng, da tím tái, niêm mạc nhợt, đồng tử giãn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.
  • Diễn biến nặng: Xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng. Người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, mạch huyết áp không đo được, tử vong sau vài phút, hãn hữu kéo dài vài giờ.

Chú ý những diễn biến muộn xảy ra sau sốc phản vệ như viêm cơ tim dị ứng, viêm thận, viêm cầu thận. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.

Những dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ

Sốc phản vệ là bệnh gì? - Những dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ
Sốc phản vệ là bệnh gì? – Triệu chứng của sốc phản vệ
  • Sốc phản vệ là bệnh gì? Sốc phản vệ có thể mang rất nhiều triệu chứng. Một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng một lúc như: da ngứa hoặc phát ban; chảy nước mũi, hắt hơi, ho; miệng ngứa, khó nuốt hoặc sưng môi và lưỡi; chân tay sưng; chuột rút hoặc tiêu chảy, nôn mửa nhiều.
  • Ngoài ra còn có một số triệu chứng rất nguy hiểm như: khó thở hoặc thở khó chịu; đau ngực hoặc tức ngực; huyết áp thấp; mạch yếu và nhanh; chóng mặt.
  • Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng 30 đến 60 phút vì các triệu chứng đôi khi có thể gây tử vong.
  • Sốc phản vệ là bệnh gì và Những dấu hiệu báo động cho cơn sốc phản vệ thường sẽ lặp đi lặp lại, ví dụ như: Các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng. Một số triệu chứng xuất hiện cùng một lúc, ví dụ phát ban, sưng, và ói mửa. Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó có thể trở lại từ 8 giờ đến 72 giờ; chỉ một triệu chứng duy nhất xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Đau đầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những ai có nguy cơ bị sốc phản vệ?

Sốc phản vệ là bệnh gì? Bạn cần biết thêm về các nguy cơ bị sốc phản vệ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Bất kỳ ai cũng có thể bị sốc phản vệ. Tuy nhiên, đối tượng dễ bị sốc và dị ứng thuốc thường là người có cơ địa dễ dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc trị bệnh. Ngoài ra, sốc phản vệ thường xảy ra nhiều hơn với người có thể trạng yếu như trẻ nhỏ, người già… Với đối tượng này khi dùng thuốc cần phải cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơ. Mỗi khi dùng thuốc cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn cách dùng thuốc an toàn nhất.

Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Di truyền, đặc biệt là những người có một tiền sử gia đình từng sốc phản vệ thì có nguy cơ gặp phải sốc phản vệ hơn.
  • Những người bị dị ứng hoặc hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ bị sốc phản vệ. Nếu đã trải qua sốc phản vệ thì người đó có nguy cơ cao sẽ gặp lại nó một lần nữa.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sốc phản vệ

Bác sĩ chẩn đoán sốc phản vệ bằng cách thực hiện hỏi bệnh sử và khám thực thể để xác định nguyên nhân gây ra dị ứng. Bên cạnh đó bạn cũng cần thực hiện một số xét nghiệm theo yêu cầu như: Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), chụp X-quang và xét nghiệm Troponin.

Phương pháp điều trị sốc phản vệ hiệu quả

Sốc phản vệ là bệnh gì? Bạn cần biết thêm về Phương pháp điều trị sốc phản vệ hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Sốc phản vệ là bệnh gì? - Phương pháp điều trị sốc phản vệ hiệu quả
Sốc phản vệ là bệnh gì? – Phương pháp điều trị sốc phản vệ hiệu quả
  • Bảo vệ đường thở và thông khí với O2 100%.
  • Khám tìm phù nề trong đường thở. Nếu phù nề gây khó thở phải đặt ống nội khí quản ngay lập tức vì mọi sự trì hoãn sẽ gây tắc đường thở hoàn toàn do phù nề, chọn ống nội khí quản nhỏ hơn bình thường. Cho O2 100% để duy trì SpO2 > 92%, đặt ống nội khí quản khi vẫn còn thiếu O2 khi thở O2 100%.
  • Sử dụng Adrenaline: Adrenaline là điều trị căn bản của phản vệ để giảm tác dụng huyết động của chất trung gian đang lưu thông và giảm tổng hợp chất trung gian.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốc phản vệ?

Sốc phản vệ là bệnh gì? Bạn cần thay đổi lối sống để phòng tránh cơn sốc phản vệ, chẳng hạn như:

  • Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng.
  • Mang theo ống tiêm Epinephrine tự động (nếu có thể).
  • Mang theo prednisone hay các thuốc kháng histamine.
  • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của bạn trước khi họ kê toa.
  • Thận trọng với côn trùng khi chúng đang ở gần.
  • Đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh

Phác đồ điều trị cấp cứu sốc phản vệ

Sốc phản vệ là bệnh gì? Bạn cần sử dụng Phác đồ điều trị cấp cứu sốc phản vệ, chẳng hạn như:

  • Một trong những phương pháp phòng sốc phản vệ tốt nhất là bạn cần có kiến thức nhất định về sốc phản vệ và cách cấp cứu khi có sốc phản vệ xảy ra.
  • Với những người bị dị ứng nghiêm trọng thường được khuyến cáo mang theo ống tiêm epinephrine mọi lúc và cũng cần đảm bảo người bệnh hoặc chính người thân của họ biết cách sử dụng nó trong trường hợp khẩn cấp. và khi gặp trường hợp bị sốc phản vệ, bạn cần đảm bảo rằng người đó đang trong trạng thái thoải mái. Nâng cao chân họ để giúp lưu thông máu. Nếu ngừng thở, cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ căn bản khác cho đến khi lực lượng y tế đến.
  • Bạn có thể hỏi người bệnh xem họ có mang theo ống tiêm epinephrine không và nếu có thì bạn hãy dùng nó tiêm vào cơ bắp đùi bên ngoài của người bệnh. Thuốc sẽ giúp triệu chứng sốc phản vệ cải thiện một cách nhanh chóng. 

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin tổng quan về Sốc phản vệ là bệnh gì?

Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.

Nguồn tham khảo uy tín: https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8B_%E1%BB%A9ng 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *