Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rối loạn tiêu hóa biểu hiện như thế nào? Do đâu gây ra và phòng tránh ra sao cho hiệu quả? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

  • Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng phức tạp xảy ra trong hệ tiêu hóa từ miệng cho đến hậu môn. Bệnh do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng và sự thay đổi đại tiện làm người bệnh gặp nhiều khó chịu trong cuộc sống.
  • Rối loạn tiêu hóa rất thường gặp, không đe dọa tính mạng người bệnh được điều trị dựa vào vị trí bị ảnh hưởng trong hệ tiêu hóa và triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải. Một số ít trường hợp nếu để lâu không trị triệt để sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa mạn tính.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa như:

  • Chế độ ăn: thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn uống thất thường không khoa học làm cho hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường.
  • Rối loạn khuẩn: mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn trong đường ruột do sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn nhưng không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Mang thai: phụ nữ mang thai trong giai đoạn nghén.
  • Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý: viêm hoặc loét dạ dày – tá tràng, ợ nóng, hội chứng kích thích ruột, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quàng, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt, ảnh hưởng của bệnh rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình (gây nôn).
  • Rối loạn tâm lý: căng thẳng, stress kéo dài, sốc tâm lý.

Nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tiêu hóa

  • Tuổi tác: thường hay gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện.
  • Người bị thoát vị hoành dạ dày.
  • Bệnh béo phì.
  • Lạm dụng bia, rượu và các chất kích thích khác.
  • Sử dụng thuốc lá.
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Sử dụng kháng sinh liên tục.
  • Sử dụng thuốc giảm đau ví dụ như thuốc chống viêm không Steroid.
  • Liệt dạ dày.
  • Rối loạn mô liên kết: xơ cứng bì.
  • Người có vấn đề về rối loạn tâm thần.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Những dấu hiệu, triệu chứng hay gặp ở người bị rối loạn tiêu hóa:

  • Đau bụng: đau âm ỉ, hoặc dữ dội, đau cố định một vùng hoặc đau toàn vùng bụng.
  • Rối loạn đại tiện: có thể gặp táo bón hoặc tiêu chảy, đại tiện không đều đặn như bình thường.
  • Khó chịu ở ngực, ho khan, viêm họng.
  • Miệng chua, khó nuốt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Ợ nóng, ợ chua.
  • Đầy hơi, chướng bụng, bụng căng to.
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.
  • Kém hấp thu, sụt cân, trẻ nhỏ thì chậm tăng cân.
  • Ra mồ hôi ban đêm.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Giảm cân

Phương pháp chẩn đoán rối loạn tiêu hóa

  • Thăm khám triệu chứng cơ năng.
  • Hỏi về chế độ ăn, sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Nội soi đường tiêu hóa giúp kiểm tra bên trong dạ dày, thực quản.
  • Chụp X-quang có thuốc cản quang Bari bụng dưới.
  • Kiểm tra độ pH và đo áp lực trong thực quản.
  • Soi hậu môn, soi đại tràng sigma, nội soi đại tràng.
  • Xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân.

Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Dựa vào kết quả chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp mang lại kết quả cao.

Thay đổi chế độ sinh hoạt:

  • Thay đổi chế độ ăn: thực phẩm đảm bảo vệ sinh, không bỏ bữa, ăn uống điều độ, nhai chậm và kỹ thức ăn.
  • Thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh.
  • Bỏ thuốc lá, bia, rượu và các chất kích thích niêm mạc dạ dày khác.
  • Vận động cơ thể, tập luyện thể thao để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Thuốc điều trị:

Sử dụng thuốc có thể mang lại hiệu quả tích cực ở người bị rối loạn tiêu hóa
Sử dụng thuốc có thể mang lại hiệu quả tích cực ở người bị rối loạn tiêu hóa
  • Nguyên tắc: tùy theo bệnh lý đang mắc phải của từng bệnh nhân vì thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa nên chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Những thuốc có thể sử dụng: Dicyclomin, Hyscyamin sulfat, Lopermaide, Diphenoxylate, thuốc điều trị bệnh trầm cảm.
  • Bổ sung lợi khuẩn.

Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Một số biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa:

  • Nên chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng.
  • Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, hạn chế chất béo.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho từng độ tuổi nhất là trẻ nhỏ và người già.
  • Loại bỏ thuốc lá, bia rượu.
  • Tăng cường vận động cơ thể đều đặn: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, cầu lông,…
  • Tinh thần thoải mái, vui vẻ, giảm áp lực trong công việc và cuộc sống.
  • Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ trong lúc điều trị rối loạn tiêu hóa.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin tổng quan về rối loạn tiêu hóa.

Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.

Nguồn tham khảo uy tín: https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%91i_lo%E1%BA%A1n_ti%C3%AAu_h%C3%B3a

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *