Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Câu hỏi rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? 

Anh Hùng (30 tuổi – Bình Dương) có hỏi: “Tim của em đập thất thường lắm. Liệu rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?. Xin cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời:

Chào anh Hùng, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến anh câu trả lời sau.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Rocket 1h thái dương

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? Rối loạn nhịp tim là sự rối loạn bất thường về nhịp tim, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở bất cứ thời điểm nào. Rối loạn nhịp tim ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng bơm máu của tim, hồi hộp, đánh trống ngực, dẫn đến khó thở, thậm chí ngất xỉu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

Nhịp nhanh thất: Tình trạng nhịp tim đập nhanh xảy ra ở tâm thất, khiến cơ tim co bóp mạnh và bơm máu nhanh hơn bình thường. Điều này dẫn đến việc tâm thất không có đủ thời gian để được đổ đầy máu trước khi có thể bơm nhát tiếp theo. 

Bệnh nhân tim đập nhanh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nặng đầu, khó thở. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, nhịp nhanh thất sẽ tiến triển thành rung thất, đây là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Rung thất: là hiện tượng tim đập nhanh đến mức làm cho cơ tâm thất không có thời gian co bóp mà chỉ rung lên. Hậu quả huyết áp giảm đột ngột, máu không đến được các cơ quan quan trọng của cơ thể. 

Bệnh nhân rung thất cần cấp cứu khẩn cấp. Nếu cấp cứu chậm trễ, bệnh nhân bị ngưng tim đột ngột, dễ dẫn đến tử vong.

Rung nhĩ: Khi cơn rung nhĩ xảy ra, nhịp tim tăng nhanh và đột ngột, lên tới 140 – 180 nhịp/phút, khiến cho tâm nhĩ rung lên chứ không đập theo nhịp. Hậu quả máu không thể di chuyển đến tâm thất, dễ hình thành cục máu đông, gây tắc động mạch.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Đứt dây chằng chéo trước có tự lành không?

Lời khuyên bổ ích dành cho bệnh nhân đang bị rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? Đầu tiên, nếu bạn có các triệu chứng rối loạn nhịp tim, bạn hãy đến với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra. Dưới đây là những lời khuyên tôi dành cho bạn:

Bạn nên xây dựng một chế độ ăn tốt cho sức khỏe tim mạch: Ăn các loại trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả, và thịt gia cầm bỏ da, đậu và các sản phẩm không có chất béo. 

Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, và cholesterol như lòng đỏ trứng, hay các loại thịt đỏ. Đồng thời, bạn nên cắt giảm lượng muối và đường.

Về chế độ tập luyện thể chất: Bạn nên thường xuyên luyện tập một số bộ môn thể thao phù hợp với sức khỏe, nên duy trì từ 30 – 45 phút mỗi ngày ở mức độ đều đặn thường xuyên.

Thay đổi lối sống: Bạn nên dừng việc hút thuốc và tránh xa môi trường có chứa nhiều khói thuốc. Duy trì tốt trọng lượng khỏe mạnh và phải giảm cân vì giảm cân sẽ giúp cho việc ổn định lại chỉ số cholesterol và huyết áp.

Khi nhịp tim tăng nhanh hoặc bạn cảm giác khó chịu ở ngực nên ngồi nghỉ ngay tại chỗ. Sau đó, bạn nên đi đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn.

Học cách kiểm soát hơi thở và cả nhịp tim như hít sâu thở chậm sẽ giúp cho việc ổn định lại nhịp tim.

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

Đối tượng nào có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim cao?

Bệnh có thể gặp triệu chứng rối loạn tim mạch ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thống kê thì rối loạn tim mạch gặp nhiều ở các đối tượng sau:

  • Tuổi trên 60;
  • Người bệnh tăng huyết áp;
  • Bệnh động mạch vành;
  • Bệnh lý tuyến giáp;
  • Đái tháo đường;
  • Bệnh phổi mạn tính;
  • Suy tim;
  • Bệnh lý van tim;
  • Tiền sử phẫu thuật tim mở;
  • Ngừng thở khi ngủ;
  • Lạm dụng rượu hoặc sử dụng chất kích thích;
  • Tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý nội ngoại khoa nặng tuổi trên 60.

Để được tư vấn trực tiếp về rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?. Bạn vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ. Hệ thống Nhà thuốc An Tâm – mang lại cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, niềm vui cho khách hàng và nhà thuốc.

Đặt câu hỏi với dược sĩ chúng tôi:

nhathuocantam.org/oa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *