Câu hỏi:
Chị Mai (32 tuổi – HCM) có hỏi: “Dạo gần đây, tôi đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là tôi bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Vậy nó có chữa được không?. Mong bác sĩ phản hồi.”
Trả lời:
Chào chị Mai, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không?
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn (hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ chức năng) là một loại rối loạn giấc ngủ không liên quan đến bất kỳ vấn đề sức khỏe hay bệnh lý nào khác. Người bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn có thể gặp các triệu chứng như khó ngủ, dậy giữa đêm, dậy sớm, hay ngủ không đủ giấc.

Rối loạn giấc ngủ xảy ra gây trở ngại trong hoạt động chuyên môn và xã hội (mệt mỏi, khó tập trung trong học tập, lao động, chất lượng công việc kém,…).
Người bệnh thường cảm thấy khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ hoặc cảm thấy không thoải mái sau khi ngủ dậy.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt
Có mấy dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn?
Có 5 dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Ở mỗi dạng, triệu chứng rối loạn có những biểu hiện đặc trưng để nhận biết như:
Rối loạn nhịp thức
Chu kỳ của giấc ngủ khác với đồng hồ sinh học thông thường, chủ yếu là do tính chất công việc. Trong khi ngủ bạn sẽ có cảm thấy mất ngủ về đêm, giấc ngủ không sâu, mơ màng, không thỏa mãn về giấc ngủ.
Tình trạng rối loạn này thường gặp ở những người thường phải làm việc ca đêm như tiếp viên hàng không, phi công.
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ thường xuất hiện với những người ở độ tuổi trung niên. Người bệnh thường có cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ cả ngày, họ cũng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ. Người bệnh có thể ngủ trong khi đang ăn, đang tập thể dục, đang nói chuyện, đang làm việc.
Biểu hiện của hội chứng này là tình trạng mất trương lực cơ 2 bên một cách đột ngột. Tiếp tục tái diễn các biểu hiện của ngủ rem khi chuyển trạng thái từ ngủ sang thức. Hội chứng này không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.
Mộng du
Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn hiếm gặp. Do khi ngủ có hệ thần kinh vận động chi phối người bệnh đi khỏi giường trong lúc ngủ. Tình trạng mộng du thường xảy ra vào khoảng 1/3 thời gian đầu của giấc ngủ. Người mộng du không nhận thức hay ghi nhớ về những gì đã xảy ra và cũng không nhớ lại được.
Người mộng du thường có nét mặt trống rỗng, mắt có thể mở hoặc nhắm. Họ cũng không có đáp ứng hoặc không trả lời với các câu hỏi của người khác. Những chấn thương xảy ra trong lúc mộng du có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể người bệnh.
Mất ngủ không thực tổn
Người bệnh ngủ ít hơn 5 giờ/ ngày, tình trạng này có thể xảy ra 3 lần/ tuần, kéo dài trên 1 tháng. Người bệnh cũng khó có thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu. Người bệnh có thể bị ảnh hưởng từ hóa hóa chất, thuốc.
Ngủ nhiều
Thời gian ngủ có thể kéo dài trên 10 giờ/ ngày. Tinh thần của người này mất tập trung, mệt mỏi, cơn thèm ngủ có thể kéo dài trên 1 tháng.
Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe
Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Rối loạn giấc ngủ là những đổi thay bất thường về thời gian, chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Những người bị bệnh tim mạch: suy tim;
- Các bệnh lý về hô hấp gây giảm thể tích sống và lưu lượng thông khí;
- Mắc chứng ngưng thở khi ngủ;
- Có tổn thương hệ thần kinh trung ương;
- Lão hóa do tuổi già;
- Rối loạn tâm thần;
- Rối loạn khí sắc;
- Stress;
- Thay đổi môi trường sống.
Để được tư vấn trực tiếp về rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Bạn vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ. Hệ thống Nhà thuốc An Tâm – mang lại cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, niềm vui cho khách hàng và nhà thuốc.
Đặt câu hỏi với dược sĩ chúng tôi: