Rbc cao có sao không?

Câu hỏi Rbc cao có sao không?

Chị Lưu (35 tuổi – Bình Dương) có hỏi: “Sáng nay, tôi đi xét nghiệm máu thì bác sĩ nói rbc của tôi cao. Vậy rbc cao có sao không?. Mong bác sĩ phản hồi giúp tôi ạ.”

Trả lời:

Chào chị Lưu, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rbc là gì?

RBC được viết tắt từ cụm Red Blood Cell, từ này có nghĩa là số lượng hồng cầu. Trong máu, lượng hồng cầu là thành phần chính và chiếm số lượng lớn trong tế bào máu. Hồng cầu còn chứa huyết sắc tố, đây là chất giúp máu có màu đỏ. 

Nhiệm vụ của nó là vận chuyển khí oxy từ phổi lên các mô và vận chuyển khí CO2 từ các mô lên phổi để đào thải. Do đó, hồng cầu đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

Hồng cầu được hình thành trong tủy xương và có chu kỳ sống trung bình từ 90-120 ngày. RBC là chỉ số hồng cầu phản ánh tổng số lượng tế bào hồng cầu có trong máu. 

Theo ước tính, mỗi ngày có đến 200-400 tỷ hồng cầu chết. Do đó, để tạo ra lượng hồng cầu thì cơ thể của bạn phải cần dùng đến nhiều các chất như đường gluco, axit folic, sắt, vitamin B6 và B12. Nếu thiếu bất kỳ chất nào đó ở trên thì sẽ làm cho hồng cầu sinh ra bị dị dạng hoặc thay đổi kích thước. Từ đây, bạn có thể hiểu rbc là gì?.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Forgout có tốt không

Rbc cao có sao không?

Rbc cao có sao không?
Rbc cao có sao không?

Chỉ số hồng cầu (rbc) cao hơn mức độ bình thường dẫn đến cô đặc máu. Trong trường hợp này, có thể xảy ra tình trạng cơ thể bị mất nước, nôn nhiều, đi ngoài.

Ngoài ra, Rbc tăng có thể biểu hiện của các bệnh như: tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi, rối loạn tuần hoàn tim, hoặc thiếu oxy.

Những người có rbc cao có thể gặp sinh lý trong các trường hợp người sống ở các vùng núi cao hay vận động viên sử dụng doping.

Rbc được xét nghiệm bằng cách nào?

RBC là một hình thức xét nghiệm máu. Bằng cách lấy một lượng máu nhỏ ở tĩnh mạch và mao mạch để tiến hành xét nghiệm. Sau khi có kết quả, bạn có thể biết tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện sớm các bệnh lý mà bạn mắc phải. Đồng thời, bạn biết cách cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Khi xét nghiệm máu, người ta không chỉ để ý chỉ số hồng cầu mà còn các chỉ số quan trọng trong máu khác như WBC, HCT, PLT, HB, LYM, NEUT. Tùy vào trường hợp của các chỉ số này thay đổi sẽ báo hiệu được bệnh nhân đang mắc bệnh gì.

Việc xác định RBC được thực hiện cùng các thông số khác trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Ngoài chỉ số hồng cầu thì các chỉ số được nhắc đến là bạch cầu và các tế bào máu khác. Xét nghiệm này cho biết tính chất của thể tích trung bình, lượng hemoglobin. Điều này để các bác sĩ phát hiện sớm các bệnh về máu như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu.

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

Rbc giảm có sao không?

Chỉ số RBC giảm là biểu hiện của tình trạng thiếu máu, mất máu. Ngoài ra, một số chẩn đoán có thể là biểu hiện của việc máu bị thiếu sắt, axit folic hay vitamin B12. 

Ngoài ra, lượng hồng cầu giảm là do bị hủy hoại bởi những tác động của  nhân tố nào đó. Ở phụ nữ mang thai, ung thư, người già, bệnh nhân bị suy tủy, thận, thấp khớp cấp thường có dấu hiệu RBC giảm dưới mức chuẩn.

Để được tư vấn trực tiếp về Rbc cao có sao không?. Bạn vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ. Hệ thống Nhà thuốc An Tâm – mang lại cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, niềm vui cho khách hàng và nhà thuốc.

Đặt câu hỏi với dược sĩ chúng tôi:

nhathuocantam.org/oa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *