Câu hỏi:
Chị Mỹ Hạnh (40 tuổi – HCM) có hỏi: “Tôi bị viêm loét dạ dày, ăn gì cũng cảm thấy đau. thường xuyên có tình trạng nôn ra máu. Vậy việc nôn ra máu có nguy hiểm không?. Nó có gây biến chứng nặng không?. Xin cảm ơn Bác sĩ.”
Trả lời:
Chào chị Mỹ Hạnh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến chị câu trả lời sau.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Lạnh run người nhưng không sốt
Nôn ra máu có nguy hiểm không?
Để biết được việc nôn ra máu có nguy hiểm không?. Tôi sẽ chia sẻ với bạn một cách chi tiết hơn về căn bệnh này. Nôn ra máu là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Vì đây là triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm mà bạn đang ủ trong mình, tình trạng này thì tuyệt đối không nên chủ quan, nôn ra máu còn được biểu hiện qua các loại bệnh như:
- Nuốt một vật lạ.
- Kích ứng thực quản.
- Chảy máu cam.
- Rách thực quản do ho mãn tính.
- Nuốt phải máu,…

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nôn ra máu?
Dấu hiệu của việc nôn ra máu được chia làm hai mức độ đó là mức độ nhẹ và mức độ nặng. Đầu tiên, Tôi sẽ cho bạn biết mức độ nặng của việc nôn ra máu là:
- Xơ gan.
- Ung thư thực quản.
- Xói mòn niêm mạc dạ dày.
- Ung thư tuyến tụy,…
Tiếp đến, mức độ nhẹ được biểu hiện qua:
- Viêm loét dạ dày.
- Viêm dạ dày hoặc viêm bao tử.
- Tác dụng phụ của aspirin 325mg.
- Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid.
- Viêm tụy,…
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Lao hạch có tái phát không?
Các triệu chứng kèm theo khi bạn nôn ra máu
Thời gian đầu, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng nhẹ như: Khó chịu ở bụng, nôn ra chất trong dạ dày, đau bụng, buồn nôn.
Nôn ra máu là một dấu hiệu nguy hiểm, cần phải đi cấp cứu ngay tức thì nếu bạn gặp phải các trường hợp dưới đây:
Chóng mặt, mờ mắt, lú lẫn, ngất xỉu, đau bụng nặng, nôn ra máu sau khi bị thương, tim đập loạn nhịp, thay đổi nhịp thở, da lạnh hoặc da sần sùi.
Lứa tuổi nào hay gặp phải tình trạng nôn ra máu?
Hầu như ở bất kỳ lứa tuổi nào đều gặp phải tình trạng nôn ra máu. Tuy nhiên, nó thường hay xảy ra với những người có tiền sử đột quỵ, người có tiền sử rối loạn ảnh hưởng đến khả năng nuốt. Đặc biệt là những người cao tuổi và những người có tiền sử lạm dụng rượu.
Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe
Điều trị nôn ra máu như thế nào?
Tùy vào lượng máu đã mất của bạn để có thể truyền máu. Truyền máu được thực hiện bằng cách thay thế lượng máu đã mất bằng máu của người hiến tặng. Máu được đưa vào tĩnh mạch của bạn qua đường truyền IV.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Các bác sĩ sẽ thực hiện nội soi đường tiêu hoá trên để không chỉ chẩn đoán mà còn điều trị nguồn gốc chảy máu một cách triệt để. Trong trường hợp nguy cấp hơn nữa, chẳng hạn như thủng dạ dày, bắt buộc bạn cần phải phẫu thuật.
Để được tư vấn trực tiếp về việc nôn ra máu có nguy hiểm không?. Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 0937542233. Quý đọc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.