Để tìm hiểu về nhụy hoa nghệ tây là gì?. Quý đọc giả hãy cùng với chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nhụy hoa nghệ tây là gì?
Nhụy hoa nghệ tây được tìm thấy ở các quốc gia như Hy lạp, Iran, Ấn Độ và một số nước có khí hậu nóng.
Nhụy hoa nghệ tây có tên khoa học là Crocus sativus, loài hoa này còn có tên gọi tiếng anh là “Saffron”. Có một số nghiên cứu cho rằng nó còn được gọi là safranum (cái tên xuất phát từ tiếng Latin).
Có thể bạn quan tâm đến thông tin về thực phẩm chức năng: Công dụng của tỏi đen
Nhuỵ hoa nghệ tây có mấy loại?
Dựa vào chiều dài cùng với một vài đặc điểm, nhụy hoa nghệ tây có 5 loại phổ biến:
Loại 1: Saffron Negin
Loại saffron được cắt bỏ phần chân nhụy, lấy nguyên phần màu đỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao nên giá thành của loại này rất đắt trong các loại saffron. Loại này cũng được chia thành 3 loại nhỏ là:
Saffron Negin cao cấp: Sợi nhụy to, có màu tươi, vị ngọt và mùi nồng nàn như mùi mật ong hoặc mùi cỏ khô.
Saffron Negin trung cấp: Sợi nhụy kích thước trung bình, có xu hướng teo lại và màu sậm.
Saffron Negin bình dân: Sợi nhụy nhỏ, teo hơn so với loại trung cấp, màu tối sẫm và mùi thơm không nồng nàn bằng loại cao cấp.
Loại saffron Negin cao cấp và trung cấp thường đặt hàng vì có giá thành rất cao, trong khi saffron Negin bình dân thì không cần đặt trước, giá thành rẻ hơn chút so với 2 loại trên.
Loại 2: Saffron Sargol
Sợi nhụy được lấy khoảng 2/3 phần nhụy màu đỏ có kích thước nhỏ và kém chất lượng một chút so với saffron Negin.
Loại 3: Saffron Pushali
Sợi nhụy vẫn giữ nguyên phần chân nhụy màu vàng cùng với phần thân nhụy màu đỏ, nên làm tăng trọng lượng của saffron. Chất lượng kém so với 2 loại trên và giá thành rẻ hơn.
Loại 4: Saffron Bunch
Sợi nhụy được giữ nguyên từ đầu ngọn màu đỏ cho đến cuối gốc phần chân nhụy màu vàng nên giá trị dinh dưỡng kém hơn so với 3 loại trên. Loại này gây khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng của saffron.
Loại 5: Saffron Konj
Chính là phần gốc của cuốn nhụy màu vàng, có thể là phần được cắt bỏ để lấy 2 loại saffron Negin và saffron Sargol.
Một số người bán còn lợi dụng đặc điểm hương thơm của saffron Konj để tạo ra loại saffron Sargol và saffron Negin kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng.
Phân biệt nhụy hoa nghệ tây thật giả
Hãy thử áp dụng một số mẹo sau đây để phân biệt nhụy hoa nghệ tây thật giả:
Qua hình dáng
Nhụy hoa nghệ tây thật thường có sợi nhụy thuôn dài, khá mảnh, hơi phình ở phần đầu nhụy. Với nhụy hoa nghệ tây giả thì không thấy có hình dạng giống vậy.
Qua vị
Nhụy hoa nghệ tây thật có vị ngọt nhưng hơi đắng, nếu là người nhạy cảm thì bạn sẽ cảm nhận được vị đắng ở đầu lưỡi.
Khi ngâm nhụy hoa nghệ tây thật trong nước, bạn hãy cắn thử sẽ có cảm giác giòn, đứt ra liền, trong khi nhụy hoa nghệ tây giả không có hiện tượng này. Chúng dễ bị vữa ra khi gặp nước.
Qua mùi hương
Nhụy hoa nghệ tây thật có mùi hương nồng nàn. Đối với nhụy hoa nghệ tây giả thì hầu như không có mùi hương, nếu có thì bạn chỉ ngửi được mùi mật ong gắt.
Ngâm thử trong nước
Bạn tiến hành ngâm nhụy hoa nghệ tây trong nước cũng dễ dàng phân biệt được saffron thật và giả.
Khi bạn cho vài sợi saffron trong nước lọc, loại saffron giả sẽ loang màu đỏ cam trong nước và sợi nhụy sẽ có xu hướng mất màu rồi chìm xuống đáy cốc.
Đối với saffron thật sẽ mất khoảng 10 – 15 phút để tạo ra màu nước có màu vàng tươi rất đẹp, trong khi sợi nhụy vẫn giữ được nguyên hình dạng, màu sắc ban đầu.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin về thực phẩm chức năng: Công dụng của hoa anh thảo
Đặc điểm của nhụy hoa nghệ tây
Nghệ tây có thân cây hình trụ với chiều cao phát triển từ 20 – 30cm. Lá dài đến 40cm, có dạng tán, thẳng và mỏng, nhìn trông giống lưỡi dao với đường kính từ 1 – 3mm.
Nhụy hoa nghệ tây có màu xanh tím từ nhạt cho đến sẫm. Mỗi hoa có 1 vòi nhụy màu đỏ thẫm với chiều dài từ 25 – 30mm, từ mỗi vòi nhụy lại cho ra 3 đầu nhụy hoa nghệ tây.
Nhụy hoa nghệ tây thuộc một trong những gia vị đắt nhất thế giới, lần đầu tiên được trồng ở Hy Lạp. Nó chứa 150 hợp chất thơm dễ bay hơi và cũng có hợp chất không bay hơi thuộc nhóm carotenoid.
Công dụng của nhụy hoa nghệ tây
Chống trầm cảm: các chất như flavonoids, alkaloids, saponins giúp giảm lượng chất serotonin (nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm). Từ khi sử dụng nhụy hoa nghệ tây, người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể so với việc dùng thuốc.
Hỗ trợ cải thiện trí nhớ: có hai hoạt chất trong nhuỵ hoa là crocin và crocetin có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng khả năng ghi nhớ, giảm nhức đầu hiệu quả.
Giảm triệu chứng khi đến kỳ kinh nguyệt: Việc sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây sẽ làm giảm mỏi lưng, đau bụng, cải thiện tình trạng nhức đầu trong những ngày đèn đỏ.
Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt: loài thảo dược này có thể cải thiện các hội chứng như mệt mỏi, đau lưng, cáu gắt, tâm trạng căng thẳng, khó chịu.
Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ: hai chất crocin và safranal từ nhuỵ hoa giúp hệ thần kinh thoải mái hơn, từ đó việc mất ngủ cũng sẽ được cải thiện.
Bệnh tim mạch: nhuỵ hoa nghệ tây giúp giảm phòng ngừa mắc các bệnh tim mạch bởi vì nhuỵ hoa có chứa thành phần làm giảm huyết áp, phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Cải thiện thị lực: nhuỵ hoa làm giảm các vấn đề như đục thuỷ tinh thể, viêm võng mạc, thoái hoá điểm vàng, cải thiện và giảm tỷ lệ mắc các bệnh về thị lực.
Cải thiện hệ tiêu hoá: trong nhuỵ hoa chứa các chất như picrocrocin và safranal cải thiện các vấn đề về tiêu hoá như viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày.
Sử dụng trong việc làm đẹp: nhuỵ hoa nghệ tây làm giảm thâm, mờ sẹo, chống lão hoá, cải thiện sắc tố da giúp da sáng mịn.
Xem thêm thông tinthực phẩm chức năng khác: Thực phẩm chức năng
Cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây
Pha nhụy hoa nghệ tây với nước ấm
Đây là cách dùng đơn giản nhất Nhụy hoa nghệ tây có màu đỏ thẫm, khi pha với nước ấm có màu cam vàng, mùi thơm tựa như mật ong và cỏ khô, vị hơi ngọt, khá dễ uống.
Uống nhuỵ hoa nghệ tây với nước ấm giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn, tốt cho người già, người mắc chứng khó ngủ, rối loạn kinh nguyệt, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường lưu thông máu, chống ung thư.
Cách dùng:
Cho 10 – 15 sợi nhuỵ hoa nghệ tây vào 300 – 500 ml nước ấm 70 – 80 độ C. Nếu thích uống lạnh có thể pha thêm đá hay làm lạnh trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu bạn muốn dùng thay nước lọc, cho 30 – 50 sợi saffron vào 1.5 – 2 lít nước ấm và dùng uống dần trong ngày.
Pha nhụy hoa nghệ tây với mật ong
Nhụy hoa nghệ tây kết hợp với mật ong khi uống tăng thêm hương vị. Mật ong sẽ giúp vị nước ngọt thơm dễ uống hơn.
Nhuỵ hoa nghệ tây với mật ong giúp cải thiện chứng mất ngủ, tăng cường vitamin, khoáng chất, chống oxy hóa và kháng viêm giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, thanh lọc gan, ổn định huyết áp.
Cách dùng:
Pha nhuỵ hoa nghệ tây theo công thức như trên.
Thêm vào cốc nước saffron 1 thìa cafe mật ong và khuấy đều rồi thưởng thức.
Pha nhụy hoa nghệ tây và hoa cúc
Đây là sự kết hợp tuyệt vời cho màu sắc và hương vị của trà, được nhiều người yêu thích. Nhuỵ hoa nghệ tây kết hợp với hoa cúc tăng hiệu quả an thần, giảm stress, trị mất ngủ, giải độc, mát gan, làm đẹp da.
Giảm kích thích dạ dày, giảm lượng đường trong máu giúp cơ thể ăn ngon, ngủ khỏe, tăng cường sức khỏe.
Cách dùng:
Cho 2 – 5 bông hoa cúc vào trong 300 – 500 ml nước sôi.
Đợi nước nguội bớt rồi bạn cho thêm 5 sợi nhuỵ hoa nghệ tây vào và chờ tan hoàn toàn.
Pha nhụy hoa nghệ tây với sữa
Nhuỵ hoa nghệ tây kết hợp với sữa giúp bổ sung các chất dinh dưỡng và canxi cho người uống. Có tác dụng tăng cường lưu thông máu, hạ huyết áp, người mới ốm dậy để tăng cường dinh dưỡng, tăng khả năng phục hồi.
Cách dùng:
Cho ngay 5 – 7 sợi saffron vào ly sữa ấm và chờ trong khoảng 10 phút để saffron tan vào trong sữa.
Uống nhanh trong vòng 1 giờ.
Uống trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
Nhụy hoa nghệ tây dùng làm gia vị
Hương thơm và màu sắc của nhuỵ hoa nghệ tây giúp các món ăn trở nên đẹp mắt và hương vị tinh tế, đặc sắc hơn. Nhụy hoa nghệ tây là loại gia vị đắt đỏ và được giới quý tộc Trung Đông cực yêu thích.
Dùng nhuỵ hoa nghệ tây để chế biến các món thịt bê nhồi (Bồ Đào Nha), cừu nướng tỏi (Hy Lạp), món paella (Tây Ban Nha).
Nấu cơm với nhuỵ hoa nghệ tây: vo gạo thật sạch, canh nước vừa ăn rồi cho 5 – 10 sợi nhuỵ hoa nghệ tây vào sau đó nấu chín. Cơm có màu cam vàng đẹp mắt và mùi thơm hấp dẫn.
Liều dùng của nhụy hoa nghệ tây
Người bình thường uống saffron để tăng cường sức khỏe, sắc đẹp thì có thể dùng 15mg/ ngày.
Người trầm cảm nhẹ đến trung bình sẽ được dùng 30mg/ngày/2 lần.
Ngưỡng an toàn của saffron là 1.5 gr/ngày.
Liều gây độc là 5gr/ ngày.
Nếu bạn dùng tới 20gr saffron thì có thể tử vong.
Nhận biết triệu chứng khi dùng saffron quá liều
Triệu chứng nhẹ: chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy. Tùy vào cơ địa mỗi người mà có thể thêm một vài triệu chứng khác nữa.
Triệu chứng nặng: ngay lập tức bạn có thể đối mặt với các vấn đề như tê bàn tay, bàn chân, chảy máu mí mắt, môi hoặc mũi.
Ai không nên uống nhuỵ hoa nghệ tây?
Các mẹ bầu đang trong giai đoạn mang thai: 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng của thai kỳ nên cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi và rất nhạy cảm. Việc tiếp nhận đồ ăn thức uống cần chú ý và không nên dùng nhuỵ hoa nghệ tây trong thời gian này.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: trẻ em trong giai đoạn này chỉ nên uống sữa để hấp thụ chất dinh dưỡng, không nên bổ sung các loại thực phẩm và chất bổ khác.
Những người hay bị dị ứng: không dùng cho những người bị dị ứng với phấn hoa, sữa, hải sản, mật ong thì không nên dùng nhuỵ hoa, nếu dùng sẽ gây ra dị ứng.
Cách bảo quản saffron
Nên sử dụng kẹp gắp saffron để đảm bảo vệ sinh.
Bảo quản saffron ở nơi khô ráo thoáng mát.
Bảo quản saffron trong bao bì sạch, kín, không mùi.
Không được bảo quản saffron trong tủ lạnh.
Tác dụng phụ của nhuỵ hoa
Nhuỵ hoa nghệ tây chứa lượng dưỡng chất cao nên nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ:
- Tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn;
- Dùng trong thời gian dài có thể bị vàng da;
- Gây ngứa khắp cơ thể;
- Tê bàn tay và bàn chân.
Để được tư vấn trực tiếp về nhụy hoa nghệ tây là gì?. Bạn vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ. Hệ thống Nhà thuốc An Tâm – mang lại cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, niềm vui cho khách hàng và nhà thuốc.