Để tìm hiểu về Nấm linh chi là gì?. Quý đọc giả hãy cùng với chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nấm linh chi là gì?
Nấm linh chi được biết đến với các tên gọi như Tiên thảo, Vạn niên nhung, Nấm trường thảo, là loại nấm lỗ, thuộc họ nấm lim. Nấm linh chi được trồng ở nơi rừng núi cao, đặc biệt là những khu rừng có nhiều cây lá rộng.
Nấm linh chi là dược liệu quý, nó được ghi chép lại trong Thần nông bản thảo và được xếp vào mục siêu thượng phẩm, giá trị cao hơn cả nhân sâm.
Nấm linh chi được đánh giá vào loại thuốc quý hiếm, mang nhiều công dụng cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin về thực phẩm chức năng: Dùng nhiều dầu cá có tốt không?
Các loại nấm linh chi
Nấm linh chi Việt Nam
Nấm linh chi sinh trưởng, phát triển trên lãnh thổ Việt Nam nổi tiếng với loại Nấm lim xanh. Loài nấm này là loại nấm tự nhiên chỉ phát triển trên xác của cây gỗ lim, thường gặp nhiều khó khăn trong thu hái và số lượng hiếm hoi nên giá trị của nấm được nâng cao.
Tai nấm linh chi này thường có kích thước nhỏ, đường kính dao động trong khoảng 7 – 10cm, chỉ dày khoảng 0.5cm.
Tai nấm khi sờ thấy mềm và quan sát thấy phần mặt dưới có màu trắng hơi đục. Nấm lim xanh đa phần có màu nâu sẫm dần dần ngả về xám.
Tại Việt Nam có loại nấm linh chi được nuôi trồng, tai nấm có kích thước khoảng 20cm, có hình dáng như quả thận, có màu nâu và trên mặt có rất nhiều bào tử.
Nấm linh chi nuôi trồng trong điều kiện thuận lợi nên nhìn tươi tốt hơn nấm lim xanh tự nhiên. Nấm nuôi có màu nâu hơi ngả sang màu hồng hơi sáng màu, bóng mượt như sơn.
Tai nấm có dạng xốp, mặt dưới nấm cũng có màu trắng đục, phần ruột có màu nâu. Tùy theo độ tuổi mà nấm có kích thước, công dụng và giá khác nhau.
Nấm linh chi Nhật Bản
Đây là loại nấm mang chất lượng cao, dược tính ổn định. Tai nấm có màu đỏ, bề ngoài bóng loáng, mặt dưới tai nấm có màu vàng chanh.
Nấm linh chi Nhật Bản được trồng trong môi trường thích hợp trong khoảng thời gian lâu hơn so với các loại nấm linh chi khác. Bề mặt nấm linh chi này có ít các bào tử, dễ rụng, ruột nấm có màu vàng gỗ. Nấm có hình dáng tròn, đầy đặn, cầm lên chắc tay.
Nấm linh chi Trung Quốc
Tai nấm được sản xuất theo công nghệ Trung Quốc khi được bán tại Việt Nam thường được đánh giá kém hơn những loại nấm linh chi khác trên Thế giới, vì Trung Quốc chú trọng đến số lượng thay vì chất lượng.
Dáng nấm to, đường kính từ 15 – 30cm như nấm linh chi Hàn Quốc. Nấm có màu đỏ nhạt, mặt dưới có màu ngả sang nâu, hay màu vàng nghệ, ruột bên trong có màu nâu nhạt, sờ vào thấy cứng.
Khi nếm thử có vị đắng, bạn cần cân nhắc khi sử dụng nấm linh chi Trung Quốc. Bởi giá trị dược liệu thấp, chất lượng không đảm bảo.
Nấm linh chi Hàn Quốc
Nấm linh chi từ Hàn Quốc được đánh giá cao về chất lượng, dáng nấm tròn hơi méo, đường kính mỗi tai nấm ước tính khoảng 15 – 30cm, có cân nặng dao động từ 70 – 300gr, phần tai nấm sờ vào thấy cứng.
Mặt trên của nấm có màu đỏ sẫm hơi ngả sang nâu, mặt dưới của nấm có màu vàng chanh, tươi sáng, ruột nấm bên trong có màu vàng nhạt.
Nấm linh chi Hàn Quốc là loại nấm có kích thước to, dày và có vị đắng nhất so với các loại còn lại.
Các dạng chế phẩm của nấm linh chi
Nấm nguyên tai: Nấm duy trì hình dáng lúc ban đầu với hình dáng đa dạng tùy theo mỗi loại khác nhau, chịu sự thay đổi do tác động của môi trường sinh sống, thường là dáng tròn, hình mũ hay sừng hươu. Ít được sử dụng do tốn nhiều thời gian chiết xuất.
Dạng bột: Nấm linh chi được xay nhuyễn thành dạng bột mịn, dễ dàng chiết xuất. Bạn có thể sử dụng dạng bột có sẵn hoặc mua tai nấm về xay nhuyễn bằng máy xay.
Dạng thái lát: là dạng chế phẩm, tiết kiệm thời gian chiết xuất vẫn đảm bảo chất lượng. Nấm linh chi được thái lát theo chiều ngang bằng dao hoặc kéo.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin về thực phẩm chức năng: Tinh dầu hoa anh thảo là gì?
Các loại màu sắc của nấm linh chi
Nấm linh chi xanh
Nấm linh chi có màu xanh, không chứa độc tố, có tính bình, có vị chua nhẹ. Được sử dụng với bệnh nhân có vấn đề về mắt, thị lực giảm, có tác dụng tăng cường thị lực, bổ gan, thanh nhiệt, tăng cường trí nhớ.
Nấm linh chi đỏ
Tai nấm thường có màu đỏ thẫm, là loại nấm được đánh giá cao về chất lượng, được bán nhiều trên thị trường với mức độ tiêu dùng cao. Nấm không có độc, nếm thử có vị đắng.
Có tác dụng hữu ích trong hỗ trợ tăng cường trí tuệ, bổ não, bổ máu, ổn định hệ tim mạch, điều trị các triệu chứng khó thở, đau, tức ngực.
Nấm linh chi trắng
Nấm linh chi có màu trắng, có tính bình, có vị cay, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Mang giá trị cao trong việc điều tiết cơ thể, bổ phổi, chữa trị bệnh ho, thông mũi.
Nấm linh chi vàng
Nấm linh chi này có vàng nhạt hoặc đậm tùy vào độ tuổi nấm, nấm có tính bình, có vị ngọt.
Có tác dụng trong việc tỳ khí, bổ phổi, điều hòa cơ thể, điều trị các triệu chứng ho.
Nấm linh chi đen
Nấm linh chi có màu sắc đen tuyền, chúng không có độc, mang tính bình, có vị mặn.
Có tác dụng hiệu quả trong điều trị các triệu chứng liên quan đến thận, gan, trạng thái bí tiểu, điều hoà lưu thông máu và sử dụng phòng ngừa ung thư.
Nấm linh chi tím
Nấm có màu tím sậm, có tính bình, không có độc, có vị ngọt.
Nấm linh chi được dùng để hỗ trợ điều trị liên quan đến xương khớp, gân cốt. Ngoài ra còn có tác dụng tuyệt vời trong việc dưỡng da, làm đẹp.
Tác dụng của nấm linh chi
Hiệu quả nấm linh chi trong điều trị
Linh chi nâng cao thể chất, nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể, cân bằng sinh lý, nâng cao kháng khuẩn phục hồi sức khỏe. Trong Đông y, phù chính tức là nâng cao thể chất, khu tà tức là trừ bệnh, phù chính khu tà là tăng cường thể chất trừ được bệnh tật.
Linh chi hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Theo Đông y, Linh chi có hiệu quả với các bệnh Tâm khí hư, Tâm dương hư. Linh chi cải thiện các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, hụt hơi, tức ngực, hồi hộp, tay chân lạnh, ra nhiều mồ hôi, và giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol.
Linh chi làm giảm kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Độ kết dính của mạch máu tăng cao do hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, khả năng hòa tan của máu giảm.
Linh chi làm giảm độ kết dính nhờ tăng lipoprotein mật độ cao trong máu từ đó dần dần chuyển hóa hòa tan và đào thải cholesterol mật độ thấp. Nhờ đó, Linh chi giúp ổn định bệnh lý tim mạch tốt hơn.
Xem thêm thông tinthực phẩm chức năng khác: Thực phẩm chức năng
Hiệu quả của nấm linh chi đối với bệnh ung thư
Linh chi nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Bệnh nhân ung thư sử dụng nấm linh chi kết hợp với thuốc điều trị làm giảm phản ứng phụ của hóa trị, xạ trị, giúp ăn uống ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn.
Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh
Nấm linh chi giúp cải thiện chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, tinh thần sa sút, giảm đau đầu.
Linh chi hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan
Viêm gan là do virus hay do nguyên nhân khác tấn công tế bào gan làm tổn thương chức năng gan.
Linh chi có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, ức chế virus tấn công tế bào gan, phục hồi tổ chức gan bị tổn thương. Dần dần cải thiện được chỉ số men gan, tăng tính thải độc cho gan mật.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản mạn và hen suyễn
Nấm linh chi ức chế tế bào thượng bì phế quản phóng thích tổ chức amin, làm giãn cơ trơn phế quản và tiêu trừ phản ứng quá mẫn.
Điều trị bệnh rụng tóc
Nấm linh chi làm giảm rụng tóc qua điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể, khiến chức năng sinh lý nang lông ở biểu bì được phục hồi, cải thiện chứng rụng tóc, giảm mệt mỏi, giảm đau đầu chóng mặt.
Hỗ trợ điều trị các bệnh khác
Linh chi có tác dụng tăng hệ miễn dịch cơ thể, “phù chính” là cơ bản nên đối với các loại bệnh do hệ miễn dịch giảm, chức năng sinh lý các cơ quan suy giảm thì sử dụng Linh chi có hiệu quả.
Linh chi ngăn ngừa với bệnh ung thư giúp bệnh nhân ung thư sau giai đoạn hóa trị, xạ trị khi phối hợp với Linh chi sẽ cải thiện hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố. Linh chi giúp khử các gốc tự do, ngừa di căn cơ quan khác, bảo vệ màng tế bào.
Linh chi còn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp tăng lượng máu đến tuyến tụy, tăng lượng insulin tiết ra từ tụy. Linh chi giúp bệnh nhân tiểu đường giảm đường huyết, đường niệu.
Linh chi cải thiện tuần hoàn ở da, khử gốc tự do ở da giúp da được mịn hơn. Linh chi còn giúp giảm đau ở bệnh nhân viêm khớp mạn.
Liều lượng của nấm kim chi
Do nấm linh chi là dược liệu quý hiếm nhưng nấm linh chi không được sử dụng một cách bừa bãi. Phần lớn người sử dụng cần tìm hiểu để biết được liều lượng sử dụng phù hợp. Mỗi cơ thể sẽ có liều dùng khác nhau. Do vậy liều dùng phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Độ tuổi của nấm;
- Sức khỏe tác nhân;
- Tuổi tác;
- Hình thái của nấm khi sử dụng.
Bạn có thể tham khảo lượng uống mỗi liều / ngày như sau:
- 1 – 1.5 g nấm linh chi tán nhuyễn;
- 1.5 – 9 g nấm khô dạng thô;
- 1 ml dung dịch nấm linh chi.
Cách sơ chế nấm linh chi
Tùy theo mục đích sử dụng mà nấm linh chi có cách sơ chế khác nhau, chẳng hạn như:
Thái lát nấm: Sau khi loại bỏ đất dơ trên chân nấm, thì nấm linh chi sẽ được thái lát theo chiều ngang.
Nguyên tai nấm: Chỉ cần loại bỏ đất trên chân nấm và rửa sơ là có thể sử dụng được. Không cần phải rửa quá kỹ, vì tránh làm trôi các bào tử khiến giảm đi chất lượng nấm vốn có.
Bột nấm: Trước tiên bạn cần loại bỏ phần bùn đất nằm trên phần chân nấm, rồi rửa sơ và tiến hành sấy khô trước khi xay nhuyễn.
Cách sử dụng nấm linh chi
Nấm linh chi mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tùy theo sở thích của mỗi người mà cách sử dụng nấm linh chi khác nhau. Bạn có thể tham khảo dưới đây:
Sắc nước linh chi để uống
Để sắc nước linh chi uống, bạn nên chọn nấm đã được thái lát (dùng khoảng 50gr). Bạn cho nấm linh chi thái lát vào nồi đất cùng với 7 trái táo tàu (bổ đôi), 10gr cam thảo và có thể thêm 6 lát nấm thượng hoàng.
Bạn đổ khoảng 2 lít nước vào nồi và đun với lửa nhỏ khoảng 45 phút, rồi chắt nước ra lần thứ 1. Tiếp tục đổ thêm 1 lít nước lọc đun sôi thêm mỗi lần 45 phút nữa, để chắt ra nước lần 2 và lần 3.
Bạn nên uống từ 1 đến 2 lần và mỗi lần khoảng 150 ml/lần giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ giải độc, thanh lọc cơ thể, giúp đầu óc tỉnh táo hơn.
Pha trà linh chi
Bạn nên sử dụng nấm linh chi ở dạng bột. Bạn có thể dùng 75gr bột nấm linh chi cùng với nước sôi, để khoảng 10 phút thì vớt túi ra. Khi thưởng thức, bạn có thể dùng thêm 1 muỗng mật ong hòa tan với trà.
Bạn nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị mất ngủ, tăng cường trí nhớ.
Ngâm rượu nấm linh chi
Nếu ngâm rượu nấm linh chi, bạn nên chọn nấm nguyên tai để đảm bảo tính thẩm mỹ của rượu trong suốt thời gian dài. Muốn ngâm rượu nấm với thời gian ngắn thì bạn nên chọn loại nấm thái lát thì sẽ tiện lợi hơn.
Bạn nên xếp 240gr nấm linh chi vào bình thủy tinh 5 lít, rồi đổ đầy bình rượu 40 độ. Phía trên bạn nên để miếng gạc cho nấm linh chi không bị trồi lên trong quá trình ngâm.
Nên sử dụng rượu nấm linh chi với lượng nhỏ để cải thiện triệu chứng đau, chống viêm, kháng khuẩn tốt cho cơ thể.
Làm cách nào để chọn nấm linh chi chất lượng?
Đối với bề mặt, màu sắc
Nấm linh chi tốt, bề mặt nấm láng mịn, phủ lớp phấn màu nâu đỏ. Một tai nấm thường có 4 viền trở lên là nấm có chất lượng tốt, màu sắc đỏ ngả sang nâu thì càng tốt. Mặt trên của nấm có màu đỏ sẫm, mặt dưới của nấm có màu vàng chanh, xuất hiện các vết xước màu trắng.
Đối với hình dáng nấm
Bạn nên chọn nấm linh chi đỏ có kích thước vừa phải. Tuyệt đối không nên chọn tai nấm quá to, hãy chọn nấm có đường kính từ 16 – 17cm là được.
Đối với độ dày
Nấm linh chi có độ dày khoảng từ 1.5 – 2cm. Tùy vào môi trường sinh sống mà độ dày có thể ít hay nhiều hơn. Đối với loại nấm trong tự nhiên thường mỏng, nhưng nặng hơn các loại nấm được nuôi trồng.
Đối với mùi vị
Khi ngửi nấm linh chi thường có mùi thơm dễ ngửi, dù để lâu cũng không bị mọt ăn. Khi bạn pha với nước sẽ có vị đắng nhẹ, dễ uống. Các nước sau vẫn đắng, khi uống không hết sẽ có vị chua nhưng không phải bị hư.
Lượng bào tử
Nên chọn tai nấm có lượng bào tử nhiều vì dược tính sẽ tập trung ở lượng bào tử trên nấm linh chi.
Độ ẩm
Độ ẩm trong nấm được bảo quản lâu hơn, bạn có thể dùng 2 tai nấm, gõ 2 mặt sau với nhau để tạo âm thanh va đập. Nếu tiếng đanh, giòn thì nấm có độ ẩm ít, đang ở trạng thái khô.
Nấm linh chi có tác dụng phụ như thế nào?
Nấm linh chi có lợi cho sức khỏe nhưng nếu bạn lạm dụng hoặc chưa biết cách sử dụng thì vẫn gây ra tác dụng phụ như:
Gây bất lợi sức khỏe cho người có cơ địa nhạy cảm;
Những người dùng nấm linh chi suốt từ 1 – 4 tháng có nguy cơ mắc một số tác dụng phụ nhiều gấp 2 lần so với những đối tượng dùng giả dược.
Một số tác dụng phụ là đau dạ dày, mất ngủ, khô miệng hoặc những vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.
Một số loại thuốc tương tác với nấm linh chi
Nấm linh chi làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì thế, bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang điều trị vấn đề liên quan đến quá trình đông máu.
Ngoài ra nấm linh chi có thể xuất hiện tương tác nếu sử dụng cùng thuốc tiểu đường, thuốc cho bệnh nhân huyết áp cao.
Để đảm bảo an toàn khi dùng nấm linh chi, bạn cần tránh các loại thuốc sau:
- Diclofenac;
- Warfarin;
- Captopril;
- Aspirin;
- Clopidogrel;
- Amlodipin;
- Hydrochlorothiazide.
Nấm linh chi là thảo dược quý hiếm có lợi ích tốt cho sức khỏe. Song song cùng những lợi ích, nấm linh chi cũng là thảo dược có nhiều rủi ro gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy vào điều kiện của bệnh, bạn có thể tham khảo thêm thông tin và tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. Hãy luôn đảm bảo bản thân được an toàn khi sử dụng các sản phẩm từ nấm linh chi.
Để được tư vấn trực tiếp về Nấm linh chi là gì?. Bạn vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ. Hệ thống Nhà thuốc An Tâm – mang lại cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, niềm vui cho khách hàng và nhà thuốc.