Mụn trứng cá là một loại bệnh về da khá phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng viêm lỗ chân lông – nơi mồ hôi và tuyến bã nhờn tiết ra, vì thế bệnh thường xuất hiện ở người có làn da nhờn hoặc hỗn hợp. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này bạn cần tham khảo những thông tin dưới đây:
Mụn trứng cá là gì? Các loại mụn trứng cá
- Mụn trứng cá là một căn bệnh liên quan đến da khi các tuyến bã nhờn của da bị tắc nghẽn ở nang lông. Tình trạng này gây nên viêm nang lông là nguyên nhân hình thành mụn.
- Mụn trứng cá ở mức độ nhẹ chỉ là những nốt mụn đầu đen nhỏ, không gây đau đớn. Khi mụn trở nặng thành dạng mụn viêm, mụn nang, các nốt mụn sẽ trở nên sưng tấy và đau đớn. Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng phổ biến nhất là ở mặt, ở lưng và ngực.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Mụn trứng cá có rất nhiều loại khác nhau với những biểu hiện đa dạng. Các loại mụn trứng cá được biết đến cụ thể như sau:
- Mụn trứng cá đầu đen
- Mụn trứng cá đầu trắng
- Mụn trứng cá bọc
- Mụn trứng cá mủ
- Mụn trứng cá nang
Vị trí xuất hiện của mụn trứng cá trên da cũng rất đa dạng như: trán, thái dương, lông mày, mũi, 2 bên má, cằm, xung quanh miệng, quai hàm. Thậm chí có nhiều trường hợp xuất hiện mụn trứng cá ở lưng, ngực và cổ.
Nhiều người cho rằng chỉ có mụn trứng cá ở nữ giới nhưng thực sự mụn trứng cá ở nam giới cũng không hề hiếm. Thậm chí mức độ nghiêm trọng của mụn ở đàn ông còn nặng nề hơn so với phụ nữ.
Ai dễ bị mụn trứng cá
Mụn trứng cá là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ vị thành niên và giảm dần theo độ tuổi. Tuy nhiên đôi khi người lớn, đặc biệt là phụ nữ, vẫn có thể bị mụn.
Cơ chế hình thành mụn trứng cá
Bụi bẩn, mồ hôi, tế bào chết là những nguyên nhân gây nên bít tắc lỗ chân lông. Điều này tạo môi trường cho sự phát triển của các vi khuẩn gây ra mụn. Mỗi loại mụn sẽ có quá trình hình thành khác nhau:
- Mụn đầu đen do lỗ chân lông bít tắc, nhưng có phần đầu nang lông bị oxy hóa.
- Mụn đầu trắng do lỗ chân lông bị sưng, viêm tạo thành.
- Mụn viêm, mụn nang là giai đoạn sau của các loại mụn trên, khi nang lông bị tắc nghẽn trầm trọng kèm với sự tấn công của vi khuẩn. Các loại mụn này có thể có mủ và gây lây lan ra các vùng da khác.
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Người mắc bệnh trứng cá thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
- Rối loạn nội tiết tố khi dậy thì, mang thai, kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó uống thuốc tránh thai cũng có thể dẫn đến bệnh trứng cá.
- Thường xuyên ngủ muộn, thức khuya
- Lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, tinh thần suy sụp,… cũng là điều kiện để mụn bắt đầu hình thành;
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất, thành phần ăn thiếu các loại rau xanh, trái cây, ăn nhiều thức ăn nóng có nhiều dầu mỡ, ít uống nước
- Sử dụng nhiều bia, rượu, đồ uống có cồn, hút thuốc lá…
- Dùng mỹ phẩm kém chất lượng, trang điểm thường xuyên
- Vệ sinh da mặt không đảm bảo, không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm
- Rửa mặt nhiều lần trong ngày bằng xà phòng diệt khuẩn hay chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến làn da vốn mẫn cảm lại càng dễ bị kích ứng và nổi mụn nhiều hơn.
- Tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, dùng khăn mặt và khẩu trang chứa nhiều vi khuẩn.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Mề đay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cá
Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người mà mụn trứng có có những biểu hiện khác nhau. Một số loại mụn trứng cá thường gặp là:
- Mụn đầu trắng: Nằm trong lỗ chân lông kín
- Mụn đầu đen: Nằm trong lỗ chân lông hở, do tiếp xúc được với không khí bên ngoài nên chất nhờn chuyển sang màu sậm đen
- Mụn đỏ: Mụn ửng đỏ do viêm, có thể gồ lên bề mặt da
- Mụn mủ: Mụn nổi lên bề mặt da, trong có chứa mủ
- Mụn bọc: Mụn mủ phát triển to ra tạo thành bọc mủ, thường rất cứng, gây đau và viêm
- Mụn nang: Mụn bọc lớn, viêm nang lông.
Mụn thường xuất hiện ở phần mặt, vai, lưng, ngực nhưng chủ yếu là ở vùng mặt.
Vậy làm thế nào để điều trị mụn trứng cá?
Việc điều trị chủ yếu đánh vào cơ chế bệnh sinh mụn trứng cá và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Điều trị sớm, đúng thuốc, đúng phác đồ sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng như dát thâm, sẹo lồi, sẹo lõm…
Điều trị không dùng thuốc
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đời sống tinh thần thoải mái.
- Chăm sóc da mặt đúng cách, không nên tự ý nặn, lễ, hút mụn
Điều trị dùng thuốc
Tác động tại chỗ:
Lên vi khuẩn và viêm nang lông
- Sử dụng Benzoyle peroxide (BPO) nồng độ 2.5%, 5%, 10% có tác dụng diệt khuẩn, tiêu sừng
- Kháng sinh bôi: Erythromycine 2%, Clindamycine 1%
- Dung dịch lưu huỳnh 5%…
Trên tăng sừng
- Các Retinoid: tiêu sừng và ngăn ngừa hình thành nhân trứng cá. Các sản phẩm gồm có adapalene, tretinoin, tazarotene…
- Thuốc tiêu sừng khác: Benzoyle peroxide, Salicylic acid 2-3%, Azelaic acid 20%…
Tác động toàn thân:
Lên vi khuẩn và viêm nang lông
- Kháng sinh uống: doxycycline 100mg, Minocycline, Clindamycin, Azithromycine…chỉ định cho mụn trứng cá trung bình, nặng.
- Isotretinoin: dùng trong điều trị thể nặng hoặc khi các thuốc khác không đáp ứng. Tuy nhiên có thể gặp các tác dụng phụ như khô da, môi, mắt, trầm cảm và ảnh hưởng đến chức năng gan, tăng mỡ máu. Đặc biệt thuốc gây quái thai ở phụ nữ mang thai, vì vậy phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu dùng Isotretinoin cần áp dụng biện pháp tránh thai hiệu quả và tham vấn ý kiến bác sĩ khi muốn có thai. Đồng thời trong thời gian điều trị bằng Isotretinoin, cả nam và nữ tuyệt đối không được hiến máu.
Lên tăng tiết bã nhờn
- Isotretinoin
- Liệu pháp hóc-môn: cần cân nhắc trên từng bệnh nhân cụ thể trước khi sử dụng thuốc nhóm này bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc kháng Androgen (Spironolactone).
Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh
Các liệu pháp hỗ trợ khác bạn có thể tham khảo
- Lấy nhân mụn
- Lột da bằng hóa chất
- Đèn LED
- IPL (Intense Pulsed Light – Nguồn ánh sáng theo nhịp cường độ cao
- Liệu pháp quang động học
- Lăn kim vi điểm sóng cao tần
Cách ngăn ngừa mụn hiệu quả
Để phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá cũng như ngăn ngừa mụn mọc thêm, các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên bạn:
- Chăm sóc da đều đặn mỗi ngày, rửa mặt sạch trước khi đi ngủ, ngay khi ra đường về nhưng không chà xát da quá mạnh và quá thường xuyên, tôn trọng cấu trúc da. Không tự ý cạy, nặn mụn.
- Tránh để đổ mồ hôi quá nhiều. Tắm và lau sạch cơ thể khi ra nhiều mồ hôi.
- Nếu bị mụn mủ có thể bôi chế phẩm chứa kháng sinh, kháng khuẩn (khi dùng kháng sinh đường uống phải theo chỉ dẫn của bác sĩ), hoặc có thể sử dụng một số chế phẩm giúp giảm sừng hóa, tan nhân mụn.
- Không thoa các loại mỹ phẩm lên da, đặc biệt là dạng kem, dạng dầu…
- Không dùng corticoide.
- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tinh thần thỏa mái, giảm stress.
- Kiêng ăn các thức ăn ngọt – béo như chè, bánh ngọt, chocolate, xoài, sầu riêng…
- Tránh để táo bón
KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin tổng quan về mụn trứng cá.
Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.