Hỏi:
Chào bác sĩ: Tôi đã điều trị bệnh lao hạch được 1 năm rồi và cho tôi hỏi lao hạch có tái phát không ạ?
Nguyễn văn Thông (1997)
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Cắt bao quy đầu không đau
Trả lời:
Chào Anh,
Lao hạch có tái phát không? Lao hạch thường gặp ở vùng cổ. Các hạch viêm thông thường (do thương tổn răng, miệng, mũi…) là nơi vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch.
Thời gian điều trị lao hạch là 12 tháng, bệnh nhân cần được theo dõi về tình trạng dung nạp thuốc lao và các tác dụng phụ của thuốc lao trong những tuần đầu điều trị.
Bệnh nhân được tái khám hàng tháng để xem xét tình trạng hạch, nếu hạch to lên hay áp xe hóa mủ (sau 2-3 tháng điều trị), khi đó bệnh nhân sẽ được can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật nạo hạch hay dẫn lưu mủ. Nên thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh hay tìm AFB và cấy làm kháng sinh đồ để xem xét lại chẩn đoán.
Sau 8 tháng điều trị lao, hạch không phát triển hay nhỏ đi hoặc không sờ thấy, lâm sàng cải thiện, khi đó việc điều trị được xem như hoàn thành.
Thất bại điều trị dựa vào thời gian xuất hiện kéo dài hay trở lại các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng xãy ra trong thời gian điều trị đã được ít nhất 6 tháng.
Lao hạch có tái phát không? Theo TS. BS Võ Mộng Thoa Thạc sĩ y khoa tại trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh việc tái phát dựa vào thời gian sự xuất hiện trở lại các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng xảy ra sau khi hoàn thành điều trị. Nếu bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc trước 8 tháng, bỏ dở việc điều trị khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm, sẽ không những không khỏi bệnh, mà bệnh còn nhanh tái phát trở lại. Nguy hiểm hơn là vi khuẩn lao sẽ trở nên kháng thuốc, khiến việc điều trị sau này gặp khó khăn hơn.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú có tốt không?

Nguyên nhân gây ra bệnh lao hạch
Lao hạch có tái phát không? Nguyên nhân chủ yêu gây ra bệnh thường là trực khuẩn lao như Mycobacterium tuberculosis, M. bovis, M. africanum. Bên cạnh đó còn có các loại trực khuẩn không điển hình gây ra lao hạch ở người như: M. scrofulaceum, M.avium – intracellulare và M. kansasii,…
Các loại trực khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế xâm nhập đường bạch huyết khi niêm mạc mũi, miệng tổn thương hoặc nhiễm khuẩn. Không chỉ gây ra lao hạch mà trong một số trường hợp trực khuẩn có thể khiến toàn bộ cơ thể bị nhiễm khuẩn lao và hạch xuất hiện trên khắp cơ thể. Đặc biệt đối với các bệnh nhân HIV/AIDS có hệ miễn dịch bị phá huỷ trầm trọng sẽ dễ dàng mắc lao hạch.
Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe
- Cảm ơn Anh đã đặt câu hỏi tôi đã điều trị bệnh lao hạch được 1 năm rồi và cho tôi hỏi lao hạch có tái phát không ạ? tới NHÀ THUỐC AN TÂM. Trân trọng!
- Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 0937542233
- Được giải đáp bởi: TS. BS Võ Mộng Thoa Thạc sĩ y khoa tại trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh