Bệnh lý này làm cản trở dòng máu lưu thông về tim gây đau đớn, bầm đỏ, sưng tím thậm chí dẫn đến vấn đề về hô hấp. Vì thế mà việc hiểu về bệnh, nguyên nhân gây bệnh cũng như có các chẩn đoán sớm để có những biện pháp điều trị bệnh kịp thời. Cùng nhà thuốc An Tâm theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về căn bệnh này nhé!
1. Giới thiệu về huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (HKTMSCD) là hiện tượng xuất hiện máu đông bên trong tĩnh mạch gồm vùng cẳng chân, đùi, khoeo, chậu và tĩnh mạch chủ dưới, dẫn đến tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn dòng máu trong tĩnh mạch.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh và triệu chứng
2.1. Nguyên nhân gây bệnh
- Ung thư
- Yếu, liệt cơ hay bất động chi dưới như tình trạng bó bột, hậu phẫu thuật,…
- Tình trạng tăng đông máu (thiếu protein C, S, Antithrombin, biến dị Prothrombin G20210A,…)
- Người cao tuổi (hơn 70 tuổi)
- Suy tim, suy hô hấp
- Nhồi máu cơ tim, đột quỵ
- Béo phì
- Nhiễm trùng
2.2. Triệu chứng gây bệnh
– Triệu chứng lâm sàng
- Cảm giác đau khi sờ, gấp mặt mu bàn chân vào cẳng chân
- Da chân nóng
- Tăng trương lực
- Nổi ban đỏ
- Giãn tĩnh mạch nông
- Giảm vận động
- Tăng chu vi của đùi, bắp chân lên khoảng 3cm so với bình thường
- Phù mắt cá chân
Chân sẽ sưng phù hơn so với bình thường
– Triệu chứng cận lâm sàng
- Kiểm tra D-Dimer: Đây là sản phẩm phụ làm tan Fibrin và tan huyết khối. Xét nghiệm D-Dimer với phương pháp ELISA sẽ có độ nhạy khoảng 95%.
- Siêu âm Doppler tĩnh mạch: Cho thấy huyết khối lấp đầy trong tĩnh mạch dẫn đến việc tĩnh mạch ấn không xẹp hay xẹp một phần và xuất hiện khuyết màu.
- Chụp tĩnh mạch cản quang: Công cụ chẩn đoán chính xác tuy nhiên độ phổ biến không bằng siêu âm vì sẽ không thể xâm lấn dễ dàng hơn.
3. Chẩn đoán bệnh
3.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định sẽ dựa trên những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, khai thác các yếu tố nguy cơ thúc đẩy và đánh giá nguy cơ mắc bệnh để có lựa chọn xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán chính xác bệnh.
Với bệnh nhân xác suất mắc bệnh thấp sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm D-Dimer còn người có xác suất trung bình hoặc cao được chỉ định siêu âm Doppler tĩnh mạch.
Bảng thang điểm Wells đánh giá nguy cơ lâm sàng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
STT |
Yếu tố nguy cơ |
Điểm |
1 |
Ung thư đang điều trị hoặc mới phát hiện trong khoảng 6 tháng |
+1 |
2 |
Yếu, liệt cơ, bất động chi dưới (bó bột,…) |
+1 |
3 |
Nằm liệt giường hơn 3 ngày hoặc mới trải qua phẫu thuật lớn trong 4 tuần |
+1 |
4 |
Đau dọc theo hệ đường đi của tĩnh mạch sâu |
+1 |
5 |
Sưng toàn bộ chi dưới |
+1 |
6 |
Bắp chân sưng hơn 3cm so với bình thường |
+1 |
7 |
Phù ấn lõm |
+1 |
8 |
Giãn tĩnh mạch nông |
+1 |
9 |
Chẩn đoán bệnh khác |
-2 |
Xác suất lâm sàng HKTMSCD |
Tổng điểm |
|
Thấp |
< 1 |
|
Trung bình |
1 – 2 |
|
Cao |
3 |
3.2. Chẩn đoán phân biệt
Các bệnh lý có triệu chứng lâm sàng tương tự với HKTMSCD:
- Viêm mô tế bào: suy tĩnh mạch chi dưới, tiểu đường, tắc mạch bạch huyết.
- Vỡ kén Baker: sưng và đau đột ngột ở bắp chân.
- Tụ máu trong cơ: rối loạn đông máu (dùng thuốc chống đông quá liều, xơ gan,…)
- Phù do thuốc.
- Tắc mạch bạch huyết.
Vỡ kén Baker dẫn đến đau và sưng đột ngột
3.3. Chẩn đoán nguyên nhân
– Thuyên tắc huyết khối:
- Được khuyến cáo khai thác về tiền sử y khoa để tìm ra yếu tố nguy cơ thuận lợi gây ra bệnh.
– Rối loạn đông máu:
- Trước khi điều trị kháng vitamin K và sau khi ngừng dùng kháng vitamin K (tối thiểu 2 tuần) là khoảng thời gian tốt nhất để xét nghiệm Protein C, S.
– Bệnh lý ung thư:
- Triệu chứng lâm sàng: nổi hạch, giảm cân bất ngờ, ho ra máu, đái ra máu, đại tiện ra máu,…
- Thăm dò cận lâm sàng (thường quy): chụp X-quang tim, phổi, siêu âm phần phụ, ô bụng, phiến đồ âm đạo, xét nghiệm nước tiểu, công thức máu,…
- Thăm dò cận lâm sàng (mở rộng): chụp cắt lớp CT ngực, ổ bụng, soi đại tràng, dạ dày và xét nghiệm dấu ấn ung thư.
4. Điều trị bệnh
4.1. Giai đoạn cấp (0 đến 10 ngày)
– Thuốc chống đông: chỉ định điều trị bằng thuốc chống đông cho bệnh nhân nếu:
- Bệnh nhân bị HKTMSCD giai đoạn cấp.
- Bệnh nhân bị HKTMSCD đoạn xa có triệu chứng từ cẳng đến bàn chân.
- Bệnh nhân bị HKTMSCD đoạn xa không triệu chứng.
- Bệnh nhân có xác suất lâm sàng cao và trung bình.
– Phương pháp khác: bên cạnh dùng thuốc thì có thể điều trị bằng các phương pháp sau:
- Tiểu sợi huyết đường toàn thân: cân nhắc cho trường hợp huyết khối lớn cấp tính (hơn 14 ngày) ở vùng đùi – chậu, bệnh nhân tiên lượng sống hơn 1 năm, có nguy cơ hoại tử chi.
- Lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới: bệnh nhân bị HKTMSCD đoạn gần chống chỉ định dùng thuốc chống đông hoặc người bị tái thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.
- Phẫu thuật: bệnh nhân có huyết khối lớn cấp tính ở vùng chậu – đùi, toàn trạng tốt, tiên lượng sống hơn 1 năm hoặc có nguy cơ ngoại tử cao.
- Đeo vớ hay băng chun áp lực y khoa: chỉ định sớm cho bệnh nhân và duy trì ít nhất 2 năm.
- Vận động sớm: khuyến khích vận động từ khi đeo tất và băng chun áp lục y khoa.
Vớ áp lực y khoa giúp lưu thông máu tốt
4.2. Giai đoạn duy trì (10 ngày đến 3 tháng)
Bệnh nhân bị HKTMSCD đều được khuyến cáo điều trị bằng thuốc chống đông máu ít nhất 3 tháng. Đối với trường hợp có yếu tố thúc đẩy tạm thời hoặc nguy cơ chảy máu cao thì không nên dùng thuốc quá 3 tháng.
Thời gian điều trị sẽ có thể từ 6 đến 12 tháng với bệnh nhân chọn lọc như huyết khối tĩnh mạch có yếu tố thúc đẩy (ung thư) hay không rõ nguyên căn.
4.3. Giai đoạn duy trì kéo dài (hơn 3 tháng)
Thuốc chống đông sẽ được chỉ định duy trì kéo dài cho bệnh nhân:
- Có yếu tố thúc đẩy: khuyến cáo dùng thuốc chống đông trong 3 tháng.
- Không có yếu tố thúc đẩy: khuyến cáo dùng thuốc chống đông ít nhất 3 tháng.
- Không rõ yếu tố thúc đẩy, có nguy cơ chảy máu thấp: khuyến cáo dùng thuốc chống đông kéo dài.
- Không rõ yếu tố thúc đẩy, mắc bệnh tái phát: khuyến cáo dùng thuốc chống đông kéo dài.
- Nguyên nhân bẩm sinh, nguy cơ tắc cao: khuyến cáo dùng thuốc chống đông kéo dài nếu nguy cơ chảy máu thấp.
- Ung thư tiến triển, nguy cơ chảy máu thấp: khuyến cáo dùng Heparin TLPT thấp trong khoảng từ 3 đến 6 tháng rồi duy trì dùng thuốc chống đông kéo dài.
- Ung thư tiến triển, nguy cơ chảy máu cao: khuyến cáo dùng thuốc chống đông kéo dài.
4.4. Điều trị biến chứng
Hội chứng hậu huyết khối là triệu chứng suy tĩnh mạch mạn tính, xuất hiện hậu HKTMSCD với các dấu hiệu như đau, phù, loét, loạn dưỡng.
Có thể chẩn đoán biến chứng này bằng siêu âm Doppler, dòng trào ngược tĩnh mạch đùi, khoeo trên 1 giây và trong tĩnh mạch sâu cẳng chân trên 0,5 giây.
Hội chứng này có 3 cách để điều trị:
- Nội khoa: băng chun, đeo tất áp lục y khoa kết hợp với vận động phục hồi chức năng và uống thuốc trợ tĩnh mạch.
- Can thiệp: đặt Stent tĩnh mạch ở đùi, chậu.
- Phẫu thuật: ghép hoặc chuyển đoạn tĩnh mạch sâu tạo thành hình van tĩnh mạch sâu mới.
Can thiệp đặt Stent để điều trị biến chứng hậu huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những chia sẻ hữu ích về huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Nhà thuốc An Tâm hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức về căn bệnh này và phối hợp điều trị với bác sĩ bằng các phương pháp thích hợp. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn về thuốc chống đông máu, bạn có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0937 54 22 33 để được hỗ trợ giải đáp nhiệt tình.